Ngày 18/5: Ghi nhận 1.831 ca nhiễm COVID-19 mới

Thứ tư, 18/05/2022 18:33 PM - 0 Trả lời

(CLO) Thông tin từ Bộ Y tế, tính từ 16h ngày 17/5 đến 16h ngày 18/5 ghi nhận 1.831 ca nhiễm COVID-19 mới, trong đó 1 ca nhập cảnh tại 48 tỉnh, thành phố.

Số ca mắc COVID-19 giảm

Trong đó, các tỉnh ghi nhận số ca mắc mới nhiều có Hà Nội (403), Vĩnh Phúc (139), Phú Thọ (125), Bắc Ninh (80), Nghệ An (80), Yên Bái (70), Hải Phòng (70), Quảng Ninh (69), Tuyên Quang (52);

Bắc Kạn (49), TP. Hồ Chí Minh (45), Hải Dương (41), Thái Bình (40), Thái Nguyên (40), Lào Cai (39), Quảng Bình (36), Đà Nẵng (33), Nam Định (32), Quảng Trị (31), Sơn La (30), Hưng Yên (27). Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua 2.118 ca/ngày.

ngay 18 5 ghi nhan 1831 ca nhiem covid 19 moi hinh 1

Số bệnh nhận phải nhập viện điều trị COVID-19 giảm.

Như vậy, kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 10.701.796 ca nhiễm, đứng thứ 12/227 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 104/227quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 108.124 ca nhiễm).

Cũng theo Bộ Y tế, số bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày 8.437 ca nâng tổng số ca được điều trị khỏi 9.373.294 ca.

Số bệnh nhân đang thở ô xy là 206 ca. Từ 17h30 ngày 17/5 đến 17h30 ngày 18/5 ghi nhận 1 ca tử vong tại Hà Nội. Trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua 2 ca.

Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 43.072 ca, chiếm tỷ lệ 0,4% so với tổng số ca nhiễm.

Tổng số ca tử vong xếp thứ 24/227 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 130/227 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49(xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 25/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 4 ASEAN).

Cần giai đoạn để COVID-19 từ bệnh nhóm A sang nhóm B

Theo PGS, TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, thời điểm hiện tại chưa nên đưa Covid-19 từ bệnh truyền nhiễm nhóm A sang bệnh truyền nhiễm nhóm B vì COVID-19 vẫn có thể xuất hiện biến chủng mới.

Hiện nay, WHO cũng đang cảnh báo chưa thể lơ là với đại dịch, bởi kịch bản có thể nhẹ đi nhưng cũng có thể nặng lên vì chưa thể đánh giá biến chủng của virus SARS-CoV-2 một cách rõ ràng.

“Đây chính là giai đoạn chuyển tiếp để “nghe ngóng”, đánh giá tình hình dịch một cách chính xác. Bộ Y tế đưa ra 2 kịch bản ứng phó như trên là phù hợp trong tình hình hiện nay. Bởi Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho rằng các quốc gia vẫn phải cảnh giác, chưa đưa COVID-19 về bệnh lưu hành.

Vì vậy, Việt Nam vẫn coi COVID-19 như là bệnh truyền nhiễm nhóm A, tiếp tục theo dõi tình hình trên thế giới, đánh giá đúng nguy cơ dịch để có đáp ứng kịp thời, linh hoạt và hiệu quả”, ông Phu nói. 

Dự đoán về tình hình dịch COVID-19 còn diễn biến phức tạp, chuyên gia này cho rằng, nếu chúng ta đưa COVID-19 về nhóm B nhưng ra văn bản về điều trị vẫn miễn phí thì cũng gần như nhóm A. Bên cạnh đó, nếu chuyển sang nhóm B ngay có thể làm mất cảnh giác, khi dịch quay lại, việc áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch sẽ khó khăn hơn, mất thời gian hơn…

Còn nếu bỏ COVID-19 khỏi nhóm A, khi chủng mới quay lại sẽ bất cập trong triển khai các biện pháp đối phó.

“Hiện nay chúng ta đã rất linh hoạt trong đáp ứng với dịch, không cứng nhắc và đang coi COVID-19 là bệnh đặc thù. Chúng ta không quá chủ quan, lơ là nhưng không quá sợ sệt mà cấm đoán tất cả và thực tế đã mở cửa hoàn toàn, chỉ coi trọng việc cảnh giác và đề cao ý thức phòng bệnh cá nhân.

Theo tôi nếu từ giờ tới cuối năm tình hình thực sự ổn định thì mới nên quyết định chuyển sang nhóm B. Đây là quyết định yêu cầu sự chắc chắn. Trên thực tế đang có nước tuyên bố dịch COVID-19 là bệnh đặc hữu nhưng họ không mở cửa một cách “rộng rãi” như nước ta", ông Phu nói.

Trinh Phúc

Bình Luận

Tin khác

Nâng cao hơn chất lượng công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ của Hưng Yên

Nâng cao hơn chất lượng công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ của Hưng Yên

(CLO) Ngày 25/4, Đoàn công tác của Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương do Phó Trưởng ban Thường trực điều hành Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương Trần Huy Dụng làm trưởng đoàn có buổi làm việc với tỉnh Hưng Yên về công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ của tỉnh.

Sức khỏe
Uống thuốc nam không rõ nguồn gốc, bé 3 tuổi nhập viện

Uống thuốc nam không rõ nguồn gốc, bé 3 tuổi nhập viện

(CLO) Trẻ nhập viện Bệnh viện Nhi Trung ương trong tình trạng co giật, nôn nhiều, rối loạn ý thức, da xanh tái.

Sức khỏe
Bộ Y tế thông tin về mức hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế với người thuộc diện được hỗ trợ

Bộ Y tế thông tin về mức hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế với người thuộc diện được hỗ trợ

(CLO) Mới đây, Bộ Y tế đã có văn bản gửi Bộ Lao động Thương binh và Xã hội; UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; BHXH Việt Nam về vướng mắc trong triển khai thi hành Nghị định 75/2023/NĐ-CP.

Sức khỏe
Cắt môi trái tim, cô gái 25 tuổi nhiễm trùng nặng, biến dạng môi

Cắt môi trái tim, cô gái 25 tuổi nhiễm trùng nặng, biến dạng môi

(CLO) Cắt môi trái tim tại một cơ sở thẩm mỹ tư nhân kém chất lượng, cô gái 25 tuổi ở Hà Nội bị nhiễm trùng nghiêm trọng gây biến dạng môi.

Sức khỏe
TP HCM: Xử nghiêm hộ kinh doanh tắm hơi nhưng tiếp nhận bệnh nhân điều trị suy giãn tĩnh mạch

TP HCM: Xử nghiêm hộ kinh doanh tắm hơi nhưng tiếp nhận bệnh nhân điều trị suy giãn tĩnh mạch

(CLO) Sở Y tế TP HCM đã phát hiện và xử lý nghiêm hộ kinh doanh chuyên tắm hơi, massage… ngang nhiên quảng cáo là phòng khám thuộc hệ thống thẩm mỹ viện Hàn Quốc chuyên điều trị giãn tĩnh mạch bằng công nghệ cao độc quyền.

Sức khỏe