Ngày 16/5: Ghi nhận 1.550 ca nhiễm COVID-19 mới

Thứ hai, 16/05/2022 18:05 PM - 0 Trả lời

(CLO) Thông tin từ Bộ Y tế cho biết, tính từ 16h ngày 15/5 đến 16h ngày 16/5 ghi nhận 1.550 ca nhiễm COVID-19  mới, trong đó 2 ca nhập cảnh.

Số ca mắc COVID-19 giảm mạnh

Các tỉnh ghi nhận số ca mắc mới nhiều nhất có Hà Nội (437), Bắc Ninh (98), Yên Bái (76), Quảng Ninh (75), Nghệ An (64), Vĩnh Phúc (63), Tuyên Quang (61), Thái Bình (54), Phú Thọ (53);

Hải Dương (45), Quảng Bình (44), Thái Nguyên (44), Lào Cai (33), Bắc Kạn (25), Bình Dương (24), Đà Nẵng (22), Hà Tĩnh (22), Hưng Yên (22), Thanh Hóa (22), Ninh Bình (21), Hải Phòng (19), TP. Hồ Chí Minh (19). Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua 2.403 ca/ngày.

ngay 16 5 ghi nhan 1550 ca nhiem covid 19 moi hinh 1

Hiện nay số bệnh nhân mắc COVID-19 giảm mạnh.

Như vậy, kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 10.698.180 ca nhiễm, đứng thứ 12/227 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 104/227quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 108.093 ca nhiễm).

Cũng theo Bộ Y tế, số bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày 4.723 ca nâng tổng số ca được điều trị khỏi 9.359.763 ca.

Số bệnh nhân đang thở ô xy là 299 ca. Từ 17h30 ngày 15/5 đến 17h30 ngày 16/5 ghi nhận 2 ca tử vong tại: Cần Thơ (1), Tây Ninh (1).

Trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua 1 ca. Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 43.067 ca, chiếm tỷ lệ 0,4% so với tổng số ca nhiễm.

Tổng số ca tử vong xếp thứ 24/227 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 130/227 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49(xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 25/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 4 ASEAN).

Bệnh gan hiếm gặp là do hậu COVID-19

Văn phòng Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) châu Âu thông tin, 70% số ca viêm gan bí ẩn trong khu vực từng nhiễm COVID-19.

Tính tới ngày 15/5, thế giới đã ghi nhận 450 ca mắc viêm gan cấp tính chưa rõ nguyên nhân tại 25 quốc gia, trong đó có 12 bệnh nhân tử vong.

Theo nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí The Lancet, căn bệnh trên có thể liên quan tới Covid-19. Hiện các ca mắc viêm gan cấp tính đã được ghi nhận ở châu Âu, Mỹ, Israel, Nhật, Indonesia…

Hầu hết các bệnh nhi xuất hiện triệu chứng bất ổn đường tiêu hóa, sau đó bị vàng da và trong một số trường hợp, suy gan cấp tính. Tuy nhiên, xét nghiệm không phát hiện những loại virus gây viêm gan phổ biến A, B, C, D và E.

Giới chuyên môn nhận định, các ca viêm gan cấp tính gần đây ở trẻ em có thể là hậu quả của nhiễm COVID-19, tiếp theo là nhiễm virus Adeno sau khi xuất hiện một ổ chứa virus trong đường ruột.

Sau khi một người mắc COVID-19, ổ chứa virus SARS-CoV-2 có thể dẫn đến việc kích hoạt tế bào miễn dịch quá mức, gây ra Hội chứng viêm đa hệ thống ở trẻ em (MIS-C). Nếu có ổ virus như vậy và sau đó trẻ bị nhiễm virus Adeno sẽ dẫn đến các bất thường miễn dịch như viêm gan nặng cấp tính.

Isabella Eckerle, đồng Giám đốc Trung tâm Các bệnh do virus mới tại Bệnh viện Đại học Geneva (Thụy Sĩ), cho biết không thể loại trừ khả năng bệnh viêm gan cấp tính ở trẻ em sau khi nhiễm Covid-19.

Sự tồn tại của virus SARS-CoV-2 trong đường tiêu hóa của trẻ sẽ giải phóng liên tục các protein virus trong tế bào biểu mô ruột. Điều đó kích hoạt tế bào miễn dịch bất thường đã được xác định là cơ chế gây ra MIS-C.

MIS-C làm dấy lên mối lo ngại rộng rãi kể từ tháng 4/2020. Bệnh nhân mắc hội chứng này bị viêm ở nhiều cơ quan bao gồm tim, phổi, thận, não, da, mắt, dạ dày và gan, thậm chí có thể dẫn đến suy đa tạng, trường hợp nặng tử vong.

Israel gần đây báo cáo các trường hợp viêm gan cấp tính không rõ nguyên nhân ở 12 trẻ em. 11 trong số đó đã nhiễm COVID-19 trong vòng một năm qua.

Các chuyên gia y tế lưu ý, nhiễm COVID-19 nghiêm trọng có khả năng gây tổn thương gan. Điều đó đồng nghĩa bệnh viêm gan không rõ nguyên nhân có thể là một trong những triệu chứng lâu dài của COVID-19.

Trinh Phúc

Bình Luận

Tin khác

Cảnh giác cao độ với cúm gia cầm nhưng không hoang mang, gây hại cho ngành chăn nuôi!

Cảnh giác cao độ với cúm gia cầm nhưng không hoang mang, gây hại cho ngành chăn nuôi!

(NB&CL) Sau khi ghi nhận trường hợp một bệnh nhân bị tử vong do cúm gia cầm, nhiều người đã cẩn trọng khi không sử dụng thực phẩm như trứng, thịt gia cầm trong khi đó cũng có người chủ quan vẫn ăn tiết canh, trứng sống. Chuyên gia cho rằng, những phản ứng như trên đều không phù hợp.

Sức khỏe
Khối ngành sức khỏe đua nhau tuyển sinh bằng điểm học bạ: Ưu tiên chất lượng hay số lượng?

Khối ngành sức khỏe đua nhau tuyển sinh bằng điểm học bạ: Ưu tiên chất lượng hay số lượng?

(CLO) Việc các trường mở rộng hình thức tuyển sinh, mở rộng chỉ tiêu đối với phương thức xét tuyển học bạ cho thấy vấn đề tuyển sinh ở nhiều trường ngày càng cạnh tranh, khó hút thí sinh.

Sức khỏe
Điều dưỡng Bạch Mai cứu sống người ngừng tim: Tầm quan trọng của cấp cứu ngoại viện!

Điều dưỡng Bạch Mai cứu sống người ngừng tim: Tầm quan trọng của cấp cứu ngoại viện!

(CLO) Theo các chuyên gia, việc cấp cứu ngoại viện hết sức quan trọng, nếu nhiều người dân có kỹ năng thì cơ hội cứu sống người bệnh khỏi nguy cấp rất cao.

Sức khỏe
Vụ tấn công website của Viện Tim TP HCM không gây rò rỉ thông tin người bệnh

Vụ tấn công website của Viện Tim TP HCM không gây rò rỉ thông tin người bệnh

(CLO) Ngày 27/3, Sở Y tế TP HCM đã thông tin làm rõ về việc webiste lấy số khám bệnh của Viện Tim TP HCM bị tấn công mạng, gây ảnh hưởng đến việc cấp số thứ tự cho người bệnh.

Sức khỏe
TP HCM sẽ phát triển 3 Trung tâm cấp cứu 115 và các trạm cấp cứu hàng không, đường thủy

TP HCM sẽ phát triển 3 Trung tâm cấp cứu 115 và các trạm cấp cứu hàng không, đường thủy

(CLO) Đây là nội dung nằm trong Đề án “Phát triển hệ thống cấp cứu ngoài bệnh viện tại TP HCM theo hướng chuyên nghiệp giai đoạn từ nay đến năm 2030 và những năm tiếp theo” vừa được UBND TP HCM phê duyệt.

Sức khỏe