Nga, Trung Quốc tăng tốc “khử” đồng USD

Thứ ba, 05/01/2021 18:43 PM - 0 Trả lời

(CLO) Nga và Trung Quốc đang đẩy nhanh quá trình "khử" đồng USD bằng việc tăng thanh toán bằng đồng nội tệ trong giao dịch thương mại song phương lên mức 25%, nhằm nhanh chóng thoát phụ thuộc khỏi đồng USD sau nhiều năm “ấp ủ”.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh: Getty

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh: Getty

Tờ RT dẫn lời Đại sứ Nga tại Trung Quốc – ông Andrey Denisov cho hay, Mátxcơva và Bắc Kinh đã tăng tỉ trọng thanh toán bằng đồng tiền tệ quốc gia lên mức 25% trong năm nay, một con số lớn hơn nhiều so với mức khiêm tốn 2% của 7 năm trước.

“Tỉ trọng đồng tiền quốc gia trong quan hệ [thương mại] giữa nước Nga với Trung Quốc đang tăng đều đặn, đạt 25% trong 9 tháng vừa qua. Đây là một bước tiến khá ngoạn mục”, theo ngài Đại sứ.

Theo ông Denisov, quá trình chuyển đổi thương mại lẫn nhau sang đồng tiền tệ quốc gia thực sự vẫn còn gặp rất nhiều thách thức, đổi lại, đây là việc hoàn toàn cần thiết trong điều kiện địa chính trị hiện nay.

“Trung Quốc và Nga không phải là những nước duy nhất chịu ảnh hưởng, nhiều quốc gia buộc phải lựa chọn chia tay với đồng USD, vì nó không những là một công cụ tài chính mà còn là đòn bẩy chính trị mang nhiều sức ảnh hưởng”, Đại sứ Nga nhấn mạnh.

Trung Quốc và Nga trong những năm gần đây luôn chú trọng việc thúc đẩy thanh toán bằng tiền tệ quốc gia trong thương mại song phương, giảm phụ thuộc vào đồng USD. Ảnh: RT

Trung Quốc và Nga trong những năm gần đây luôn chú trọng việc thúc đẩy thanh toán bằng tiền tệ quốc gia trong thương mại song phương, giảm phụ thuộc vào đồng USD. Ảnh: RT

Cụ thể, vào đầu năm 2019, Trung Quốc và Nga đã ký một thỏa thuận liên chính phủ để chuyển đổi sang tiền tệ quốc gia trong thương mại song phương. Kể từ đó, Mátxcơva và Bắc Kinh đã đồng ý tăng các giao dịch thương mại bằng đồng tiền quốc gia lên tới 50%. Thương mại song phương giữa Trung Quốc và Nga dự kiến vượt 100 tỷ USD vào cuối năm 2019.

Theo RT, quý đầu tiên của năm 2020 đã đánh dấu mốc lần đầu tiên trong giao dịch thương mại giữa Nga và Trung Quốc, tỷ lệ đồng USD được sử dụng thấp hơn 50%. Vào cùng kỳ 4 năm trước, đồng USD của Mỹ chiếm tới hơn 90% các giao dịch tiền tệ giữa Nga và Trung Quốc.

Mátxcơva và Bắc Kinh đã thực hiện các bước quan trọng nhằm loại bỏ các rào cản có thể cản trở mối quan hệ hợp tác đang phát triển nhanh chóng. Hai quốc gia cũng công bố mục tiêu đầy tham vọng là tăng gấp đôi khối lượng thương mại lên 200 tỷ USD vào năm 2024.

Không những vậy, sự dịch chuyển ra khỏi đồng USD cũng có thể được nhìn thấy trong thương mại của Nga với các khu vực khác trên thế giới, chẳng hạn như Liên minh Châu Âu (EU). Kể từ năm 2016 đến nay, thương mại giữa Nga và EU được thanh toán chủ yếu bằng đồng euro, với thị phần đôi lúc chiếm 46%.

Vào hồi tháng 1 năm ngoái, Ngoại trưởng Nga - ông Sergei Lavrov đã gọi việc đẩy mạnh “khử đồng bạc xanh là một phản ứng khách quan đối với sự khó lường của chính sách kinh tế Mỹ và sự lạm dụng của Washington với vị thế của đồng USD như một loại tiền tệ dự trữ thế giới, sử dụng nó như một vũ khí để trừng phạt các quốc gia khác.”

Vai trò suy giảm của đồng USD trong thương mại quốc tế chủ yếu được cho là do cuộc thương chiến nổ ra giữa Mỹ và Trung Quốc vào năm 2018. Mối quan hệ song phương ngày càng xấu đi vào năm 2020, sau khi các chính trị gia của Nhà Trắng liên tục đưa ra cáo buộc cho rằng Bắc Kinh đã che giấu nguồn gốc và mức độ bùng phát nghiêm trọng của Covid-19, khiến cho thế giới bị “xáo trộn” và Tổng thống Donald Trump gọi đại dịch này là “virus Trung Quốc”.

Hương Vũ 

                                                    

                                                                                     

Tin khác

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị của Ban Bí thư về “Đẩy mạnh công tác BHYT trong tình hình mới”

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị của Ban Bí thư về “Đẩy mạnh công tác BHYT trong tình hình mới”

(CLO) Ngày 16/4, BHXH Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW ngày 07/9/2009 của Ban Bí thư về “Đẩy mạnh công tác Bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”.

Tài chính - Bảo hiểm
Cục Hải quan Hà Nam Ninh đối thoại với các doanh nghiệp

Cục Hải quan Hà Nam Ninh đối thoại với các doanh nghiệp

(CLO) Ngày 16/4, tại TP. Ninh Bình, Cục Hải quan Hà Nam Ninh tổ chức hội nghị đối thoại Hải quan - Doanh nghiệp năm 2024 để phổ biến một số chính sách, pháp luật và giải đáp vướng mắc liên quan đến công tác quản lý hải quan trên địa bàn.

Kinh tế vĩ mô
Sắp có chính sách ưu đãi khuyến khích phát triển ngành công nghiệp phụ trợ đường sắt

Sắp có chính sách ưu đãi khuyến khích phát triển ngành công nghiệp phụ trợ đường sắt

(CLO) Bộ Công Thương vừa ban hành chương trình hành động nhằm cụ thể hóa Nghị quyết của Chính phủ về định hướng phát triển ngành đường sắt đến năm 2030.

Kinh tế vĩ mô
Imexpharm (IMP) lãi kỷ lục, dự kiến chia cổ tức tỷ lệ 20%

Imexpharm (IMP) lãi kỷ lục, dự kiến chia cổ tức tỷ lệ 20%

(CLO) CTCP Dược phẩm Imexpharm (IMP) ghi nhận lợi nhuận cao nhất từ trước đến nay. Công ty dự định chia cổ tức 10% bằng tiền mặt và 10% bằng cổ phiếu.

Tài chính - Bảo hiểm
NHNN đề nghị loạt Bộ, ngành cùng phối hợp để quản lý vàng

NHNN đề nghị loạt Bộ, ngành cùng phối hợp để quản lý vàng

(CLO) Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa có văn bản gửi các Bộ, ngành chức năng đề nghị phối hợp triển khai chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ trong công tác quản lý thị trường vàng.

Thị trường - Doanh nghiệp