Ngân hàng lưu động Agribank và niềm tin của người dân miền cao nguyên đất đỏ

Thứ năm, 15/11/2018 09:00 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Dịch vụ ngân hàng lưu động của Agribank kể từ khi triển khai (cuối 2017) đến nay đã đem lại những hiệu quả rõ rệt: giảm bớt thời gian đi lại của bà con khi thực hiện các giao dịch với ngân hàng, thu hẹp khoảng cách giàu nghèo giữa thành thị và nông thôn, góp phần đẩy lùi nạn tín dụng đen đang len lỏi khắp các miền quê. Trên cả nước, đến tháng 9/2018, Agribank đã thực hiện trên 184.075 bút toán giao dịch, phục vụ trên 196.874 khách hàng tại 229 xã.

Những chuyến xe mang niềm tin đến cho người dân miền cao nguyên đất đỏ

Tây Nguyên với địa hình thật nhiều cao nguyên, núi đồi, thừa nắng, gió và phù sa màu mỡ của đất đỏ bazan… nhưng lại chưa nhiều những chi nhánh hoặc phòng giao dịch ngân hàng. Bởi vậy để được trải nghiệm những tiện ích ngân hàng hiện đại, người dân nơi đây đã phải vượt những quãng đường xa xôi, heo hút với thật nhiều những bất an trong suốt hành trình ấy. Theo thống kê của Agribank, khu vực Tây Nguyên bình quân 18 xã mới có một phòng giao dịch; khu vực Trung du, miền núi phía Bắc bình quân 15 xã mới có một phòng giao dịch. Có địa bàn khoảng cách từ xã xa nhất đến phòng giao dịch hơn 60km. Bên cạnh đó, bình quân một cán bộ tín dụng quản lý 800 - 1.000 hộ vay vốn trong điều kiện đi lại khó khăn… Từ thực tế trên, Agribank đã triển khai mô hình điểm giao dịch lưu động bằng ô tô chuyên dùng nhằm phục vụ tốt hơn nữa khách hàng tại vùng sâu vùng xa.

Đến Đăk Glong - Đăk Nông chúng tôi được cùng bà con trải nghiệm dịch vụ ngân hàng hiện đại trên ô tô chuyên dùng của Agribank và được lắng nghe tiếng nói đầy hân hoan của khách hàng. Gặp chúng tôi, chị Lê Thị Hồng ở xã Quảng Sơn - huyện Đăk Glong - Đăk Nông như có cơ hội được “trải lòng” về hoạt động giao dịch với ngân hàng của chị: “Tôi vui lắm, vì bây giờ vay tiền hay gửi tiền không phải đi đoạn đường hơn 35km nữa, xa lắm, lo lắm... Bây giờ, nhờ có ngân hàng lưu động của Ngân hàng Nông nghiệp tôi chỉ cần đến trụ sở xã là có thể giao dịch được. Nhân viên ngân hàng ăn nói ngọt lắm, hòa đồng lắm, các thủ tục nhanh lắm...”. Cứ thế, chúng tôi như bị cuốn hút vào những bộc bạch thật tự nhiên, chân thành của chị. Thế rồi, cũng đến lúc tạm biệt chúng tôi, chị Hồng cười tươi, dắt cậu con trai khoảng 6-7 tuổi lên chiếc xe máy trở về nhà. Nụ cười của chị vẫn còn in đậm trong nắng vàng lóng lánh và gió chiều phơi phới của Tây Nguyên đầu mùa khô.

Cũng tại điểm giao dịch lưu động Agribank tại xã Quảng Sơn - Đăk Glong - Đăk Nông, vừa giao dịch xong, chị Thái Thị Vân cũng không giấu được niềm vui chia sẻ với chúng tôi: “Giao dịch ngân hàng bây giờ tiện lắm, tôi có thể chủ động đi một mình đến điểm giao dịch lưu động chứ không cần phải có chồng đi cùng như trước, vì đi xa cũng sợ. Tôi đến đây để vay vốn kinh doanh hàng tạp hóa và trả lãi - gốc đầy đủ... Bây giờ thì ngân hàng lưu động mở cách ngày, giá mà ngân hàng lưu động mở hằng ngày thì tốt, nhưng như thế thì các cán bộ cũng vất vả vì phải đi ô tô xa…”

Báo Công luận
Ngân hàng lưu động Agribank đã mang đến nhiều tiện ích cho khách hàng. 
Và như thế, chúng tôi nhận ra rằng: Đối với khách hàng khu vực Tây Nguyên và khu vực miền núi vùng sâu vùng xa trên khắp cả nước nói chung, Agribank đã thực sự đem đến niềm an vui không gì có thể sánh được. Để có thể đem đến thật nhiều tiện ích cho khách hàng, ở những buôn làng xa xôi nhất, những cán bộ Agribank đã phải cần mẫn thực hiện nhiệm vụ mỗi ngày, phải đi làm từ sáng sớm khi núi rừng còn mờ sương và trở về nhà khi màn đêm đã buông xuống, trên con đường gập ghềnh, lồi lõm. Khách hàng hài lòng và chia sẻ với khó khăn của cán bộ ngân hàng đã giúp mỗi cán bộ ngân hàng tạm quên đi những vất vả thường ngày mà họ phải trải qua.

Trời đã tắt nắng, chúng tôi theo chiếc xe lưu động về trụ sở huyện Đăk Glong. Anh Nguyễn Đức Thành - Phó Giám đốc Agribank chi nhánh huyện Đăk Glong - chia sẻ với chúng tôi bằng một giọng nói thủ thỉ đong đầy tâm trạng: “Tất cả cán bộ làm dịch vụ xe lưu động đều phải rất cố gắng chị ạ, vì mỗi ngày phải đi trên đoạn đường xa hơn 60km từ trụ sở Agribank huyện Đăk Glong đến xã Quảng Sơn để thực hiện nhiệm vụ. Mỗi ngày hai lần đi trên con đường xa và xấu, nhiều ổ gà, ổ voi khiến cho cán bộ thấm mệt. Các đồng chí trưởng điểm và giao dịch viên như Trần Thị Thu Hường, Trần Thị Mai Trang… đã phải dồn toàn bộ nhiệt huyết và năng lượng tuổi trẻ của mình để thực hiện tốt nhiệm vụ... Bản thân em cũng phải thường xuyên xuống địa bàn (xã Quảng Sơn) để cùng anh em làm việc và tăng thêm niềm tin cho khách hàng, bởi đây là một hình thức giao dịch mới đối với bà con. Bà con trước đây quen với việc giao dịch tại trụ sở huyện…”.

Hiệu quả “kép” từ những chuyến xe

Những cán bộ Agribank ở Đăk Glong nói riêng và toàn hệ thống Agribank nói chung đã luôn nỗ lực vượt mọi khó khăn mang đến những dịch vụ tốt nhất cho khách hàng. Trong 9 tháng đầu năm 2018, tại khu vực Tây Nguyên, dịch vụ ngân hàng lưu động của Agribank đã phục vụ trên 9.730 khách hàng với trên 6.850 bút toán giao dịch, và Agribank Đăk Nông là một trong những đơn vị triển khai thành công mô hình điểm giao dịch lưu động bằng ô tô chuyên dùng. Điểm giao dịch lưu động của Agribank tại xã Quảng Sơn - Đăk Glong - Đăk Nông được triển khai từ tháng 1/2018, đến 30/9/2018 đã thực hiện được 5.053 bút toán giao dịch và phục vụ trên 7.082 khách hàng. Khách hàng đến điểm giao dịch lưu động của Agribank để chuyển tiền, nhận tiền, gửi tiết kiệm, vay vốn kinh doanh và phục vụ những nhu cầu cần thiết khác... 

 Ngay từ khi khai trương điểm giao dịch ngân hàng lưu động của Agribank tại xã Quảng Sơn – Đăk Glong - Đăk Nông, Agribank đã nhận được sự giúp đỡ, tạo điều kiện của UBND xã Quảng Sơn. Anh Đỗ Ngọc Hiếu - Chủ tịch UBND xã Quảng Sơn đánh giá cao mô hình ngân hàng lưu động của Agribank: “Ngân hàng lưu động của Agribank giúp bà con đỡ vất vả vì trước đây phải giao dịch ở trụ sở huyện rất xa. Dân số địa phương khá đông và rất có nhu cầu vay vốn ngân hàng. Bên cạnh đó, chính quyền xã cũng đã hỗ trợ ngân hàng về điều kiện sân bãi và đảm bảo an ninh trật tự. Đối với người dân xã Quảng Sơn nói riêng và người dân khu vực lân cận thì Ngân hàng Nông nghiệp vẫn là địa chỉ tin cậy vì những chính sách ưu đãi trong phát triển nông nghiệp, nông thôn…”

Phải khẳng định rằng, triển khai điểm giao dịch lưu động bằng ô tô chuyên dùng tại các huyện miền núi, vùng sâu vùng xa là một sáng tạo của Agribank, nhằm giảm bớt những khó khăn của đồng bào khi muốn tiếp cận nguồn vốn ngân hàng. Đồng thời, triển khai điểm giao dịch lưu động sẽ giúp ngân hàng tiết giảm chi phí và nguồn nhân lực. Nếu như mở thêm một phòng giao dịch thì chi phí sẽ tốn hơn rất nhiều so với việc triển khai điểm giao dịch lưu động bằng ô tô chuyên dùng. Khi mở thêm phòng giao dịch, ngân hàng sẽ phải mất chi phí cho những khoản như: mặt bằng, xây dựng trụ sở và các chi phí phát sinh khác... Triển khai điểm giao dịch lưu động sẽ không làm tăng số lượng lao động của chi nhánh. Các cán bộ của chi nhánh sẽ luân phiên tham gia tổ giao dịch lưu động bằng xe ô tô chuyên dùng để tới địa bàn phục vụ khách hàng, giúp khách hàng không cần đến trụ sở chi nhánh. Bên cạnh việc triển khai điểm giao dịch lưu động, Agribank còn triển khai tốt các hoạt động cho vay qua tổ, nhóm… để tạo thuận lợi cho khách hàng tiếp cận nguồn vốn ngân hàng, đồng thời nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Agribank.

 Tạm biệt miền đất đỏ Tây Nguyên, lòng tôi vẫn còn vương vấn những ánh mắt nụ cười của khách hàng, của giao dịch viên ngân hàng Agribank. Trong tôi vẫn vẹn nguyên xúc cảm về những nỗ lực phi thường của những cán bộ Agribank. Agribank là thế, luôn dành về phần mình những khó khăn vất vả và dành cho khách hàng những điều tốt đẹp nhất: từ những sản phẩm dịch vụ cụ thể như: ngân hàng lưu động, dịch vụ cho vay qua tổ nhóm…; từ những chương trình tín dụng với lãi suất ưu đãi cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn... Trên những miền quê đang thay da đổi thịt hôm nay, có đóng góp không nhỏ của Agribank - một trong những định chế tài chính vững chắc hàng đầu Việt Nam.          

                Lại Hương

Tin khác

ROX Group: Khi sức sống thương hiệu đến từ nền tảng văn hóa

ROX Group: Khi sức sống thương hiệu đến từ nền tảng văn hóa

(NB&CL) Lịch sử gần ba thập kỷ phát triển đã giúp ROX Group (tiền thân là TNG Holdings Vietnam) trang bị cho thương hiệu bản sắc văn hóa và sức bật nội tại. Ban lãnh đạo Tập đoàn vững tin rằng nền tảng văn hóa mang lại sức sống và sinh khí mới cho thương hiệu ROX.

Thị trường - Doanh nghiệp
Năm 2024: Sacombank tăng tốc kinh doanh và chuyển đổi số, đặt mục tiêu tái cơ cấu thành công trước hạn

Năm 2024: Sacombank tăng tốc kinh doanh và chuyển đổi số, đặt mục tiêu tái cơ cấu thành công trước hạn

(CLO) Ngày 26/4/2024, Đại hội đồng cổ đông Sacombank đã họp thường niên, thông qua kết quả năm 2023 và kế hoạch năm 2024 với mục tiêu “Tăng tốc hoạt động kinh doanh, nâng cao hiệu quả trên nền tảng số” cùng với kỳ vọng tái cơ cấu thành công trước thời hạn.

Thị trường - Doanh nghiệp
Vietbank báo cáo hoàn thành tăng vốn điều lệ và thông qua kế hoạch chia cổ tức 25%

Vietbank báo cáo hoàn thành tăng vốn điều lệ và thông qua kế hoạch chia cổ tức 25%

(CLO) Ngày 26/4/2024, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín (Vietbank - VBB) tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên bằng hình thức trực tuyến. Năm 2024, Vietbank hướng đến mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận trước thuế đạt 29% và kiểm soát nợ xấu ở mức dưới hoặc bằng 2,5%.

Thị trường - Doanh nghiệp
Gạo Việt Nam tiếp thục 'thăng hạng', xuất khẩu 3 tháng đạt 1,43 tỷ USD

Gạo Việt Nam tiếp thục "thăng hạng", xuất khẩu 3 tháng đạt 1,43 tỷ USD

(CLO) Quý I/2024, xuất khẩu gạo của Viêt Nam tăng trưởng 2 con số ở cả về lượng, kim ngạch và giá bán, đồng thời tiếp tục chiếm lĩnh các thị trường trọng điểm.

Thị trường - Doanh nghiệp
UDIC lần thứ 6 được vinh danh Top 10 Nhà thầu xây dựng năm 2024

UDIC lần thứ 6 được vinh danh Top 10 Nhà thầu xây dựng năm 2024

(CLO) Việc UDIC được vinh danh Top 10 Nhà thầu xây dựng năm 2024, tiếp tục khẳng định sự nỗ lực thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ, đẩy mạnh tái cơ cấu, ứng dụng công nghệ vào sản xuất, kinh doanh nhằm nâng cao nội lực, biến thách thức thành cơ hội...

Thị trường - Doanh nghiệp