Ngành giáo dục và câu chuyện “bỏ quên” đạo đức

Thứ năm, 12/04/2018 09:00 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Chỉ trong 1 tháng, Bộ Giáo dục đã 6 lần gửi văn bản yêu cầu xử lý nghiêm những vụ bạo lực học đường...Không biết những trường sư phạm dạy giáo viên tương lai những gì mà khi các cô vào nghề lại không có kỹ năng ứng xử với học sinh và xử lý các tình huống sư phạm cơ bản? Câu chuyện của ngành giáo dục đã không dừng lại chỉ dưới một mái trường. Như chữ dùng của GS. Hoàng Tụy: ngành giáo dục của chúng ta đầy rẫy những "khối u dị dạng".

Chỉ trong 1 tháng, Bộ Giáo dục đã 6 lần gửi văn bản yêu cầu xử lý nghiêm những vụ bạo lực học đường. Cô giáo bắt học sinh quỳ, phụ huynh bắt lại cô giáo phải quỳ gối, cô giáo suốt cả kỳ học không nói một lời, người nhà học sinh đến hành hung cô giáo đến dọa sảy thai. Và từ việc học sinh bóp cổ thầy giáo đã đi đến mức là dao, là máu; và từ việc cô giáo bắt quỳ, đã đến lượt cô giáo bắt học sinh súc miệng bằng nước giặt giẻ lau bảng... Không biết những trường sư phạm dạy giáo viên tương lai những gì mà khi các cô vào nghề lại không có kỹ năng ứng xử với học sinh và xử lý các tình huống sư phạm cơ bản? Câu chuyện của ngành giáo dục đã không dừng lại chỉ dưới một mái trường. Như chữ dùng của GS. Hoàng Tụy: ngành giáo dục của chúng ta đầy rẫy những "khối u dị dạng".

1. Những ngày qua, cả xã hội đã ngã ngửa khi liên tiếp phải nhìn thấy những hình ảnh xấu xa, tệ hại ngay trong môi trường sư phạm: Cô giáo bắt học trò uống nước giặt giẻ lau bảng; học sinh đâm thủng bụng thầy giáo; phụ huynh bắt cô giáo quỳ hay bạo hành cô giáo mang thai… Và đặc biệt, nữ sinh Phạm Song Toàn (lớp 11 Trường THPT Long Thới, H. Nhà Bè, TP. HCM) đã phải chuyển trường sau khi tố cô giáo suốt 3 tháng lên lớp không giảng bài. Ngành giáo dục TP. HCM đã phải để Song Toàn chuyển đi vì áp lực từ bạn bè, dư luận, hay thực hơn là áp lực từ sự vô trách nhiệm, thói cam chịu và sự giả dối; Sự chính trực, ngay thẳng và dũng cảm đã phải thoái lui, hay đúng hơn là nền giáo dục của chúng ta đã thua trận thảm hại (!?)

Theo TS Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch Hội Tâm lý Giáo dục Hà Nội, tư duy giáo dục theo kiểu áp đặt, quyền uy đã tồn tại quá lâu trong mỗi thầy cô, người làm quản lý giáo dục. Áp đặt lâu ngày làm cho đứa trẻ đánh mất chính mình, dẫn đến việc không có chính kiến, không biết đương đầu ra sao khi gặp phải những sóng gió đầu đời, không dám lên tiếng khi cô làm sai, không dám từ chối khi bị cô phạt uống nước bẩn… Và nếu vẫn duy trì lối giáo dục theo kiểu áp đặt này, hậu quả sẽ còn tai hại. Tai hại thế nào, không ai trong chúng ta không choáng váng.

Thời đại “kinh tế thị trường” đã và đang đặt các thầy cô giáo trước một núi áp lực. Nhưng chính họ, khi đã yêu, đã nhận sứ mệnh đào tạo thế hệ trẻ, cho tương lai của đất nước, thì nếu không có cách yêu thương, nhào nặn, phát huy thế mạnh của học trò, thì cũng không thể nào biến mình thành ác nhân với những chiêu trò tàn bạo dành cho đám trẻ còn non nớt, rồi đổ lỗi cho “áp lực bủa vây”…

Những thầy cô tàn nhẫn ấy đang bị gọi là “những tâm hồn khuyết tật” - thứ lẽ ra không thể, không được tồn tại trong môi trường sư phạm.

Báo Công luận
 Câu chuyện của ngành giáo dục đã không dừng lại chỉ dưới  một mái trường.

2. Người ta giận các thầy cô ấy nhiều, rồi thương thầy cô cũng không ít.

Từ thời chiến tranh tới thời bao cấp, trong một xã hội mà ai cũng như ai, nghề nào như nghề nấy, người thầy trở nên nổi bật. Kinh tế thị trường lên ngôi, thì địa vị, thu nhập của thầy cô giáo sa sút, có cô giáo nuốt nước mắt vào trong nhận 1,3 triệu lương hưu sau mấy chục năm dạy trẻ. Khi giáo dục được coi là quốc sách hàng đầu.

Còn nhớ, Bí thư Thành ủy TP. HCM Nguyễn Thiện Nhân năm 2009, khi còn là Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT đã phải gửi thư ngỏ đề nghị lãnh đạo các tỉnh thành và cộng đồng doanh nghiệp cùng “chung tay” lo Tết cho hơn 1 triệu giáo viên, để họ có một cái Tết ít thiếu thốn hơn ngày thường, có mâm cơm để cúng ông bà tổ tiên, có chiếc áo mới cho cha mẹ, con cái… Lời tha thiết của ông Nguyễn Thiện Nhân đã khiến bao người rơi nước mắt.

Suốt mấy chục năm đồng lương bèo bọt, nhiều thầy cô đã phải tìm cách tăng thu nhập bằng dạy kèm, dạy thêm, phát sinh không ít hệ lụy. Báo chí giờ đang lia ống kính đi khắp các hang cùng ngõ hẻm “tìm diệt” các thầy cô dạy học ngoài giờ - một hình ảnh chua xót và chưa từng có trong lịch sử một dân tộc giàu truyền thống tôn sư trọng đạo.

GS. Hoàng Tụy từng nói: “Hơn ba mươi năm qua đã cho thấy, hầu hết mọi căn bệnh tàn phá giáo dục đều có nguồn gốc ít nhiều ở cái chính sách bỏ mặc rồi khuyến khích thầy giáo tự bươn chải để kiếm sống mà làm nghề, trong một môi trường đòi hỏi họ phải toàn tâm toàn ý mới làm tốt được nhiệm vụ”.

Chúng ta đã để các thầy cô bị áo cơm ghì kéo, đáp lại mong mỏi “trường ra trường, lớp ra lớp, thầy ra thầy, trò ra trò” của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng chỉ bằng vài cuộc khua chiêng gióng trống.

3. Cỗ máy giáo dục nước ta đã thực sự già nua, tậm tịt và đầy bất trắc. Theo TS. Nguyễn Tùng Lâm, đã đến lúc ngành này cần thay đổi, hãy lấy sự tôn trọng học sinh làm nguyên tắc trong giáo dục!

Còn GS. Hoàng Tụy thì hết lần này tới lần khác, năm này qua năm khác đã đòi hỏi phải cải cách giáo dục. Theo tác giả của “Lát cắt Tụy”, cải cách giáo dục nước ta những năm qua là có chiều hướng tích cực, nhưng những thay đổi hay cải cách đó cũng giống như việc sửa chữa cơi nới các khu nhà tập thể từ thời bao cấp. Thực chất vẫn là cái nhà cổ lỗ ấy, càng sửa chữa, cơi nới càng dị dạng.

Để vừa nâng cao được chất lượng giáo dục mà vẫn mở rộng quy mô, đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng tăng của nhân dân, chỉ có một cửa thoát duy nhất là hiện đại hóa giáo dục - con đường duy nhất tránh cho giáo dục nước ta khỏi tụt hậu xa hơn nữa. Nhưng để hiện đại hóa giáo dục, trước hết phải cấp thiết cắt bỏ ba “khối u dị dạng” của nó:

Thứ nhất, thi cử nặng nề, có vẻ như chặt chẽ, tưởng như bằng cấp phải có giá trị lắm, nhưng không phải, học giả, bằng giả, cử nhân, tiến sĩ rởm đầy rẫy.

Thứ hai, cả nước lao vào dạy thêm học thêm với cường độ và quy mô hiếm thấy, tưởng như chất lượng GD-ĐT phải cao lắm, nhưng không phải, chất lượng thấp kém đáng kinh ngạc.

Thứ ba, sách giáo khoa thường xuyên được chỉnh lý hay biên soạn mới, huy động những nguồn tài chính khổng lồ, năm nào cũng in với số lượng lớn, tưởng chừng phải thúc đẩy giáo dục phát triển hết cỡ, nhưng không phải, chất lượng sách vẫn ì ạch, chỉ có giá sách cứ cao ngất ngưởng.

Nhưng cải cách thế nào, khi một vấn đề “xưa như Diễm”, là ở khắp nơi, ngân sách cho làm đường, trạm xá, nhà văn hóa… luôn được ưu tiên trước trường học? Và chính thực trạng giáo dục bị coi rẻ, đầy rẫy những “khối u dị dạng”, sẽ sớm hoặc đã kéo lùi chúng ta thành một dân tộc dốt.

Thời đại toàn cầu hóa, một dân tộc dốt không chỉ yếu, mà yếu sẽ dễ thành yếu hèn.

Kiên Giang

Tin khác

Kỳ 4: Ráo riết chuẩn bị cho trận đánh lớn

Kỳ 4: Ráo riết chuẩn bị cho trận đánh lớn

(NB&CL) Ngay sau khi Chiến dịch Điện Biên Phủ được khai mở, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ thị: “Chiến dịch này là một chiến dịch quan trọng không những về quân sự mà cả về chính trị, không những đối với trong nước mà đối với quốc tế. Vì vậy toàn quân, toàn dân, toàn Đảng phải tập trung hoàn thành cho kỳ được”. Thực hiện chỉ thị của Người, ngay từ cuối năm 1953, công tác chuẩn bị cho chiến dịch được ráo riết tiến hành với quyết tâm cao độ và tinh thần: “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng”.

Góc nhìn
Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

(NB&CL) Tại Việt Nam, du lịch xanh đang dần hình thành và phát triển ở nhiều địa phương. Giới chuyên gia nhận định trong thời gian tới, du lịch xanh không chỉ đóng vai trò to lớn trong bảo vệ đa dạng sinh học và văn hóa cộng đồng mà còn đóng góp tích cực cho sự phát triển bền vững ở Việt Nam. Tuy nhiên, “Diễn đàn Du lịch Việt Nam - Chuyển đổi Xanh để phát triển bền vững” nằm trong khuôn khổ Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam VITM Hà Nội 2024 đã khẳng định: Chuyển đổi du lịch xanh không chỉ là vấn đề phủ xanh không gian du lịch, bảo vệ môi trường sinh thái mà cần có sự đổi mới tư duy của những người làm du lịch, ứng xử đúng mực với thiên nhiên.

Góc nhìn
Lại chuyện đặt tên phố, tên làng!

Lại chuyện đặt tên phố, tên làng!

(CLO) Một đôi vợ chồng trẻ chuẩn bị sinh con đầu lòng, nghĩ nát óc cả dăm bảy tháng để đặt tên cô con gái rượu sắp ra đời.

Góc nhìn
Kỳ 3: Mở chiến dịch Điện Biên Phủ - Đường đến quyết định lịch sử

Kỳ 3: Mở chiến dịch Điện Biên Phủ - Đường đến quyết định lịch sử

(NB&CL) Theo nhìn nhận của nhiều nhà nghiên cứu, sử gia, việc ngày 6/12/1953, Bộ Chính trị quyết định mở chiến dịch tiêu diệt toàn bộ quân địch ở tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ là quyết định mang tính lịch sử. Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dựa vào những cứ liệu nào để có được chủ trương hết sức linh hoạt, sáng tạo và kịp thời ấy? - Đó là câu hỏi mà đến nay, tròn 70 năm sau, vẫn được hết sức quan tâm.

Góc nhìn
Ghi âm, ghi hình phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa: Báo chí cần được đảm bảo quyền tác nghiệp

Ghi âm, ghi hình phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa: Báo chí cần được đảm bảo quyền tác nghiệp

(NB&CL) Dự thảo Luật Tòa án (sửa đổi) quy định theo hướng “thắt chặt” việc ghi âm, ghi hình tại phiên tòa. Chánh án TAND tối cao Nguyễn Hòa Bình cho rằng, quy định này là cần thiết, để phiên tòa tập trung xét xử, trang nghiêm.

Góc nhìn