Ngành mỹ phẩm châu Âu chịu khủng hoảng nguồn cung trong bối cảnh khan hiếm tài nguyên Ukraine

13/04/2022 10:11

(CLO) Khủng hoảng Nga – Ukraine khiến các nhà sản xuất nước hoa và mỹ phẩm châu Âu đang phải đối mặt với tình trạng thiếu giấy, thủy tinh, một số loại dầu và rượu quan trọng, buộc phải tăng giá trong bối cảnh khan hiếm nguồn cung.

Ngành kinh doanh mỹ phẩm toàn cầu trị giá 500 tỷ đô la Mỹ, cũng giống như ngành công nghiệp thực phẩm, đang đối phó với hậu quả từ chiến tranh khi các nhà sản xuất sử dụng rượu làm từ ngũ cốc và củ cải hữu cơ để làm nước hoa, và dầu hạt hướng dương để làm mỹ phẩm - tất cả các loại cây trồng thiết yếu từ Ukraine.

nganh my pham chau au chiu khung hoang nguon cung trong boi canh khan hiem tai nguyen ukraine hinh 1

Cửa hàng mỹ phẩm Venice được bày bán ở Milan, Ý. Ảnh: Reuters.

Đồng thời, cuộc khủng hoảng năng lượng trong chiến tranh đã đẩy giá thủy tinh và giấy lên cao, trong khi các cuộc phong tỏa Covid-19 của Trung Quốc đã khiến các tập đoàn gặp khó khăn trong việc đảm bảo các thành phần đóng gói cho nước hoa.

Emmanuel Guichard, tổng thư ký hiệp hội mỹ phẩm Pháp FEBEA chia sẻ: “Khi nói đến tìm nguồn cung ứng, chúng tôi đang ở trong tình trạng khủng hoảng.

Theo thống kê: bao bì, năng lượng và nguyên liệu thô tăng vọt đã làm tăng chi phí sản xuất trong ngành mỹ phẩm trung bình từ 25% đến 30%, đặt ra thách thức đối với ngành công nghiệp mỹ phẩm đại trà, mặc dù nhu cầu đối với các sản phẩm chăm sóc cá nhân vẫn rất lớn.

ICR, một công ty sản xuất nước hoa của Ý, dự kiến doanh số bán hàng sẽ vượt quá mức trong năm nay, tuy nhiên công ty này thuộc sở hữu của Bulgari và Salvatore Ferragamo, hiện đang phải đối phó với việc chi phí rượu tăng 30% hàng năm, cao nhất là 10%. Phó chủ tịch Ambra Martone nhận định rằng giá kính và giấy sẽ tăng lên.

Theo phân tích của McKinsey, doanh thu toàn cầu của các sản phẩm làm đẹp dự kiến sẽ vượt 538 tỷ USD trong năm nay, tăng từ 518 tỷ USD vào năm 2021 và 458 tỷ USD vào năm 2020.

Ngành sản xuất các sản phẩm cho phái đẹp chỉ là một tỷ lệ nhỏ trong toàn ngành bị ảnh hưởng bởi chiến tranh. Đối với ngành thực phẩm đóng gói toàn cầu, dự kiến trị giá hơn 2 nghìn tỷ USD trong năm nay.

Việc Nga tấn công Ukraine đã “tàn phá” thị trường ngũ cốc và dầu ăn chủ yếu, đẩy giá lương thực toàn cầu lên mức cao mới.

Trong khi các gã khổng lồ với tỷ suất lợi nhuận cao, có tiềm lực tài chính cao hơn và linh hoạt hơn để đối phó với thách thức hiện hữu. Tập đoàn số 1 thế giới L\'Oreal, nhãn hiệu Giorgio Armani và Valentino đều có tỷ suất lợi nhuận là 22,8%. Qua đó, những thách thức là mối hiểm hoạ đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Châu Âu.

Khó khăn ngày càng leo thang khi người tiêu dùng tiếp tục phải mua các mặt hàng mỹ phẩm có giá cao hơn, chẳng hạn như nước hoa đòi hỏi nồng độ dầu cao hơn và nguyên liệu thô lạ hơn.

Doanh số bán nước hoa liên tục tăng trong ba năm qua và tăng 15% vào năm 2021 tại Hoa Kỳ. Với mỗi chai nước hoa có giá hơn 175 đô la Mỹ/chai, tăng hơn gấp đôi so với doanh số bán hàng theo đơn vị, theo dữ liệu gần đây nhất của NPD Group.

Theo Cosmetics Europe, các nhà sản xuất mỹ phẩm châu Âu đã vận chuyển 22,6 tỷ euro (24,6 tỷ USD) hàng hóa vào năm 2020, dẫn đến nhu cầu cạnh tranh về vật liệu đóng gói sau đại dịch, thúc đẩy thương mại điện tử, thúc đẩy việc sử dụng giấy trong bối cảnh nỗ lực hạn chế sử dụng nhựa.

Giám đốc điều hành Francesco Pintucci cho biết: Việc chi phí giấy tăng gấp đôi để làm hộp sang trọng cho khách hàng bao gồm Dolce & Gabbana, Ferragamo và Givenchy đã khiến Tập đoàn Isem của Ý tăng giá sản phẩm của mình từ 10% đến 40%.

Lê Na (Theo CNA)

    Nổi bật
        Mới nhất
        Ngành mỹ phẩm châu Âu chịu khủng hoảng nguồn cung trong bối cảnh khan hiếm tài nguyên Ukraine
        • Mặc định

        POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO