Nga tăng cường đưa dầu về hướng đông làm giảm xuất khẩu dầu thô của Iran sang Trung Quốc

Thứ sáu, 20/05/2022 10:14 AM - 0 Trả lời

(CLO) Kể từ khi xung đột Nga – Ukraine bùng nổ, xuất khẩu dầu của Iran sang Trung Quốc đã giảm khi Bắc Kinh tăng cường mua dầu giá rẻ của Nga.

Nguồn cung dầu thô của Iran cho Trung Quốc đã giảm mạnh kể từ khi bắt đầu chiến tranh Ukraine, do Bắc Kinh ưa thích nhập khẩu các thùng của Nga được chiết khấu mạnh, khiến khoảng 40 triệu thùng dầu của Iran tại các tàu chở dầu trên biển ở châu Á chật vật tìm kiếm người mua.

Các biện pháp trừng phạt do Hoa Kỳ và châu Âu áp đặt để đáp trả cuộc chiến của Moscow vào Ukraine vào ngày 24/2 đã thúc đẩy Nga tìm kiếm các khách hàng nhập khẩu nhiều xăng dầu ở phía đông, cụ thể là Trung Quốc – vốn là nhà nhập khẩu nguyên liệu hoá thạch của Iran và Venezuela - cả hai đều đang bị phương Tây trừng phạt. 

nga tang cuong dua dau ve huong dong lam giam xuat khau dau tho cua iran sang trung quoc hinh 1

Các bồn chứa dầu và khí đốt tại một kho dầu tại một cảng ở Chu Hải, Trung Quốc. Ảnh: Reuters.

Dầu Iran bị cạnh tranh

Theo thống kê của các chủ hàng, khoảng 20 tàu chở dầu của Iran đã neo đậu gần Singapore vào giữa tháng Năm.

Một số tàu chở dầu đã được thả neo từ tháng Hai, nhưng số lượng tàu chứa dầu của Iran đã tăng nhanh kể từ tháng Tư, theo các nguồn thương mại và vận chuyển, khi nhiều dầu của Nga di chuyển về phía đông.

Theo dữ liệu và phân tích của Kpler, khối lượng dầu của Iran trong kho nổi gần Singapore đã tăng lên 37 triệu thùng vào giữa tháng 5 từ mức 22 triệu thùng vào đầu tháng 4.

Ngay sau cuộc xung đột bùng nổ, Mỹ đã hạn chế nhập khẩu dầu của Nga và Liên minh Châu Âu đang cân nhắc việc cấm vận theo từng giai đoạn, khiến Nga phải gửi thêm nhiều mặt hàng dầu đến Châu Á.

Nga có thể chuyển hướng hơn một nửa xuất khẩu của mình sang Đông Nam Á, đặc biệt là Trung Quốc ... và điều đó đang gây rủi ro đáng kể cho các chuyến hàng dầu của Iran ", Hamid Hosseini, thành viên hội đồng quản trị của Liên minh các nhà xuất khẩu dầu, khí và sản phẩm hóa dầu của Iran tại Tehran, chia sẻ với hãng tin Reuters.

Được biết, ngành công nghiệp dầu mỏ của Iran đã gặp khó khăn trong nhiều năm do hậu quả của các lệnh trừng phạt của Mỹ đối với chương trình hạt nhân của Tehran, và nước này từ lâu đã phụ thuộc vào việc mua dầu của Trung Quốc để giữ cho nền kinh tế phát triển.

Xuất khẩu của Iran sang Trung Quốc ước tính đạt 700.000 đến 900.000 thùng mỗi ngày (bpd) vào tháng 3, theo dữ liệu và tính toán của công ty tư vấn.

Tuy nhiên, theo Iman Nasseri, Tổng giám đốc khu vực Trung Đông của công ty tư vấn FGE, các lô hàng đã giảm từ 200.000 đến 250.000 thùng/ngày trong tháng 4, có nghĩa là nước này đang mất khoảng một phần tư hoặc một phần ba sản lượng xuất khẩu dầu.

Kpler tuyên bố rằng Iran vận chuyển trung bình 930.000 thùng/ngày, chủ yếu đến Trung Quốc, trong quý đầu tiên và ước tính đầu tháng 4 là 755.000 thùng/ngày, mặc dù con số đó có thể bị thay đổi do khó khăn trong việc theo dõi doanh số bán hàng của Iran.

Thương mại chịu cấm vận

"Trung Quốc rõ ràng đang mua nhiều lô hàng Urals của Nga hơn." Xuất khẩu của Ural sang Trung Quốc đã tăng hơn gấp ba lần. Homayoun Falakshahi, nhà phân tích cấp cao tại Kpler nhận định.

Trung Quốc, nước có tổng lượng dầu nhập khẩu gần đây đã giảm do phong toả vì đại dịch COVID-19, cũng là khách hàng chính của Nga về dầu thô ESPO Blend.

Ba nguồn tin nói với Reuters rằng Iran và Nga đã liên lạc thường xuyên trong những tuần gần đây để thảo luận về cách thức mua bán dầu theo lệnh trừng phạt.

Theo một nguồn tin, phía Nga muốn nghiên cứu cách Iran xử lý giao thông vận tải, thương mại và ngân hàng, và hai bên thậm chí còn xem xét việc thành lập các công ty hợp tác, ngân hàng và tiền tệ.

Theo một nguồn tin khác, sẽ có thêm các cuộc đàm phán khi Phó Thủ tướng Nga Alexander Novak thăm Iran vào tuần tới.

Tuy nhiên, các cuộc đàm phán đã không làm giảm sự cạnh tranh đối với dầu thô Ural của Nga và Iran, vốn thường nặng hơn và có hàm lượng lưu huỳnh lớn hơn, khiến chúng đắt hơn để chế biến so với dầu của Nga.

Thế nhưng, theo chia sẻ của một nhà môi giới của một công ty lọc dầu Trung Quốc: "Không ai còn nhìn vào dầu thô của Iran nữa vì loại của Nga có chất lượng tốt hơn và rẻ hơn nhiều." Chính vì thế, "Những người bán dầu ở Iran đang phải chịu áp lực rất lớn".

Ông nhận định, dầu thô Nga Ural được vận chuyển đến Trung Quốc được bán với giá chiết khấu 9 USD so với dầu Brent giao tháng 6, do đó các thùng dầu của Iran phải được bán với mức chiết khấu từ 12 đến 15 USD mới có thể cạnh tranh.

Một thương nhân châu Âu giải thích: “Bạn có thể mua hợp pháp dầu của Nga với giá chiết khấu, nhưng dầu của Iran vẫn bị trừng phạt, vì vậy mọi người sẽ có lựa chọn dễ dàng hơn”, đề cập đến các hạn chế chặt chẽ hơn của Mỹ đối với xuất khẩu của Iran.

Các sản phẩm chế biến và thô của Nga cũng đang thâm nhập vào các thị trường khác, đặc biệt là Ấn Độ và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE).

Qua đó, lượng dầu nhiên liệu của Nga đến trung tâm lưu trữ Fujairah của UAE dự kiến sẽ tăng 125% trong tháng 5 lên khoảng 2,5 triệu thùng.

Trong khi đó, Ấn Độ đã tăng mua dầu thô của Nga. Theo Kpler, đến đầu tháng 6, Ấn Độ sẽ nhập khẩu hơn 30 triệu thùng trong ba tháng trước đó, tăng hơn gấp đôi tổng lượng nhập khẩu vào năm 2021.

Lê Na (Theo Al Jazzera)

Bình Luận

Tin khác

ROX Group: Khi sức sống thương hiệu đến từ nền tảng văn hóa

ROX Group: Khi sức sống thương hiệu đến từ nền tảng văn hóa

(NB&CL) Lịch sử gần ba thập kỷ phát triển đã giúp ROX Group (tiền thân là TNG Holdings Vietnam) trang bị cho thương hiệu bản sắc văn hóa và sức bật nội tại. Ban lãnh đạo Tập đoàn vững tin rằng nền tảng văn hóa mang lại sức sống và sinh khí mới cho thương hiệu ROX.

Thị trường - Doanh nghiệp
Năm 2024: Sacombank tăng tốc kinh doanh và chuyển đổi số, đặt mục tiêu tái cơ cấu thành công trước hạn

Năm 2024: Sacombank tăng tốc kinh doanh và chuyển đổi số, đặt mục tiêu tái cơ cấu thành công trước hạn

(CLO) Ngày 26/4/2024, Đại hội đồng cổ đông Sacombank đã họp thường niên, thông qua kết quả năm 2023 và kế hoạch năm 2024 với mục tiêu “Tăng tốc hoạt động kinh doanh, nâng cao hiệu quả trên nền tảng số” cùng với kỳ vọng tái cơ cấu thành công trước thời hạn.

Thị trường - Doanh nghiệp
Vietbank báo cáo hoàn thành tăng vốn điều lệ và thông qua kế hoạch chia cổ tức 25%

Vietbank báo cáo hoàn thành tăng vốn điều lệ và thông qua kế hoạch chia cổ tức 25%

(CLO) Ngày 26/4/2024, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín (Vietbank - VBB) tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên bằng hình thức trực tuyến. Năm 2024, Vietbank hướng đến mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận trước thuế đạt 29% và kiểm soát nợ xấu ở mức dưới hoặc bằng 2,5%.

Thị trường - Doanh nghiệp
Gạo Việt Nam tiếp thục 'thăng hạng', xuất khẩu 3 tháng đạt 1,43 tỷ USD

Gạo Việt Nam tiếp thục "thăng hạng", xuất khẩu 3 tháng đạt 1,43 tỷ USD

(CLO) Quý I/2024, xuất khẩu gạo của Viêt Nam tăng trưởng 2 con số ở cả về lượng, kim ngạch và giá bán, đồng thời tiếp tục chiếm lĩnh các thị trường trọng điểm.

Thị trường - Doanh nghiệp
UDIC lần thứ 6 được vinh danh Top 10 Nhà thầu xây dựng năm 2024

UDIC lần thứ 6 được vinh danh Top 10 Nhà thầu xây dựng năm 2024

(CLO) Việc UDIC được vinh danh Top 10 Nhà thầu xây dựng năm 2024, tiếp tục khẳng định sự nỗ lực thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ, đẩy mạnh tái cơ cấu, ứng dụng công nghệ vào sản xuất, kinh doanh nhằm nâng cao nội lực, biến thách thức thành cơ hội...

Thị trường - Doanh nghiệp