Ngành công nghiệp hạt nhân của Nga và phương Tây vẫn phụ thuộc lẫn nhau

Thứ sáu, 20/09/2024 17:29 PM - 0 Trả lời

(CLO) Các ngành công nghiệp năng lượng hạt nhân ở Nga và phương Tây vẫn phụ thuộc lẫn nhau sau chiến sự Nga - Ukraine. Điều này phần nào giải thích cho việc châu Âu không muốn áp đặt lệnh trừng phạt đối với ngành hạt nhân của Moscow, theo Báo cáo tình hình ngành công nghiệp hạt nhân thế giới cho biết ngày 19/9.

"Bất chấp những lời kêu gọi liên tục - đặc biệt là của Nghị viện châu Âu - ngành hạt nhân vẫn được miễn trừ khỏi các lệnh trừng phạt áp lên Nga - một dấu hiệu rõ ràng cho thấy sự phụ thuộc của khối trong lĩnh vực này", theo báo cáo thường niên của ngành đánh giá sự phát triển của năng lượng hạt nhân trên thế giới.

Các tác giả của báo cáo nhận thấy rằng sự phụ thuộc lẫn nhau giữa Nga và các đối tác phương Tây vẫn còn đáng kể.

nganh cong nghiep hat nhan cua nga va phuong tay van phu thuoc lan nhau hinh 1

Ảnh minh họa: Oilprice.

Ví dụ, công ty nhà nước Nga Rosatom đang triển khai tất cả 13 địa điểm xây dựng lò phản ứng hạt nhân đã khởi công bên ngoài Trung Quốc trong năm năm qua. Do đó, các nhà cung cấp phụ tùng cho ngành công nghiệp hạt nhân phương Tây, chẳng hạn như tua bin Arabelle của Pháp, không có bất kỳ khách hàng nước ngoài nào ngoài Rosatom, báo cáo lưu ý.

Sự phụ thuộc lẫn nhau giữa Nga và phương Tây vẫn còn khi nhiều đồng minh của Hoa Kỳ và EU, ngoại trừ Đức, đã chuyển sang sử dụng năng lượng hạt nhân để tăng cường an ninh năng lượng và ít phụ thuộc hơn vào các mặt hàng của Nga.

Mặc dù là một ngành công nghiệp khét tiếng với nhiều năm chậm trễ và chi phí vượt mức khổng lồ, nhưng một cuộc phục hưng năng lượng hạt nhân toàn cầu đang diễn ra.

Sự trở lại của năng lượng hạt nhân dự kiến sẽ thúc đẩy sản lượng điện hạt nhân đạt mức cao kỷ lục vào năm 2025, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho biết vào đầu năm nay.

Theo IEA, ngay cả khi một số quốc gia loại bỏ dần năng lượng hạt nhân hoặc ngừng hoạt động sớm các nhà máy, sản lượng điện hạt nhân toàn cầu dự kiến sẽ tăng trung bình gần 3% mỗi năm cho đến năm 2026.

Các động lực tăng trưởng chính sẽ là việc hoàn thành các công việc bảo trì tại Pháp, khởi động lại một số nhà máy điện hạt nhân ở Nhật Bản và các lò phản ứng mới được đưa vào hoạt động tại Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc và châu Âu, cùng nhiều quốc gia khác.

An Nhiên (Theo Oilprice)

Bình Luận

Tin khác

Bắc Ninh cấp phép xây dựng cho Goertek Vina mở rộng nhà máy

Bắc Ninh cấp phép xây dựng cho Goertek Vina mở rộng nhà máy

(CLO) Công ty TNHH Công nghệ thông minh Goertek Vina vừa được UBND tỉnh Bắc Ninh cấp Giấy phép xây dựng số 308/GPXD cho dự án xây dựng nhà máy chế tạo các sản phẩm điện tử, phương tiện thiết bị mạng và các sản phẩm âm thanh đa phương tiện Goertek Nam Sơn - Hạp Lĩnh.

Kinh tế vĩ mô
Khuyến khích doanh nghiệp Singapore có đề xuất hợp tác mới và tăng cường đầu tư vào Việt Nam

Khuyến khích doanh nghiệp Singapore có đề xuất hợp tác mới và tăng cường đầu tư vào Việt Nam

(CLO) Ngày 18/9, Hội nghị Bộ trưởng lần thứ 18 về Kết nối kinh tế Việt Nam - Singapore đã được tổ chức tại Singapore dưới sự đồng chủ trì của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng và Bộ trưởng Thứ hai Bộ Công nghiệp và Thương mại kiêm Bộ trưởng Nhân lực Singapore, ông Tan See Leng.

Kinh tế vĩ mô
Thái Bình lựa chọn chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật một số cụm công nghiệp

Thái Bình lựa chọn chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật một số cụm công nghiệp

(CLO) UBND tỉnh Thái Bình vừa tổ chức họp Hội đồng đánh giá lựa chọn chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp Nguyên Xá thuộc huyện Vũ Thư; cụm công nghiệp Đô Lương (phần mở rộng) thuộc huyện Đông Hưng.

Kinh tế vĩ mô
Dân số triệu phú của Trung Quốc tăng trưởng 'kịch tính' trong 10 năm qua, vượt xa Hoa Kỳ

Dân số triệu phú của Trung Quốc tăng trưởng 'kịch tính' trong 10 năm qua, vượt xa Hoa Kỳ

(CLO) Theo báo cáo mới nhất từ công ty tư vấn đầu tư và di cư New World Wealth Henley & Partners, số lượng người siêu giàu trên thế giới đã mở rộng đáng kể trong 10 năm qua, dẫn đầu là Trung Quốc.

Kinh tế vĩ mô
Italy vẫn là thiên đường dành cho người giàu châu Âu

Italy vẫn là thiên đường dành cho người giàu châu Âu

(CLO) Những người nộp thuế giàu có ở Anh và Pháp vẫn muốn chuyển đến Italy mặc dù quốc gia này gần đây đã quyết định tăng gấp đôi mức thuế suất cố định đối với thu nhập của những người nước ngoài giàu có lên 200.000 euro/năm.

Kinh tế vĩ mô