Theo đó, BHXH Việt Nam thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2018, với mục tiêu tiếp tục đẩy mạnh đơn giản hóa, điện tử hóa thủ tục, phấn đấu giảm thời gian nộp BHXH xuống còn 49 giờ; đổi mới phương thức và nâng cao hiệu quả quản lý các quỹ BHXH, BHYT, BH thất nghiệp.
Trên cơ sở đó, phấn đấu đến hết năm 2018, hầu hết các dịch vụ công phổ biến, liên quan đến người dân, DN sẽ được cung cấp ở mức độ 3. Đặc biệt, cho phép triển khai dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 bằng phương thức sử dụng thanh toán lệ phí trực tuyến, nhận hồ sơ và trả kết quả trực tuyến hoặc gửi qua mạng.
Ngành BHXH tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.
BHXH Việt Nam yêu cầu các đơn vị trực thuộc, BHXH các tỉnh, thành phố căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao để phân công, tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch đảm bảo chất lượng và đúng tiến độ các nội dung, nhiệm vụ.
Cụ thể: Tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng CNTT, thực hiện giao dịch điện tử đối với các thủ tục kê khai, thu nộp và giải quyết chính sách BHXH, BHYT, BH thất nghiệp. Phát triển Hệ thống thông tin giám định BHYT, nâng cao chất lượng công tác giám định BHYT, đặc biệt là giám định điện tử để quản lý, sử dụng hiệu quả quỹ BHYT, đảm bảo quyền lợi cho người bệnh BHYT.
Đổi mới quản lý, giảm biên chế, giảm lãng phí, nâng cao hiệu quả hoạt động của BHXH Việt Nam. Đổi mới phương thức và nâng cao hiệu quả quản lý quỹ BHXH.
Bên cạnh đó, phối hợp với các cơ quan chức năng và Ngân hàng Thế giới (WB) trong việc đánh giá, xếp hạng các hoạt động của Ngành. Tổ chức đối thoại thường niên về thực hiện chính sách BHXH, BHYT, BH thất nghiệp giữa BHXH Việt Nam với các DN để giải đáp, tháo gỡ vướng mắc trong quá trình thực hiện chính sách, pháp luật BHXH, BHYT, BH thất nghiệp.
BHXH Việt Nam cũng yêu cầu các đơn vị trực thuộc BHXH Việt Nam định kỳ hằng quý báo cáo tình hình triển khai và kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao về Vụ Pháp chế (trước ngày mùng 10 của tháng cuối quý).
PV