75 năm Hải quan Việt Nam xây dựng và trưởng thành

Ngành Hải quan nỗ lực cải cách thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp

Thứ năm, 17/09/2020 09:17 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Những năm qua, trong các lĩnh vực quản lý nhà nước về hải quan, ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) đã được phát triển mạnh mẽ, trở thành động lực trong tiến trình cải cách thủ tục hành chính, hiện đại hóa hải quan.

Qua đó, đã tạo môi trường thuận lợi cho các hoạt động xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh và cũng là tiền đề hoàn thiện Hải quan điện tử hướng tới Hải quan số.

Người dân và doanh nghiệp được phục vụ tốt hơn

Trong giai đoạn 2016 – 2020, ngành Hải quan đã có cuộc thay đổi ngoạn mục khi đẩy mạnh ứng dụng CNTT toàn ngành, qua đó đã tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp trong quá trình làm thủ tục hải quan và hoạt động xuất nhập khẩu.

Điển hình là việc làm thủ tục hải quan đã được 100% tự động hóa với thời gian xử lý hồ sơ chỉ từ 1 giây đến 3 giây. Cùng với đó, Đề án nộp thuế điện tử và thông quan 24/7 sẽ giúp doanh nghiệp có thể nộp tiền thuế bằng nhiều hình thức, giúp giảm thời gian nộp thuế, đồng thời thông quan hàng hóa ngay sau khi nộp thuế. Qua đó đã rút ngắn thời gian hoàn thành thủ tục hải quan. Đến thời điểm hiện tại, số thu ngân sách bằng phương thức điện tử đạt 97,1% tổng số thu ngân sách của Tổng cục Hải quan, cao gấp hơn 1,5 lần so với giai đoạn 2011 – 2015.

Cán bộ, công chức Chi Cục Hải quan cửa khẩu Hữu Nghị - Cục Hải quan Lạng Sơn làm thủ tục hàng hóa xuất nhập khẩu.

Cán bộ, công chức Chi Cục Hải quan cửa khẩu Hữu Nghị - Cục Hải quan Lạng Sơn làm thủ tục hàng hóa xuất nhập khẩu.

Hệ thống quản lý hải quan tự động (gọi tắt là Hệ thống VASSCM) cũng đã góp phần làm cho hồ sơ, thủ tục để đưa hàng ra khỏi kho bãi cảng đơn giản; giảm tiếp xúc giữa hải quan và doanh nghiệp; giảm thời gian đi lại làm thủ tục của doanh nghiệp xuất nhập khẩu khắc phục được tình trạng ùn tắc tại cổng cảng/kho bãi; tạo ra sự thuận lợi, minh bạch trong quản lý điều hành công việc của doanh nghiệp.

Ngoài ra, ngành Hải quan tiếp tục nâng cao chất lượng và số lượng dịch vụ công trực tuyến phục vụ người dân, doanh nghiệp. Đến nay, số lượng thủ tục hành chính cung cấp dưới hình thức dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 là 172 TTHC, tăng gấp 1,7 lần so với giai đoạn 2011 – 2015; số hồ sơ xử lý đạt 871.662, tăng gấp 30 lần so với số hồ sơ xử lý trong giai đoạn 2011 – 2015.

Bên cạnh đó, khi Cổng thông tin tờ khai hải quan chính thức được vận hành đã cung cấp thông tin tờ khai hải quan điện tử cho các Bộ, ngành có liên quan để thực hiện các thủ tục về thuế, cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa, thủ tục thanh toán qua ngân hàng và các thủ tục hành chính khác; chứng minh tính hợp pháp của hàng hóa lưu thông trên thị trường.

CNTT đạt nhiều kết quả mang tính đột phá

Theo Tổng cục Hải quan, việc triển khai Cơ chế một cửa quốc gia và Cơ chế một cửa ASEAN trong giai đoạn 2016 – 2020 đạt được nhiều kết quả mang tính đột phá mang tính cách mạng. Đến nay, đã có 13 Bộ, ngành tham gia với 198 thủ tục hành chính được đưa lên Cơ chế một cửa quốc gia với tổng số hồ sơ hành chính đã được xử lý trên Cổng thông tin một cửa quốc gia trên 3 triệu bộ hồ sơ và trên 38 nghìn doanh nghiệp tham gia. So với giai đoạn 2011 – 2015, số lượng thủ tục hành chính được triển khai của giai đoạn 2016 – 2020 tăng gấp hơn 7 lần; số lượng hồ sơ được xử lý tăng gấp 83 lần; số doanh nghiệp tăng gấp hơn 12 lần.

Đối với việc triển khai Cơ chế một cửa ASEAN đã có một sự phát triển vượt bậc, đánh dấu sự kiện có ý nghĩa chính trị đặc biệt là từ ngày 01/01/2018, Việt Nam đã chính thức triển khai Cơ chế một cửa ASEAN. Đến nay, Việt Nam đã thực hiện trao đổi Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) mẫu D bản điện tử (e-C/O form D) với 09 nước ASEAN: Indonesia, Malaysia, Singapore, Thái Lan, Brunei, Campuchia, Myanmar, Lào, Phillipine. Riêng trong năm 2018, việc trao đổi chính thức thông tin e-C/O đã tiết kiệm 7,89 triệu đô la Mỹ, trong đó tiết kiệm 2,95 triệu đô la Mỹ đối với hàng nhập khẩu và 4,94 triệu đô la Mỹ đối với hàng xuất khẩu.

Hiện nay, 100% hoạt động thống kê hải quan từ khâu thu thập, xử lý, phân tích, báo cáo và phổ biến sản phẩm thống kê nhà nước về hải quan đã được ứng dụng công nghệ thông tin. Số liệu thống kê hải quan ngày càng đầy đủ, tin cậy, đáp ứng kịp thời yêu cẩu quản lý vĩ mô, điều hành kinh tế của các cơ quan Đảng và Nhà nước. Đặc biệt, trong các tháng đầu năm 2020, trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, trước yêu cầu của Chính phủ và đề nghị của các Bộ, ngành, Cục CNTT & TKHQ đã khẩn trương thực hiện báo cáo, cung cấp đầy đủ, kịp thời thông tin tình hình hoạt động xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh thông qua hệ thống CNTT. Qua đó, giúp Chính phủ và các Bộ, ngành có chỉ đạo và triển khai các giải pháp phù hợp trong việc hỗ trợ, tạo thuận lợi người dân, doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Với những kết quả đạt được, trong giai đoạn 2016 – 2020, thống kê hải quan được đánh giá là cơ quan thống kê hàng đầu trong hệ thống thống kê Bộ, ngành. Bên cạnh đó, vai trò và vị trí của thống kê Hải quan trong ASEAN ngày càng được nâng cao, được các chuyên gia quốc tế đánh giá thuộc nhóm 4 nước hàng đầu trong ASEAN về thống kê hàng hóa xuất nhập khẩu.

Bên cạnh đó, năm 2019, Tổng cục Hải quan cũng được Hội Truyền thông số Việt Nam trao Giải thưởng Cơ quan Nhà nước chuyển đổi số xuất sắc năm 2019.

Hướng tới Hải quan số

Để đạt được những thành tựu về CNTT, từ thực tiễn triển khai, theo Tổng cục Hải quan, điều đó cũng nhờ có sự lãnh đạo, chỉ đạo của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Bộ Tài chính trong việc xác định chủ trương, đường lối để triển khai mạnh mẽ ứng dụng CNTT trong lĩnh vực hải quan.

Hơn nữa đã đảm bảo sự phối kết hợp chặt chẽ của các Bộ, ngành và các đơn vị liên quan trong và ngoài Ngành trong quá trình thực hiện triển khai ứng dụng CNTT; đảm bảo được sự đồng tình, ủng hộ của cộng đồng doanh nghiệp trong việc đưa các hệ thống CNTT trong hoạt động xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh vào vận hành.

Mặt khác đã huy động được nguồn lực trong toàn ngành hải quan vào triển khai các nhiệm vụ ứng dụng CNTT, đảm bảo sự đồng tâm, đồng lòng của cán bộ, công chức tác nghiệp, qua đó đã thống nhất một ý chí, tinh thần để triển khai các nhiệm vụ ứng dụng CNTT.

Việc tận dụng mối quan hệ hợp tác, phối hợp, giúp đỡ của Hải quan thế giới, các đối tác CNTT hàng đầu của thế giới đã mang lại nhiều hiệu quả trong quá trình tìm kiếm và triển khai các ứng dụng CNTT và viễn thông phục vụ cho cải cách, hiện đại hóa hải quan. Nhất là đã xây dựng được tập thể đơn vị đoàn kết, nhất trí cùng hướng đến mục tiêu chung là phấn đấu hoàn thành toàn diện các nhiệm vụ được giao. Qua đó đã phát huy thế mạnh của từng cán bộ, công chức, khuyến khích việc nghiên cứu khoa học, học tập, nâng cao trình độ cả trong lĩnh vực CNTT và nghiệp vụ.

Theo Tổng cục Hải quan, thời gian tới, nhiệm vụ quản lý nhà nước về Hải quan sẽ nặng nề hơn, yêu cầu cải cách thủ tục hành chính, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp, phải tiến hành cải cách, hiện đại hóa. Bên cạnh đó, cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4 đang tác động rất mạnh mẽ, sâu rộng đến mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội, trong đó có hoạt động quản lý nhà nước về hải quan. Điều này đòi hỏi ngành Hải quan phải có sự tích cực và chủ động trong nghiên cứu ứng dụng những công nghệ tiên tiến do Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 mang lại trong quản lý nhà nước về hải quan.

Thời gian tới, Tổng cục Hải quan sẽ tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, hoàn thiện hải quan điện tử, xây dựng nội dung Hải quan số. Theo đó sẽ tái thiết kế tổng thể hệ thống CNTT ngành Hải quan nhằm xây dựng hệ thống CNTT trên cơ sở ứng dụng những thành tựu mới nhất về công nghệ, phù hợp với chuẩn mực quốc tế. Hệ thống phải có khả năng tích hợp, kết nối, chia sẻ thông tin với các Bộ, ngành, doanh nghiệp thông qua Cơ chế một cửa quốc gia, sẵn sàng trao đổi dữ liệu hải quan với các nước trong khu vực và trên thế giới. Bên cạnh đó sẽ mở rộng Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN và một số đối tác thương mại ngoài ASEAN tạo thuận lợi thương mại xuyên biên giới; đồng thời đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ Cách mạng Công nghiệp 4.0 trong quản lý nhà nước về hải quan và tiếp tục đẩy mạnh triển khai Chính phủ điện tử ngành Hải quan.

Gia Nguyên

Tin khác

Kinh tế Mỹ đối mặt với nguy cơ lạm phát đình trệ

Kinh tế Mỹ đối mặt với nguy cơ lạm phát đình trệ

(CLO) Dữ liệu kinh tế vĩ mô mới nhất do Bộ Thương mại Mỹ công bố chỉ ra rằng nền kinh tế nước này có thể đang tiến tới tình trạng lạm phát đình trệ, Business Insider đưa tin. Tờ báo cho biết thêm, những dấu hiệu ảm đạm cho thấy những thách thức khó khăn phía trước.

Thị trường - Doanh nghiệp
Hà Nội: Siêu thị, trung tâm thương mại “chạy đua” khuyến mãi dịp lễ 30/4-1/5

Hà Nội: Siêu thị, trung tâm thương mại “chạy đua” khuyến mãi dịp lễ 30/4-1/5

(CLO) Kéo dài tới 5 ngày nên kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm nay được đánh giá là thời cơ vàng để kích cầu mua sắm. Để thu hút khách, nhiều nhà bán lẻ rầm rộ đưa ra các chương trình khuyến mãi, tri ân người tiêu dùng.

Thị trường - Doanh nghiệp
Việc Mỹ tịch thu tài sản của Nga sẽ đẩy nhanh quá trình phi đôla hóa

Việc Mỹ tịch thu tài sản của Nga sẽ đẩy nhanh quá trình phi đôla hóa

(CLO) Bloomberg đưa tin, dẫn lời một cựu quan chức của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), việc "vũ khí hóa" đồng đô la Mỹ thông qua việc tịch thu các tài sản bị đóng băng của Nga có thể thúc đẩy toàn cầu xa lánh đồng bạc xanh.

Thị trường - Doanh nghiệp
Ấn Độ nhập thêm dầu của Nga sau thời gian ngưng trệ

Ấn Độ nhập thêm dầu của Nga sau thời gian ngưng trệ

(CLO) Một con tàu do hãng vận tải khổng lồ Sovcomflot (SCF) của Nga bị Mỹ trừng phạt đã xả dầu nhiên liệu tại một cảng phía tây Ấn Độ vào thứ Sáu (26/4), Reuters đưa tin.

Thị trường - Doanh nghiệp
Bamboo Capital (BCG) mục tiêu lợi nhuận tăng 6 lần, đưa Bảo hiểm AAA lên UPCoM

Bamboo Capital (BCG) mục tiêu lợi nhuận tăng 6 lần, đưa Bảo hiểm AAA lên UPCoM

(CLO) Tập đoàn Bamboo Capital (BCG) đặt mục tiêu lợi nhuận năm 2024 tăng gấp 6 lần so với thực hiện năm 2023. Đưa bảo hiểm AAA lên UPCoM.

Tài chính - Bảo hiểm