Ngân hàng Nhà nước tiếp tục có những giải pháp cấp bách đối phó với dịch Covid-19

Thứ tư, 01/04/2020 11:18 AM - 0 Trả lời

(CLO) Chỉ thị số 02/CT -NHNN nhấn mạnh toàn ngành Ngân hàng tập trung triển khai quyết liệt, chủ động, hiệu quả các giải pháp phòng, chống và hỗ trợ khắc phục khó khăn do dịch bệnh trong tình hình mới theo chỉ đạo.

Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú cho biết, tiếp tục quán triệt tinh thần “chống dịch như chống giặc” với quyết tâm và sự đồng bộ thống nhất cao hơn nữa từ Trung ương đến địa phương, từ NHNN đến các TCTD để triển khai có hiệu quả các giải pháp cấp bách phòng, chống dịch và khắc phục khó khăn do tác động của dịch bệnh đối với nền kinh tế, ngày hôm nay Thống đốc NHNN đã ban hành Chỉ thị 02  về các giải pháp cấp bách của ngành Ngân hàng nhằm tăng cường phòng, chống và khắc phục khó khăn do tác động của dịch bệnh Covid-19.

Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú điều hành cuộc họp tại đầu cầu Hà Nội. Ảnh: NHNN

Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú điều hành cuộc họp tại đầu cầu Hà Nội. Ảnh: NHNN

Chỉ thị cũng nêu rõ, các đơn vị cho vay tái cấp vốn đối với tổ chức tín dụng để thực hiện các chương trình theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, hỗ trợ cơ cấu lại các tổ chức tín dụng và xử lý nợ xấu dưới các hình thức tái cấp vốn trên cơ sở trái phiếu đặc biệt của VAMC, cho vay lại theo hồ sơ tín dụng, cho vay có bảo đảm bằng cầm cố giấy tờ có giá và các hình thức tái cấp vốn khác theo quy định.

Đồng thời, tiếp tục theo dõi sát diễn biến thị trường, điều hành tỷ giá trung tâm linh hoạt, phù hợp, tiếp tục sử dụng đồng bộ các biện pháp và công cụ chính sách tiền tệ để ổn định thị trường ngoại tệ, sẵn sàng can thiệp thị trường khi cần thiết để bình ổn thị trường ngoại tệ, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô.

Bên cạnh đó, điều hành lãi suất phù hợp với cân đối vĩ mô, diễn biến thị trường và mục tiêu chính sách tiền tệ; giám sát chặt chẽ việc thực thi giảm lãi suất của tổ chức tín dụng theo chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước và chủ trương của Chính phủ trong việc tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh.

Tại cuộc họp giao ban trực tuyến của Ngân hàng Nhà nước diễn ra chiều 31/3, nhiều ngân hàng thương mại cũng cam kết sẽ giảm lãi suất và thực hiện tối đa các biện pháp hỗ trợ khách hàng. 

Trao đổi với PV, ông Lê Đức Thọ - Chủ tịch Vietinbank nhấn mạnh: "Kể từ ngày 31/3 Vietinbank tiếp tục xem xét giảm lãi suất cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp và người dân vay vốn tại Vietinbank ở mức khoảng 2% 1 năm hoặc có thể cao hơn 2 %. Trước hết là với những lĩnh vực thiết yếu của nền kinh tế cũng như các hoạt động phục vụ nhu cầu thiết yếu của người dân cũng như các hoạt động kinh doanh cần thiết của các doanh nghiệp."

Đồng quan điểm với các Ngân hàng thương mại cũng như thực hiện đúng chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước, ông Nghiêm Xuân Thành - Chủ tịch HĐQT Vietcombank cũng chia sẻ: " Vietcombank quyết định tiếp tục chính sác giảm lãi suất 1,5% với các khoản dư nợ hiện hành với các doanh nghiệp và người dân có ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Đồng thời Vietcombank sẽ kích hoạt 1 gói cho vay mới 30.000 tỷ đồng  với mức lãi suất giảm 2,5 % so với mặt bằng chung. Như vậy sẽ đưa lãi suất về chỉ còn 4,5 %. Và với chia sẻ như vậy thì dự kiến lợi nhuận của Vietcombank năm 2020 giảm khoảng gần 1000 tỷ."

Vietcombank cam kết giảm lãi và tung gói tín dụng hỗ trợ khách hàng trong mùa dịch Covid-19. Ảnh: Dương Lâm

Vietcombank cam kết giảm lãi và tung gói tín dụng hỗ trợ khách hàng trong mùa dịch Covid-19. Ảnh: Dương Lâm

Chỉ thị cũng Chỉ đạo các tổ chức tín dụng tập trung tín dụng cho các lĩnh vực ưu tiên, lĩnh vực sản xuất kinh doanh; thường xuyên theo dõi, đánh giá diễn biến và tác động của dịch bệnh đối với khả năng tăng trưởng tín dụng toàn ngành để xem xét điều chỉnh chỉ tiêu tín dụng đối với các tổ chức tín dụng nhằm đáp ứng đầy đủ, kịp thời vốn phục vụ sản xuất kinh doanh, nhất là các ngành, lĩnh vực bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, tạo điều kiện cho khách hàng vay vốn tiếp tục vay mới khôi phục sản xuất; tiếp tục kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro.

Ngân hàng Nhà nước cho biết, trước những diễn biến phức tạp của dịch COVID-19 tác động tiêu cực đến kinh tế trong nước, thời gian qua toàn ngành Ngân hàng đã thực hiện nhiều giải pháp như: điều hành linh hoạt các công cụ chính sách tiền tệ, tỷ giá, cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, giữ nguyên nhóm nợ, giảm đồng thời các mức lãi suất điều hành để hỗ trợ sản xuất, kinh doanh, miễn, giảm phí thanh toán, bước đầu tháo gỡ khó khăn cho khách hàng vay vốn. Toàn ngành đã đóng góp trên 160 tỷ đồng cho phòng, chống dịch bệnh, thể hiện tinh thần trách nhiệm cao của toàn hệ thống trong công tác an sinh xã hội.

Cùng với đó, toàn ngành Ngân hàng thực hiện tốt công điện số 03/CĐ-NHNN của của Thống đốc NHNN về triển khai thực hiện Chỉ thị số 16 của Thủ tướng Chính phủ. Trong đó, các TCTD được giao quyền chủ động, triển khai bố trí hợp lý cán bộ làm việc hợp lý, tổ chức hoạt động ổn định nhưng phải bảo đảm hạn chế tối đa cán bộ phải đến trụ sở làm việc. Đối với các bộ phận giao dich trực tiếp, phục vụ nhu cầu thiết yếu như thanh toán, giao dịch tiền mặt của người dân, hoạt động của ATM các NHTM phải bảo đảm hoạt động thông suốt, an toàn và báo chính quyền địa phương tạo điều kiện thuận lợi vì đây là phục vụ nhu cầu thiết yếu của người dân. Đồng thời, phải truyền thông tới công chúng về “gửi tiền một nơi, rút tiền nhiều nơi” để người dân biết và đến các chi nhánh, giao dịch khác thực hiện giao dịch trong trường hợp chi nhánh, phòng giao dịch nào đó nằm trong vùng bị phong tỏa do dịch bệnh. 

Dương Lâm

Tin khác

SeABank đặt mục tiêu tăng trưởng 28%, tăng vốn điều lệ lên 30.000 tỷ đồng

SeABank đặt mục tiêu tăng trưởng 28%, tăng vốn điều lệ lên 30.000 tỷ đồng

(CLO) Tại ĐHĐCĐ thường niên 2024, SeABank công bố kế hoạch kinh doanh năm 2024 với lợi nhuận trước thuế đạt hơn 5.888 tỷ đồng, tăng 28% so với năm 2023 và tăng vốn điều lệ lên 30.000 tỷ đồng.

Tài chính - Bảo hiểm
MB dự kiến đạt 30 triệu khách hàng, tổng tài sản vượt 1 triệu tỷ đồng năm 2024

MB dự kiến đạt 30 triệu khách hàng, tổng tài sản vượt 1 triệu tỷ đồng năm 2024

(CLO) Tại ĐHĐCĐ thường niên 2024, ban lãnh đạo MB dự kiến tổng tài sản tăng vượt 1 triệu tỷ đồng, tăng số lượng khách hàng lên 30 triệu người.

Tài chính - Bảo hiểm
Vì sao Long Châu chỉ mở 2.500-3000 cửa hàng là dừng, trong khi dung lượng thị trường tới 60.000 cửa hàng?

Vì sao Long Châu chỉ mở 2.500-3000 cửa hàng là dừng, trong khi dung lượng thị trường tới 60.000 cửa hàng?

(CLO) Câu hỏi được cổ đông của FPT Retail (FRT) đưa ra về kế hoạch mở rộng đến 2.500 - 3.000 nhà thuốc là dừng lại trong khi dung lượng thị trường tới gần 60.000 cửa hàng. Như vậy liệu thị phần của Long Châu có quá ít ỏi?

Tài chính - Bảo hiểm
Nhà Đà Nẵng (NDN) sa đà đầu tư chứng khoán, lãi Quý 1/2024 sụt giảm gần 70%

Nhà Đà Nẵng (NDN) sa đà đầu tư chứng khoán, lãi Quý 1/2024 sụt giảm gần 70%

(CLO) CTCP Đầu tư Phát triển Nhà Đà Nẵng (NDN) ghi nhận lợi nhuận Quý 1/2024 sụt giảm tới gần 70%. Công ty đang mang tới 30% tổng tài sản đi đầu tư chứng khoán.

Tài chính - Bảo hiểm
Thị trường chứng khoán Việt Nam có kịp “deadline” nâng hạng?

Thị trường chứng khoán Việt Nam có kịp “deadline” nâng hạng?

(CLO) Các ý kiến đánh giá, xác suất nâng hạng của thị trường Việt Nam là rất lớn, nhưng vấn đề là thời gian hoàn thiện khung pháp lý.

Tài chính - Bảo hiểm