Ngày 23/5: Ghi nhận 1.179 ca nhiễm COVID-19 mới!

Thứ hai, 23/05/2022 17:59 PM - 0 Trả lời

(CLO) Thông tin từ Bộ Y tế cho biết, tính từ 16h ngày 22/5 đến 16h ngày 23/5 ghi nhận 1.179 ca nhiễm COVID-19 mới, giảm 140 ca so với ngày hôm qua tại 43 tỉnh, thành phố.

Số ca mắc COVID-19 giảm mạnh

Các tỉnh có số mắc mới nhiều có Hà Nội (332), Vĩnh Phúc (75), Quảng Trị (72), Yên Bái (60), Quảng Ninh (56), Tuyên Quang (42), Đà Nẵng (40), Nghệ An (39), Phú Thọ (38), Thái Bình (37);

Quảng Bình (37), Hải Dương (36), Thái Nguyên (30), Lào Cai (26), Sơn La (22), Bắc Kạn (19), Hưng Yên (18), Hải Phòng (17), Hà Tĩnh (15), Hòa Bình (15), Quảng Ngãi (14), Cao Bằng (13). Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua 1.553 ca/ngày.

ngay 23 5 ghi nhan 1179 ca nhiem covid 19 moi hinh 1

Hiện nay dịch COVID-19 cơ bản đã được kiểm soát.

Như vậy, kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 10.710.066 ca nhiễm, đứng thứ 12/227 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 104/227 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 108.195 ca nhiễm).

Cũng theo Bộ Y tế, số bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày 3.862 ca nâng tổng số ca được điều trị khỏi 9.405.908 ca. Số bệnh nhân đang thở ô xy là 216 ca. Từ 17h30 ngày 22/5 đến 17h30 ngày 23/5 ghi nhận 1 ca tử vong tại Quảng Ninh. Trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua 1 ca.

Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 43.076 ca, chiếm tỷ lệ 0,4% so với tổng số ca nhiễm.

Tổng số ca tử vong xếp thứ 24/227 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 130/227 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49(xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 25/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 4 ASEAN).

Đỏ mắt, ngứa mắt hậu COVID-19

Mắt là một trong những cơ quan đầu tiên trong cơ thể bị virus SARS-CoV-2 "tấn công". Vì thế không ít trẻ mắc Covid-19 kèm theo triệu chứng viêm kết mạc (đau mắt đỏ). Nếu không được điều trị hoặc tự ý tra thuốc, bệnh nhân có thể bị tổn thương giác mạc nặng, suy giảm thị lực.

Viêm kết mạc là bệnh nhiễm trùng mắt thường gặp, nguyên nhân do virus hoặc vi khuẩn, đôi khi do một số tác nhân dị ứng, có thể điều trị và phòng tránh được. Những dấu hiệu sớm của COVID-19 như viêm kết mạc cũng thể hiện ở mắt nhưng nhiều khi người bệnh không biết hoặc bỏ qua.

Theo các chuyên gia y tế, tại Việt Nam chưa có nghiên cứu nào về COVID-19 ảnh hưởng đến mắt. Tuy nhiên, một phân tích tổng hợp năm 2021 của Nasiri, trong 7.300 bệnh nhân COVID-19 đến 11% trường hợp có những biểu hiện ở mắt, thường gặp là viêm kết mạc, khô mắt, đỏ mắt, chảy nước mắt và ngứa. Trong đó, 30% bệnh nhân mắc di chứng Covid-19 kéo dài có các triệu chứng khô mắt, nặng mắt, đau mắt.

Nguyên nhân chính khiến trẻ bị đau mắt đỏ sau khi khỏi bệnh là virus nhân lên trong niêm mạc mắt. Trẻ bị viêm kết mạc hậu COVID-19 thường có biểu hiện đỏ mắt ở các phần màu trắng của mắt, không gây khó chịu hoặc mắt có thể bị đau, cảm giác ngứa hoặc cộm, chảy nhiều nước mắt và rỉ mắt kèm nhức mắt. Nếu không được chăm sóc, vệ sinh mắt đúng cách, tình trạng của trẻ có thể nặng hơn, dẫn đến những tổn thương khó lường, thậm chí nếu không điều trị kịp thời có thể gây mất thị lực, mù lòa.

Trong một số trường hợp, dấu hiệu đỏ mắt không đơn thuần là viêm kết mạc mà là một số tình trạng nguy hiểm hơn, như viêm màng bồ đào trước (một tình trạng viêm phần trước nhãn cầu), liên quan đến bệnh lý đáp ứng viêm hệ thống đa cơ quan.

Vì thế, ngay sau khi thấy trẻ có những biểu hiện của viêm kết mạc (đau mắt đỏ) hậu COVID-19, cha mẹ nên đưa con đến gặp bác sĩ chuyên khoa Mắt để được thăm khám, chẩn đoán và can thiệp kịp thời, tránh trường hợp chủ quan, tự chữa tại nhà, sẽ dẫn đến nhiều nguy hại cho đôi mắt của trẻ.

Cha mẹ cũng nên lưu ý biện pháp phòng tránh viêm kết mạc hậu COVID-19 ở trẻ bằng cách: Vệ sinh mắt cho trẻ bằng nước muối sinh lý 0.9% (loại 10ml) để vệ sinh mắt. Nước muối sinh lý có tác dụng rửa trôi virus và các yếu tố gây viêm khỏi bề mặt nhãn cầu, giúp sự hồi lưu nước mắt và hồi phục nhanh hơn trong các trường hợp đau đỏ mắt. Cha mẹ hạn chế cho con nhìn điện thoại, máy tính, các thiết bị điện tử trong thời gian dài để tránh bị mỏi mắt, tổn thương võng mạc.

Trẻ sau khi khỏi COVID-19 có tình trạng đau mắt đỏ, cộm, đau nhức nhiều ngày, tuyệt đối không được tự ý dùng thuốc, mà hãy nên đưa con đến khám bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn, điều trị đúng cách, tránh biến chứng nặng.

Trinh Phúc

Bình Luận

Tin khác

Ca sinh hy hữu: Sản phụ đẻ trên biển

Ca sinh hy hữu: Sản phụ đẻ trên biển

(CLO) Bé trai kháu khỉnh được chào đời trong trường hợp hết sức đặc biệt và rất may mắn khi đang trên thuyền di chuyển từ đảo Quan Lạn về đất liền.

Sức khỏe
Uống thuốc nam không rõ nguồn gốc hai nam bệnh nhân suy gan phải nhập viện

Uống thuốc nam không rõ nguồn gốc hai nam bệnh nhân suy gan phải nhập viện

(CLO) Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương vừa tiếp nhận hai bệnh nhân nam bị suy gan do liên quan đến uống thuốc nam không rõ nguồn gốc.

Sức khỏe
TP HCM: Phát hiện một cơ sở thẩm mỹ đổi tên để 'né' xử phạt vi phạm hành chính

TP HCM: Phát hiện một cơ sở thẩm mỹ đổi tên để 'né' xử phạt vi phạm hành chính

(CLO) Sau khi kiểm tra, Sở Y tế TP HCM phát hiện cơ sở treo biển phòng khám chuyên khoa Da liễu An Nhi đang hoạt động trái phép. Đáng nói phòng khám này có chung chủ với các đơn vị kinh doanh đã bị xử phạt trước đó tại cùng địa chỉ.

Sức khỏe
TP HCM: Phát hiện 'viện tế bào gốc' núp bóng phòng khám đa khoa hoạt động trái phép

TP HCM: Phát hiện 'viện tế bào gốc' núp bóng phòng khám đa khoa hoạt động trái phép

(CLO) Sở Y tế TP HCM vừa phát hiện và xử lý cơ sở mang tên “Viện nghiên cứu và ứng dụng công nghệ tế bào gốc Việt Nam” hoạt động không phép, núp bóng một phòng khám đa khoa.

Sức khỏe
Y tế phường cứu thành công một trẻ đuối nước

Y tế phường cứu thành công một trẻ đuối nước

(CLO) Nạn nhân khi đến trạm y tế phường đã trong tình trạng bất động, lay gọi không biết, toàn thân lạnh, da tái nhợt, mạch cảnh không bắt được.

Sức khỏe