“Ngành giao thông phải quản lý về giao thông”

Thứ tư, 16/09/2020 17:03 PM - 0 Trả lời

(CLO) Theo Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu “những gì liên quan đến quản lý nhà nước về giao thông thì trách nhiệm chính phải thuộc về Bộ Giao thông vận tải”.

Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu

Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu

Tiếp tục chương trình phiên họp thứ 48, sáng 16/9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về dự án Luật Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ.

Cần thiết ban hành Luật

Trình bày Tờ trình của Chính phủ về dự án Luật Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, Thứ trưởng Bộ Công an Nguyễn Duy Ngọc nêu rõ, mục tiêu cơ bản và lớn nhất của việc xây dựng Luật là bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe cho người tham gia giao thông, góp phần bảo đảm tốt hơn quyền con người, quyền công dân theo quy định của Hiến pháp năm 2013 và các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên; tạo ra bước chuyển biến cơ bản, bền vững trong việc bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ. Tạo môi trường thông thoáng thu hút đầu tư phát triển kinh tế và nâng cao hơn nữa hình ảnh của Việt Nam với bạn bè quốc tế.

Đây là một dự án Luật được tách ra từ Luật Giao thông đường bộ năm 2008, song song với dự án Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi) nên quá trình xây dựng, Bộ Công an đã phối hợp chặt chẽ với Bộ Giao thông vận tải, Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ và các bộ, ngành có liên quan để thống nhất phạm vi điều chỉnh và rà soát các nội dung cụ thể của 2 dự án Luật, bảo đảm không chồng chéo, trùng lắp.

Trình bày Báo cáo thẩm tra, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh Võ Trọng Việt nêu rõ, Thường trực Ủy ban nhất trí với sự cần thiết ban hành Luật được nêu trong Tờ trình của Chính phủ. Nội dung dự thảo Luật cơ bản phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng có liên quan đến trật tự an toàn giao thông đường bộ; bảo đảm tính hợp hiến, tính thống nhất với hệ thống pháp luật và bảo đảm tính khả thi; đã nội luật hóa đa số các quy định trong Công ước Vienna 1968 về giao thông đường bộ và bảo đảm tính tương thích với các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Tuy nhiên, Thường trực Ủy ban đề nghị cơ quan soạn thảo tiếp tục rà soát kỹ lưỡng để hoàn thiện dự thảo Luật. Trong đó, chú ý tập trung rà soát, đối chiếu với dự thảo Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi) để bảo đảm tính thống nhất, không chồng chéo, phân định, tách bạch rõ ràng phạm vi và nội dung được điều chỉnh, nhất là về quản lý nhà nước và nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan, lực lượng chức năng.

Nghiên cứu thêm kinh nghiệm nước ngoài

Thảo luận về dự án Luật này, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Nguyễn Đức Hải cho rằng phải nâng cao ý thức và tiến tới văn minh về giao thông; kỷ cương pháp luật phải xử phạt nghiêm minh nên cần đưa trách nhiệm quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông đường bộ sang ngành Công an để tăng cường ý thức và trách nhiệm.

“Bước đầu phải siết lại kỷ luật, kỷ cương thì mới giảm được vi phạm và ý thức mỗi người khi tham gia giao thông sẽ tạo văn hóa, văn minh giao thông”, Chủ nhiệm Ủy ban Nguyễn Đức Hải nói.

Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu cho rằng, việc cấp phép lái xe, sát hạch lái xe, hiện nhiều nước giao cho cơ quan Công an quản lý, nhưng Trung Quốc lại giao cho Cục Đường bộ, Singapore giao cho cơ quan dân sự, một số nước giao cho hiệp hội, còn Hoa Kỳ giao cho chính quyền bang chứ không phải giao cho lực lượng vũ trang.

Vì vậy, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu cho rằng cần rà soát thật kỹ. Luật hiện hành đang giao cho Bộ Giao thông vận tải, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an trong phạm vi chức năng, “những gì liên quan đến quản lý nhà nước về giao thông thì trách nhiệm chính phải thuộc về Bộ Giao thông vận tải”, Phó Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.

Do vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau, kết luận về nội dung này, Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ nêu rõ, việc phân công Bộ này quản lý phải xuất phát từ yêu cầu thực tiễn, phải đánh giá một cách khách quan, trên cơ sở thông tin, số liệu cụ thể. Việc giao cơ quan quản lý cần tổng kết, đánh giá kỹ nhất là những vấn đề liên quan đến tổ chức, bộ máy, chi phí, nghiên cứu thêm kinh nghiệm nước ngoài; xu hướng xã hội hóa, ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động này. Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ tiếp tục làm rõ thêm và Quốc hội sẽ xem xét, quyết định.

T.Toàn

Tin khác

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Làm sâu sắc hơn các giải pháp phát triển của Quy hoạch vùng Đông Nam Bộ

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Làm sâu sắc hơn các giải pháp phát triển của Quy hoạch vùng Đông Nam Bộ

(CLO) Thủ tướng Phạm Minh Chính lưu ý cần làm sâu sắc hơn các giải pháp phát triển của Quy hoạch vùng Đông Nam Bộ. Cần ưu tiên, lưu ý những nhóm giải pháp nào; đề xuất các giải pháp mang tính đột phá, các cơ chế, chính sách đặc thù cần sớm thí điểm triển khai; khai thông và tranh thủ các nguồn lực phục vụ phát triển vùng.

Tin tức
Thủ tướng lập Tổ công tác đôn đốc tiến độ triển khai đường sắt đô thị Hà Nội và TPHCM

Thủ tướng lập Tổ công tác đôn đốc tiến độ triển khai đường sắt đô thị Hà Nội và TPHCM

(CLO) Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông vận tải quyết định phân công Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà làm Tổ trưởng Tổ công tác giúp việc Ban Chỉ đạo để chỉ đạo tiến độ triển khai các công trình, dự án đường sắt đô thị thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.

Tin tức
Đến 2030, quy mô kinh tế vùng trung du và miền núi phía Bắc đạt khoảng 2.100 nghìn tỷ đồng

Đến 2030, quy mô kinh tế vùng trung du và miền núi phía Bắc đạt khoảng 2.100 nghìn tỷ đồng

(CLO) Quy hoạch vùng trung du và miền núi phía Bắc thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 phấn đấu trong kỳ quy hoạch đến năm 2030, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn vùng (GRDP) bình quân giai đoạn 2021 - 2030 đạt 8,5 - 9,0%/năm; quy mô kinh tế vùng đạt khoảng 2.100 nghìn tỷ đồng (giá hiện hành).

Tin tức
Quy hoạch vùng đồng bằng sông Hồng: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh được chọn xây dựng các trung tâm dịch vụ lớn

Quy hoạch vùng đồng bằng sông Hồng: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh được chọn xây dựng các trung tâm dịch vụ lớn

(CLO) Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký quyết định phê duyệt Quy hoạch vùng đồng bằng sông Hồng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Đáng chú ý, Quy hoạch xác định hình thành các trung tâm dịch vụ lớn mang tầm khu vực và thế giới về thương mại, du lịch, tài chính, logistics ở Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh.

Tin tức
Thực hiện cải cách tiền lương: Bảo đảm lương khởi điểm của công chức sẽ trên 5 triệu đồng

Thực hiện cải cách tiền lương: Bảo đảm lương khởi điểm của công chức sẽ trên 5 triệu đồng

(CLO) Theo ông Vũ Minh Đăng, Chánh Văn phòng Bộ Nội vụ cho biết, việc thực hiện cải cách tiền lương đảm bảo cán bộ, công chức có thu nhập thấp nhất cũng không thấp hơn 5 triệu đồng. Con số này sẽ phải xin ý kiến của Bộ Chính trị.

Tin tức