Ngành cảng biển nhiều triển vọng tăng trưởng, cổ phiếu hấp dẫn nhưng có sự phân hóa

Thứ bảy, 26/06/2021 05:59 AM - 0 Trả lời

(CLO) Ngành cảng biển được đánh giá có triển vọng tích cực. Tuy nhiên, tình hình kinh doanh của từng doanh nghiệp cũng như tiềm năng tăng giá của nhóm cổ phiếu ngành này có sự phân hóa, phụ thuộc vào vị trí địa lý cũng như độ sâu và quy mô của cảng.

Ngành cảng biển nhiều triển vọng tăng trưởng.

Ngành cảng biển nhiều triển vọng tăng trưởng.

Theo số liệu thống kê của Cục Hàng hải Việt Nam, khối lượng hàng hóa thông qua cảng biển trong 6 tháng đầu năm 2021 ước đạt gần 363 triệu tấn, tăng 7% so với cùng kỳ năm 2020.

Riêng container đạt hơn 12,4 triệu Teu, tăng 22% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, hàng container xuất khẩu ước đạt gần 4 triệu Teu, tăng 17%; hàng container nhập khẩu ước đạt hơn 4,1 triệu Teu, tăng 26% và hàng container nội địa ước đạt hơn 4,3 triệu Teu, tăng 24%.

Đây là mức tăng trưởng khá cao so với những năm gần đây. Nguyên nhân đến từ hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam tiếp tục tăng. Bên cạnh đó, các hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam tham gia cũng như xu hướng dịch chuyển sản xuất từ Trung Quốc sang các thị trường khác, trong đó có Việt Nam, mang lại cơ hội cho hoạt động xuất nhập khẩu, nhất là hàng hóa thông quan qua các cảng biển.

Theo dự báo của Fitch Solutions, kim ngạch thương mại của Việt Nam sẽ tăng trưởng với tốc độ trung bình hằng năm là 11% trong giai đoạn 2021 - 2024, với động lực đáng kể từ sự tăng cường quan hệ thương mại song phương với một số quốc gia theo các hiệp định thương mại tự do.

Theo Báo cáo của Công ty Chứng khoán Vietcombank (VCBS), tổng sản lượng hàng hóa thông qua cảng biển tại Việt Nam trong năm 2021 dự báo đạt 771 triệu tấn (+11,9% yoy) với động lực đến từ nhu cầu hàng hóa khôi phục tại các thị trường tiêu thụ lớn khi các hoạt động kinh tế được phục hồi và các biện pháp kiểm soát dịch bệnh được nới lỏng.

Bên cạnh đó, ộng lực từ hiệp định EVFTA và RCEP được phản ánh từ đầu năm. Ngoài ra, dòng vốn FDI duy trì trạng thái tích cực, đặc biệt khi môi trường tỷ giá tương đối thuận lợi và đón đầu các dự án đầu tư hạ tầng giao thông quan trọng đang được đẩy mạnh triển khai.

Vì vậy, ngành cảng biển được đánh giá có triển vọng tích cực. Tuy nhiên, tình hình kinh doanh của từng doanh nghiệp cảng biển cũng như tiềm năng tăng giá của nhóm cổ phiếu ngành này có sự phân hóa đáng kể, phụ thuộc vào vị trí địa lý cũng như độ sâu và quy mô của cảng.

Về vị trí địa lý, hệ thống cảng Việt Nam bao gồm 2 cụm cảng đóng góp sản lượng chính là cụm cảng Hải Phòng - Cái Lân ở miền Bắc và cụm cảng Cát Lái - Cái Mép ở miền Nam.

Báo cáo của VCBS cho biết, trong những năm gần đây, khu vực phía Nam tăng trưởng mạnh mẽ với sản lượng hàng hoá thông qua cảng biển tăng bình quân gần 20%/năm, trong khi khu vực phía Bắc tăng 13,2%, nguyên nhân chủ yếu do cơ sở hạ tầng ở khu kinh tế khu vực miền Nam phát triển hơn với sự hiện diện của các cụm cảng lớn, đặc biệt là tại Vũng Tàu có nhiều cảng biển nước sâu.

Về độ sâu và quy mô cảng, các cảng nước sâu đang có nhiều lợi thế do khối lượng lưu chuyển hàng hóa tăng lên, đòi hỏi gia tăng kích thước tàu container. Do đó, cảng nước sâu ngày càng được ưa chuộng và trở thành động lực phát triển chính của ngành cảng biển.

Thời gian qua, một số doanh nghiệp đã chủ động đầu tư các cảng nước sâu và khi đi vào hoạt động nhanh chóng đạt kết quả khả quan.

Chẳng hạn, Công ty cổ phần Gemadept đưa vào vận hành thương mại Cảng nước sâu Gemalink tại khu vực Cái Mép - Thị Vải từ đầu năm 2021 là một động lực quan trọng giúp sản lượng container thông qua khối cảng miền Nam trong quý 1/2021 của Công ty ghi nhận mức tăng 45% so với cùng kỳ.

VCBS dự báo, Cảng Gemalink có thể đạt sản lượng hòa vốn ngay trong năm 2021 khi nhiều cảng trong khu vực đã hoạt động gần hết công suất, còn các cảng mới đầu tư sẽ mất nhiều năm để hoàn thiện.

Trong khi đó, với các doanh nghiệp sở hữu cảng nhỏ và nông, áp lực cạnh tranh vẫn gay gắt, ảnh hưởng đến biên lợi nhuận do đặc thù ngành dịch vụ cảng biển ít có sự khác biệt giữa các doanh nghiệp, khiến những khu vực có mức độ tập trung các cảng càng cao, mức độ cạnh tranh về giá càng lớn.

Cổ phiếu ngành cảng biển được VCBS khuyến nghị đầu tư gồm GMD (CTCP Gemadept), DVP (CTCP Đầu tư và phát triển Cảng Đình Vũ), ILB (CTCP ICD Tân Cảng – Long Bình).

Thanh Thư

Tin khác

Tại sao thanh niên Hàn Quốc ngày càng khó xin việc?

Tại sao thanh niên Hàn Quốc ngày càng khó xin việc?

(CLO) Tâm lý ngại làm việc ở công ty nhỏ, nhiều doanh nghiệp không tuyển thêm nhân sự, đòi hỏi trình độ cao, nhiều kinh nghiệm là những lý do chính khiến tỷ lệ thất nghiệp ở thanh niên Hàn Quốc tăng cao.

Thị trường - Doanh nghiệp
Các doanh nghiệp, nhà đầu tư tại Hà Lan mong muốn hợp tác, làm ăn lâu dài với các tổ chức, doanh nghiệp của Thái Bình

Các doanh nghiệp, nhà đầu tư tại Hà Lan mong muốn hợp tác, làm ăn lâu dài với các tổ chức, doanh nghiệp của Thái Bình

(CLO) Tiếp tục chương trình công tác tại Hà Lan, Đoàn công tác của tỉnh Thái Bình phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam tại Hà Lan, Trung tâm Thương mại Thế giới Leeuwarden tổ chức hội nghị xúc tiến đầu tư - thương mại vào tỉnh Thái Bình tại thành phố Leeuwarden, tỉnh Friesland. Bí thư Tỉnh ủy Ngô Đông Hải, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Hà Lan Ngô Hướng Nam chủ trì hội nghị.

Thị trường - Doanh nghiệp
Pháp rơi khỏi top 10 nền kinh tế thế giới

Pháp rơi khỏi top 10 nền kinh tế thế giới

(CLO) Theo báo cáo triển vọng toàn cầu cập nhật từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), tăng trưởng chậm sẽ đẩy Pháp ra khỏi danh sách 10 nền kinh tế lớn nhất thế giới trong vòng 5 năm tới.

Thị trường - Doanh nghiệp
PVOIL tiếp tục phát triển hệ thống bán lẻ và gia tăng các dịch vụ phi xăng dầu

PVOIL tiếp tục phát triển hệ thống bán lẻ và gia tăng các dịch vụ phi xăng dầu

(CLO) Ngày 26/4, Tổng công ty Dầu Việt Nam - CTCP (PVOIL, mã chứng khoán: OIL) tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên 2024.

Thị trường - Doanh nghiệp
G7 đặt mục tiêu mở rộng gấp sáu lần khả năng lưu trữ điện

G7 đặt mục tiêu mở rộng gấp sáu lần khả năng lưu trữ điện

(CLO) Cuối tuần này, các nước G7 dự kiến sẽ thống nhất mục tiêu toàn cầu là tăng công suất lưu trữ điện gấp sáu lần từ năm 2022 đến năm 2030, khi các nước vật lộn với cách duy trì nguồn cung điện trong khi chuyển sang sử dụng năng lượng gió và năng lượng mặt trời không liên tục.

Thị trường - Doanh nghiệp