(CLO) Ngân hàng Trung ương Nga cảnh báo giá dầu có thể sụp đổ như thập niên 1980, tái diễn cú sốc từng góp phần làm Liên Xô tan rã.
Ngân hàng Trung ương Nga đã cảnh báo các nhà hoạch định chính sách Điện Kremlin về khả năng Mỹ và Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) có thể đẩy giá dầu xuống thấp bằng cách tăng mạnh nguồn cung trên thị trường.
Ngân hàng Trung ương Nga. Ảnh: Getty
Động thái này có thể khiến giá dầu rơi vào vòng xoáy sụt giảm kéo dài như thập niên 1980 - một trong những yếu tố góp phần dẫn đến sự sụp đổ của Liên Xô, theo Reuters.
Cảnh báo được đưa ra chỉ vài tuần trước khi Tổng thống Mỹ Donald Trump và Tổng thống Nga Vladimir Putin bắt đầu đàm phán nhằm chấm dứt cuộc xung đột tại Ukraine.
Tổng thống Trump cho biết ông có thể áp đặt thêm các lệnh trừng phạt đối với Nga nếu hai bên không đạt được thỏa thuận hòa bình. Ông cũng cam kết tăng cường sản lượng dầu của Mỹ và kêu gọi Saudi Arabia (quốc gia dẫn đầu OPE) đẩy mạnh khai thác để hỗ trợ nền kinh tế toàn cầu.
Lo ngại về kịch bản giá dầu lao dốc
Theo Reuters, cảnh báo trên được nêu trong một tài liệu trình bày tại cuộc họp do Thủ tướng Nga Mikhail Mishustin chủ trì vào tháng 2.
Ngân hàng Trung ương Nga thường xuyên đánh giá các rủi ro kinh tế trong các báo cáo mật ít nhất một lần mỗi năm. Tuy nhiên, tài liệu không nêu cụ thể kịch bản nào có thể khiến Mỹ và OPEC tràn ngập thị trường dầu mỏ, cũng như mức độ rủi ro của viễn cảnh này.
Trước đó, trong các báo cáo từng được Reuters tiếp cận, ngân hàng này cũng xác định giá dầu là một trong những yếu tố rủi ro đối với nền kinh tế Nga, nhưng chưa từng đi sâu vào nguy cơ suy giảm kéo dài của giá dầu. Cùng với Ngân hàng Trung ương, Bộ Kinh tế Nga cũng có một báo cáo riêng trình bày tại cuộc họp, trong đó đề cập đến các nguy cơ khác như suy giảm đầu tư, chi phí gia tăng và nợ xấu.
Trong khi Mỹ vẫn có thể tiếp tục gia tăng sản lượng dầu, phần lớn nguồn cung bổ sung dự kiến đến từ các quốc gia ngoài OPEC như Guyana, Brazil và Kazakhstan - nơi các tập đoàn dầu khí lớn đang đẩy mạnh khai thác.
Một trang trong tài liệu trình bày của Ngân hàng Trung ương Nga nhận định: “Một rủi ro đáng kể chính là giá dầu”, đồng thời nhấn mạnh sự gia tăng sản lượng từ Mỹ và các quốc gia ngoài OPEC.
Tài liệu cũng lưu ý rằng công suất dự trữ của OPEC đang ở mức gần kỷ lục, tương đương với tổng lượng dầu thô xuất khẩu của Nga.
Một slide khác đề cập đến diễn biến giá dầu trong lịch sử: “Sau giai đoạn giá dầu cao từ năm 1974-1985, thị trường đã trải qua tới 18 năm giá thấp”.
Tầm quan trọng của giá dầu đối với Nga
Là quốc gia xuất khẩu dầu lớn thứ hai thế giới, Nga phụ thuộc nhiều vào nguồn thu từ dầu khí. Từ sau Thế chiến II, khi phát hiện một trong những mỏ dầu khí lớn nhất thế giới ở Tây Siberia, Moscow đã sử dụng nguồn thu này để ổn định nền kinh tế và mở rộng ảnh hưởng địa chính trị.
Trong nhiều thập kỷ, giá dầu cao giúp Nga giảm bớt tác động của suy thoái kinh tế và tài trợ cho các chiến dịch chính trị ở nước ngoài, từ Cuba đến Angola hay Việt Nam. Ngược lại, khi giá dầu lao dốc, nền kinh tế Nga cũng suy yếu, kéo theo những hệ quả địa chính trị nghiêm trọng, điển hình là sự sụp đổ của Liên Xô năm 1991.
Sự lao dốc của giá dầu trong thập niên 1980 đã khiến Liên Xô không thể tiếp tục cạnh tranh với Mỹ trong cuộc chạy đua vũ trang. Khó khăn tài chính ngày càng trầm trọng, cuối cùng dẫn đến sự tan rã của Liên Xô - một sự kiện mà Tổng thống Putin từng nhiều lần mô tả là “thảm kịch”.
Hiện tại, giá dầu dao động quanh mức 70 USD/thùng, đây là mức tương đối ổn định đối với Nga, khi ngân sách nước này được xây dựng dựa trên mức giá 69,7 USD/thùng.
Những cú sốc tài chính từ giá dầu
Kể từ sau năm 1991, Moscow đã nhiều lần trải qua các cú sốc tài chính do giá dầu giảm sâu. Năm 1998, giá dầu rơi xuống mức 10 USD/thùng, khiến Nga vỡ nợ đối với các khoản nợ nước ngoài.
Đến năm 2008, giá dầu sụt giảm do khủng hoảng bất động sản tại Mỹ buộc Moscow phải sử dụng quỹ dự trữ tài chính để ổn định nền kinh tế và kiềm chế thất nghiệp.
Trong 15 năm qua, giá dầu tiếp tục chứng kiến nhiều đợt giảm mạnh, đặc biệt là trong đại dịch Covid-19. Tuy nhiên, nhờ các biện pháp ứng phó linh hoạt, Nga vẫn duy trì được sự ổn định kinh tế mà không rơi vào khủng hoảng nghiêm trọng.
Hồi đầu tháng này, Tổng thống Putin đã có cuộc điện đàm với Thái tử Saudi Arabia Mohammed bin Salman, trong đó hai bên nhấn mạnh tầm quan trọng của thỏa thuận OPEC+ đối với sự ổn định của thị trường dầu mỏ toàn cầu.
Thông cáo của Điện Kremlin nêu rõ: “Nga và Saudi Arabia cam kết thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ trong khuôn khổ OPEC+”.
Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), công suất dự trữ của OPEC hiện vào khoảng 5,3 triệu thùng/ngày - gần bằng tổng lượng dầu và nhiên liệu mà Nga xuất khẩu.
Saudi Arabia cũng tuyên bố có thể tăng sản lượng từ mức hiện tại 9 triệu thùng/ngày lên công suất tối đa 12 triệu thùng/ngày trong vòng vài tháng.
(CLO) Trong 24 giờ qua, khu vực châu Á đã ghi nhận hơn 20 trận động đất có cường độ từ 2.5 độ richter trở lên, trong đó bốn trận động đất mạnh xảy ra ở Trung Á và Đông Nam Á, theo Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ (USGS).
(CLO) Theo Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng: “Chấm dứt dạy thêm học thêm, bây giờ không còn là dự lệnh nữa, mà phải trở thành mệnh lệnh của toàn ngành chúng ta”.
(CLO) Dư nợ trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) tại Việt Nam năm 2025 được dự báo tăng mạnh từ 15%-20%, chủ yếu do nhu cầu phát hành trái phiếu của ngân hàng thương mại nhằm tăng vốn cấp 2 và áp lực tái tài trợ từ các doanh nghiệp lớn. Tuy nhiên, áp lực đáo hạn vẫn tập trung lớn vào quý III và quý IV, với giá trị lên đến hàng chục nghìn tỷ đồng, chủ yếu từ trái phiếu bất động sản.
(CLO) Theo Phó Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng Nguyễn Ngọc Hà, thầy cô cần ôn tập cho học sinh tăng cường liên hệ, vận dụng kiến thức, kĩ năng với thực tế, thực tiễn, đặc biệt là với những nội dung phân hóa nhằm đánh giá đúng năng lực của học sinh.
(CLO) Nghệ sĩ Ưu tú (NSƯT) Hoàng Tùng vừa ra mắt album âm nhạc mới mang tên “Trở về ký ức” hôm 28/3, gồm tập hợp 9 ca khúc của nhạc sĩ Trần Lệ Giang. Đây là dự án âm nhạc đánh dấu sự trở lại của giọng ca từng giành Quán quân Sao Mai 2003.
(CLO) Israel ngày 28/3 đã tiến hành cuộc không kích quy mô lớn đầu tiên vào khu vực ngoại ô phía nam Beirut sau nhiều tháng, được cho là nhằm trả đũa vụ phóng rocket từ Lebanon.
(CLO) S-Race 2025 chính thức khởi tranh tại Hà Tĩnh, mở đầu cho mùa giải mới với sự tham gia của hơn 10.000 vận động viên (VĐV), góp phần lan tỏa tinh thần rèn luyện thể chất và kết nối cồng đồng học đường.
(CLO) Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông và nông nghiệp tỉnh An Giang vừa phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu của gói thầu 19, thuộc dự án “Đường tỉnh 941 (đoạn nối dài)”.
(CLO) UBND TP Hà Nội vừa yêu cầu Sở Xây dựng, Sở Tài chính, UBND huyện Đông Anh và các đơn vị liên quan tập trung đẩy nhanh tiến độ, thực hiện các thủ tục theo "luồng xanh" để rút ngắn thời gian xử lý đối với dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội Tiên Dương 1 và Tiên Dương 2, huyện Đông Anh.
(CLO) CTCP Thực phẩm Sao Ta (FMC) công bố kế hoạch lợi nhuận năm 2025 giảm nhẹ xuống 420 tỷ đồng, mặc dù doanh thu dự kiến tăng trưởng gần 2%. Chỉ riêng hai tháng đầu năm, FMC đã đạt gần 47 triệu USD doanh số, tương đương hơn 18% kế hoạch năm, nhưng vẫn chưa đủ xua tan lo ngại từ các vụ kiện chống bán phá giá và biến động thị trường tôm toàn cầu.
(CLO) Bộ Ngoại giao Mỹ hôm thứ Sáu đã chính thức thông báo với Quốc hội nước này về việc giải thể Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ (USAID) và chuyển một số chức năng của cơ quan này về trực thuộc Bộ Ngoại giao.
(CLO) Trận động đất mạnh 7,7 độ richter xảy ra vào chiều 28/3 tại Myanmar gây ảnh hưởng đến nhiều khu vực, bao gồm cả Thái Lan, là kết quả của các hoạt động kiến tạo mảng phức tạp trong khu vực.
Tổng công ty Hàng không Việt Nam - Vietnam Airlines và UBND tỉnh Bình Thuận vừa ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác toàn diện giai đoạn 2025-2030, mở ra cơ hội thúc đẩy mạnh mẽ các hoạt động quảng bá du lịch, xúc tiến đầu tư, thương mại và kết nối hàng không giữa hai bên.
(CLO) Ra mắt từ 1/3/2025 để thay thế cho Xanh SM Luxury, dịch vụ taxi điện cao cấp Xanh SM Premium đang ngày càng thu hút khách hàng nhờ những trải nghiệm 5 sao, từ không gian rộng rãi, tiện nghi tới đội ngũ tài xế chuyên nghiệp và mức cước hợp lý.
(CLO) Biển hồ chè thơ mộng ở xã Nghĩa Hưng, huyện Chư Pah (Gia Lai) vừa được Công ty Cổ phần Chè Biển hồ phá bỏ để chuyển qua trồng cà phê. Sở NN&PTNT (hiện là Sở Nông nghiệp và Môi trường) cho rằng công ty tự ý chuyển đổi cây trồng là trái quy định pháp luật, trong khi công ty khẳng định đúng.
Hưởng ứng chủ trương của Chính phủ về giảm tiếp lãi suất cho vay, hỗ trợ người dân phát triển đời sống, KienlongBank cho ra mắt gói vay ưu đãi phục vụ đời sống với mức lãi suất giảm sâu để khách hàng, đặc biệt là khách hàng trẻ dễ dàng tiếp cận nguồn vốn.
Ngân hàng TMCP Kỹ Thương (Techcombank) vinh dự là một trong Top 50 doanh nghiệp niêm yết có điểm quản trị công ty tốt nhất năm 2024 tại Diễn đàn thường niên về Quản trị doanh nghiệp lần thứ 7 (AF7).
Ngày 27/3 tại Hà Nội, BIDV tiếp tục thiết lập cột mốc mới trên hành trình một thập kỷ dẫn đầu với cú đúp giải thưởng từ The Asian Banker: Ngân hàng có sản phẩm vay nhà ở tốt nhất Việt Nam lần thứ 6 và Ngân hàng có dịch vụ Private Banking tốt nhất Việt Nam 3 năm liên tiếp.
Với tổng giá trị hợp đồng thi công đã ký hơn 40 nghìn tỷ đồng giai đoạn 2025-2026 cùng chiến lược sáp nhập vào Sunshine Group, Công ty Cổ phần Tập đoàn Xây dựng SCG (HNX: SCG) hướng tới mục tiêu tăng trưởng đột phá, mở rộng thị phần và thuộc Top doanh nghiệp dẫn đầu ngành xây dựng Việt Nam.