Ngành y và những “khối u di căn”

Thứ năm, 26/11/2020 09:39 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Thuốc là loại hàng hóa “không mặc cả”. Dịch vụ y tế còn khủng khiếp hơn “Đầu tiên - Tiền đâu”. Vì lẽ đó, cộng với những kẽ hở trong quản lý, không ít thầy thuốc đã thành những kẻ tham tàn, sẵn sàng “làm thịt” bệnh nhân, kể cả những người ở dưới đáy xã hội, hay cận kề cái chết.

Sự kiện: ngành Y

1. Nâng giá, thổi giá, chà đạp lên luật pháp và đạo đức để trục lợi trong đấu thầu thuốc, thiết bị y tế, hay chuyện doanh nghiệp “chi phần trăm” cho quan chức y tế, lãnh đạo, cán bộ bệnh viện,… là chuyện không mới. Nhưng qua vụ án nâng khống thiết bị xét nghiệm tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, thì mức độ tham tàn được lột tả cụ thể và chi tiết hơn.

Theo đó, từ đầu năm 2020, CDC Hà Nội đã mua một số hệ thống Realtime PCR tự động phục vụ xét nghiệm Covid-19 theo phương thức chỉ định thầu. Và thế là, hệ thống xét nghiệm nhập về giá khoảng hơn 2 tỷ đồng, các doanh nghiệp mua bán lòng vòng với nhau rồi bán cho CDC Hà Nội hơn 7 tỷ đồng. Theo cơ quan CSĐT Bộ Công an, các bị can đã câu kết nâng khống giá trị gói thầu, gây thiệt hại cho Nhà nước hơn 5,4 tỷ đồng.

Tiếp đó, ở vụ “BOT bệnh viện” tại Bạch Mai, sự tham lam, tàn nhẫn lại được nâng lên một mức độ mới. Như việc bệnh viện này đầu tư mua 2 robot phẫu thuật về lĩnh vực khớp và sọ não là Mako và Rosa, nhưng robot đã bị thổi giá 2-4 lần (robot Rosa có giá chỉ 7,6 tỷ đồng, nhưng lại được đối tác của Bạch Mai kê lên đến 39 tỷ đồng). Vì thế, người bệnh phải chi từ hơn 4 triệu lên hơn 23 triệu đồng cho chi phí khấu hao thiết bị trên mỗi ca phẫu thuật.

Không chỉ Bệnh viện Bạch Mai đẩy người bệnh vào khánh kiệt, mà tiêu cực đang diễn ra ở nhiều nơi, nhiều địa phương... Mới đây, tại TP.HCM, Bộ Công an đã vào điều tra vụ “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Bệnh viện Mắt TP.HCM, khám xét nơi làm việc của Giám đốc và kế toán bệnh viện.

Trước thực tế đau xót trên, trước nỗi bức xúc và khốn khổ của người dân, tham nhũng, tiêu cực trong ngành y vẫn đang là “trọng tâm” của các cơ quan điều tra các cấp.

Báo Công luận

2. Thực tế, kế hoạch đầu tư công giai đoạn 2016-2020 của Bộ Y tế cũng như của các địa phương về lĩnh vực y tế chủ yếu là dành cho việc xây dựng, cải tạo, nâng cấp cơ sở hạ tầng, còn với kinh phí đầu tư trang thiết bị ở mức thấp, chỉ khoảng 20-30 tỷ đồng/dự án.

Trong 5 năm tới, tổng nhu cầu đầu tư của toàn ngành y tế là khoảng 230.000 tỷ đồng. Để đáp ứng, theo quyền Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long, ngành y phải huy động nguồn lực ngoài ngân sách theo hình thức đầu tư xã hội hóa. Vì vậy, việc đầu tư lắp đặt máy móc, trang thiết bị y tế được nhiều bệnh viện công thực hiện thông qua việc góp vốn liên doanh, liên kết với doanh nghiệp.

Tuy nhiên, việc có tới 80-90% số thiết bị đang được sử dụng tại nhiều bệnh viện được đầu tư theo hình thức xã hội hóa, trong khi tiêu cực lại chưa được kiểm tra, kiểm soát hiệu quả là một dấu hỏi to đùng đặt trước lãnh đạo Bộ Y tế.

Về vấn đề này, ông Nguyễn Thanh Long cho biết Bộ đang rà soát lại chính sách, phối hợp với Bộ Tài chính xây dựng nghị định của Chính phủ về xã hội hóa y tế. Và một trong những giải pháp là yêu cầu các đơn vị thực hiện công khai giá trang thiết bị y tế, các kết quả đấu thầu…

Nhiều ý kiến cho rằng, việc xã hội hóa nói trên dù cần thiết, nhưng cần quy định rõ định mức đầu tư, tỷ suất đầu tư; cần phải có cơ chế dẹp bỏ được tình trạng mua bán lòng vòng và siết kẽ hở để cho kẻ ác móc ngoặc thổi giá;…

Cần nhớ rằng, tiền chi cho khám, chữa bệnh từ Quỹ bảo hiểm y tế (BHYT) ở Việt Nam năm 2019 đã lên đến hơn 100 nghìn tỷ (hơn 4 tỷ USD). Mới chỉ là tiền chi liên quan tới Quỹ BHYT, thì đã dư sức làm kẻ gian “mờ mắt”.

Thế nên, thật khó tin khi “BOT y tế” đem lợi chính cho cá nhân, doanh nghiệp bên ngoài, các móc ngoặc thông thầu, nâng khống giá thuốc, máy móc, thiết bị y tế diễn ra ngồn ngộn mà quan chức ngành này lại không nghe, không biết, không thấy (!?).

Robot Rosa phẫu thuật thần kinh trong một lần được sử dụng năm 2017. Ảnh: Bệnh viện Bạch Mai

Robot Rosa phẫu thuật thần kinh trong một lần được sử dụng năm 2017. Ảnh: Bệnh viện Bạch Mai

3. Tại Báo cáo thẩm tra của Chính phủ về công tác phòng, chống tham nhũng năm 2020, việc cơ quan CSĐT liên tục khởi tố, bắt tạm giam một số lãnh đạo bệnh viện có liên quan đến các sai phạm trong mua sắm thiết bị y tế thực sự không mới, nhưng là một cú sốc về sự tha hóa.

Theo bác sĩ Nguyễn Hữu Tùng - Phó Chủ tịch thường trực Hội hành nghề y tư nhân TP.HCM, để xảy ra hiện tượng tiêu cực trong ngành y tế thời gian qua một phần xuất phát từ mặt trái của xã hội hóa y tế. “Thực tế hiện nay thay vì xây bệnh viện tư, nhiều người có tiền mua trang thiết bị đầu tư tại bệnh viện công với đầy đủ cơ sở hạ tầng điện nước, bệnh nhân, nhân sự, quản lý. Thời gian khấu hao máy đã có Bộ Tài chính lo, người đầu tư chỉ cần “ăn rơ” với Ban Giám đốc là xong và chỉ cần ngồi thu tiền”, ông Tùng phân tích.

Thời gian qua, các cơ quan báo chí đã liên tục phanh phui việc một số bệnh viện đã tăng chỉ định sử dụng các máy xã hội hóa để nhanh thu hồi vốn, tăng thu nhập cho bên góp vốn. Vì vậy, người bệnh, trong đó có cả những người đang giữa lằn ranh sống chết còn bị “làm thịt”.

Ngành y tế lại hô khẩu hiệu, nêu cao quyết tâm rà soát, thay đổi, nhưng tiếp tục nhận lại sự hoài nghi. Mới đây, tại phiên họp báo thường kỳ của Chính phủ, người phát ngôn Bộ Công an - Thiếu tướng Tô Ân Xô khẳng định: Vụ ở Bệnh viện Bạch Mai không phải là vụ đầu tiên, và chắc chắn không phải là vụ cuối cùng liên quan đến hoạt động nâng khống giá thiết bị y tế!

Điều này ít nhiều cho người dân, các y bác sĩ “từ mẫu” niềm tin rằng các cơ quan bảo vệ luật pháp sẽ còn tiếp tục vào cuộc, giúp hạn chế và dẹp bỏ tình trạng thông thầu, nâng khống giá thuốc, trang thiết bị y tế để trục lợi một cách tàn nhẫn trên chính các bệnh nhân, những người đang hết sức khốn khổ bởi bệnh tật.

Diệt trừ những khối u ác tính đang di căn trên cơ thể ngành y, buồn thay, lại ít ai kỳ vọng vào sự chủ động của các chuyên gia giỏi nhất trong “bắt bệnh” và “trị bệnh”.

Kiên Giang

Tin khác

Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

(NB&CL) Tại Việt Nam, du lịch xanh đang dần hình thành và phát triển ở nhiều địa phương. Giới chuyên gia nhận định trong thời gian tới, du lịch xanh không chỉ đóng vai trò to lớn trong bảo vệ đa dạng sinh học và văn hóa cộng đồng mà còn đóng góp tích cực cho sự phát triển bền vững ở Việt Nam. Tuy nhiên, “Diễn đàn Du lịch Việt Nam - Chuyển đổi Xanh để phát triển bền vững” nằm trong khuôn khổ Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam VITM Hà Nội 2024 đã khẳng định: Chuyển đổi du lịch xanh không chỉ là vấn đề phủ xanh không gian du lịch, bảo vệ môi trường sinh thái mà cần có sự đổi mới tư duy của những người làm du lịch, ứng xử đúng mực với thiên nhiên.

Góc nhìn
Lại chuyện đặt tên phố, tên làng!

Lại chuyện đặt tên phố, tên làng!

(CLO) Một đôi vợ chồng trẻ chuẩn bị sinh con đầu lòng, nghĩ nát óc cả dăm bảy tháng để đặt tên cô con gái rượu sắp ra đời.

Góc nhìn
Kỳ 3: Mở chiến dịch Điện Biên Phủ - Đường đến quyết định lịch sử

Kỳ 3: Mở chiến dịch Điện Biên Phủ - Đường đến quyết định lịch sử

(NB&CL) Theo nhìn nhận của nhiều nhà nghiên cứu, sử gia, việc ngày 6/12/1953, Bộ Chính trị quyết định mở chiến dịch tiêu diệt toàn bộ quân địch ở tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ là quyết định mang tính lịch sử. Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dựa vào những cứ liệu nào để có được chủ trương hết sức linh hoạt, sáng tạo và kịp thời ấy? - Đó là câu hỏi mà đến nay, tròn 70 năm sau, vẫn được hết sức quan tâm.

Góc nhìn
Ghi âm, ghi hình phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa: Báo chí cần được đảm bảo quyền tác nghiệp

Ghi âm, ghi hình phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa: Báo chí cần được đảm bảo quyền tác nghiệp

(NB&CL) Dự thảo Luật Tòa án (sửa đổi) quy định theo hướng “thắt chặt” việc ghi âm, ghi hình tại phiên tòa. Chánh án TAND tối cao Nguyễn Hòa Bình cho rằng, quy định này là cần thiết, để phiên tòa tập trung xét xử, trang nghiêm.

Góc nhìn
Giảm trừ gia cảnh: Cần linh hoạt theo thực tiễn đời sống

Giảm trừ gia cảnh: Cần linh hoạt theo thực tiễn đời sống

(NB&CL) Mức giảm trừ gia cảnh hiện nay quá thấp so với mức chi tiêu cơ bản, mức sống thực tế của người dân và không phù hợp với sự biến động liên tục của mặt bằng giá. Điều này đã được giới chuyên gia cũng như báo chí lên tiếng khá nhiều nhưng cho tới nay, mức trừ gia cảnh vẫn không thay đổi...

Góc nhìn