Ngày Doanh nhân Việt Nam, nghĩ về “nút thắt” thể chế

Thứ năm, 10/10/2019 09:16 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Ngày Doanh nhân Việt Nam 13/10 tới gần, cả nước tưng bừng gặp gỡ, vinh danh, chúc tụng các thương nhân - đội ngũ đã, đang và sẽ gồng gánh đất nước trên con đường phát triển, hội nhập. Nhưng ngày này, cũng là dịp để nhìn thẳng vào một trong những “nút thắt” dai dẳng và khó chịu nhất với họ: Thể chế!

1. Theo GS - TSKH Lê Du Phong - nguyên quyền Hiệu trưởng Đại học Kinh tế quốc dân, có nhiều rào cản về thể chế kinh tế của Việt Nam như chất lượng hệ thống pháp luật chưa cao, thường xuyên phải sửa đổi; một số luật chồng chéo, mâu thuẫn. Bên cạnh đó, bộ máy quản lý còn cồng kềnh, kém hiệu quả; thủ tục hành chính còn nhiều và phức tạp; công chức còn thiếu trách nhiệm, nhũng nhiễu; các chủ thể tham gia nền kinh tế còn chưa được đối xử công bằng…

Những rào cản này khiến cho việc điều hành kinh tế của Nhà nước còn khó khăn, hạn chế hiệu lực điều hành, giảm khả năng cạnh tranh và làm lãng phí, thất thoát các nguồn lực phát triển.

Ý kiến của GS. Lê Du Phong đồng quan điểm với nhiều chuyên gia kinh tế, nhưng vẫn là chuyện “biết rồi, khổ lắm, nói mãi”.

Hãy bắt đầu từ yếu tố con người. Theo thống kê đầu năm 2018, số lượng công chức, viên chức Việt Nam vào khoảng 2,8 triệu người, trong khi bộ máy Nhà nước của Mỹ chỉ có 2,1 triệu người, dân số thì gấp 3,5 lần, diện tích gấp 30. Thêm nữa, ta lại có tới 23.000 đầu mối cơ quan có quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc gặp mặt các nữ doanh nhân tiêu biểu nhân dịp kỷ niệm 109 năm Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3. Ảnh: TL

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc gặp mặt các nữ doanh nhân tiêu biểu nhân dịp kỷ niệm 109 năm Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3. Ảnh: TL

Bộ máy cồng kềnh dẫn đến hiệu quả và hiệu lực kém. Kém tới mức Bộ Công Thương chưa có quy định/quy chuẩn về “made in Vietnam” đối với hàng bán nội địa; tới mức Bộ GTVT chưa thể huy động các ngân hàng, nhà cung cấp dịch vụ ví điện tử,… tham gia tổ chức thu phí tự động không dừng tại các trạm BOT - dù cả nước có trên dưới 1,5 triệu xe ô tô, lại đang gây ách tắc giao thông và nguy cơ lãng phí, thất thoát lớn cho cả người dân, doanh nghiệp và ngân sách;…

Nguy hại hơn, bộ máy cồng kềnh ngoài việc kém hiệu quả, hiệu lực còn khiến Nhà nước không thể tăng thu nhập đáng kể cho công chức, viên chức, dẫn tới “nhũng nhiễu” tràn lan, lương ít “lậu” nhiều. Khảo sát của VCCI cho thấy 60% doanh nghiệp Top giữa phải móc hầu bao cho các khoản chi không chính thức. 60% có thể vẫn là phần nổi của tảng băng.

2. Tại Hội thảo “Thể chế với phát triển kinh tế ở Việt Nam” do Ban Kinh tế Trung ương tổ chức năm 2018, PGS - TS Trần Kim Chung - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Quản lý kinh tế Trung ương đã thẳng thắn: Do mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hoàn toàn mới cả về mặt lý luận và thực tiễn. Thế giới hiện chưa có mô hình này dẫn đến việc dùng dằng, chần chừ, thử đi thử lại các vấn đề về thể chế đối với nền kinh tế nước ta.

Trong sự “dùng dằng” ấy, hệ thống pháp luật, các cơ chế chính sách khuyến khích kinh tế tư nhân còn nhiều bất cập, dẫn tới khối này chưa thực sự giữ được vai trò là “động lực” của nền kinh tế. Trong khi đó doanh nghiệp quốc doanh mờ nhạt vai trò, nhiều đơn vị bị ví von là những “cú đấm thép” giáng vào không khí, hay thậm chí “táng vào mặt nhân dân”.

Trong sự “dùng dằng” ấy, các chủ thể tham gia nền kinh tế còn chưa được đối xử công bằng. Công bằng ở đây là cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển; khả năng tiếp cận vốn, tài nguyên,… và nhiều khi là công bằng trước luật pháp.

Và cũng trong sự “dùng dằng” ấy, năng lực quản lý, điều hành của Nhà nước còn yếu, thể chế quản lý còn lỏng lẻo, tạo nhiều kẽ hở để hình thành “nhóm lợi ích”, gây tham nhũng, lãng phí, tạo bất công giữa các doanh nghiệp.

Không đâu xa, với ngành kinh doanh bất động sản, có những doanh nghiệp lấy công sản rất dễ dàng (thậm chí không qua đấu giá công khai, hoặc đấu giá cho có), nhưng nhiều doanh nghiệp khác phải tự tay thu mua, thỏa thuận giải phóng mặt bằng, xin đủ loại giấy phép,…

Cần nhớ, khảo sát của VCCI cho thấy 60% doanh nghiệp Top giữa phải móc hầu bao cho các khoản chi không chính thức. Và vì thế, yêu cầu mọi doanh nghiệp phải được bình đẳng trong làm ăn kinh doanh (nhiệm vụ tối quan trọng của cải cách thể chế kinh tế) sẽ chưa thể đạt được khi tham nhũng còn đất sống. Khối tư nhân vì  đó cũng sẽ manh mún, chộp giật, khó yên tâm mà mở rộng sản xuất, kinh doanh.

3. Chính phủ đang một mặt thúc đẩy cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước, một mặt luôn hỗ trợ để khối tư nhân thành động lực phát triển. Những năm qua, Thủ tướng đã chủ trì hàng chục hội thảo, tọa đàm, gặp gỡ và lắng nghe doanh nhân. Một quan điểm đã được Chính phủ nhìn nhận rất rõ: Cải cách thể chế là số một!

Nhưng hiện trạng doanh nghiệp Việt đang ra sao? Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Vũ Tiến Lộc đã vừa thông tin: Việt Nam hiện có trên 700.000 doanh nghiệp, hơn 5 triệu hộ kinh doanh. Tuy nhiên, theo đánh giá về năng lực quản trị doanh nghiệp của ASEAN đối với các doanh nghiệp niêm yết, Việt Nam xếp hạng 6 trong 6 nền kinh tế ASEAN. Đó có lẽ là thực tế khách quan thúc ép ta phải cải tiến, cải cách.

Về cải cách thể chế, theo ông Lộc, cuộc vận động “Doanh nghiệp, doanh nhân đóng góp ý kiến hoàn thiện thể chế, chính sách” do Ban Kinh tế Trung ương chủ trì, cùng với các hoạt động đối thoại, lắng nghe ý kiến của Quốc hội, Chính phủ,… là cơ hội quý để doanh nhân hiến kế.

Phát biểu của ông Chủ tịch VCCI trước ngày Doanh nhân Việt Nam 13/10/2019 đã phần nào cho thấy sự lớn mạnh của đội ngũ doanh nhân Việt, nhưng cũng lộ rõ “thể trạng” còn èo uột, thiếu cân đối. Việc phát động các phong trào kiểu “Mỗi doanh nghiệp một sáng kiến” cũng nói lên rằng cải cách thể chế còn loay hoay, ở hiện tại và cả tương lai.

Xuyên suốt các câu chuyện về thể chế kinh tế kể trên, những nút thắt, rào cản, có thể nhìn ra ngay được vấn đề cấp bách nhất là “cải cách con người”.

Thực tiễn cho thấy, việc gấp rút tinh giản, nâng cao chất lượng bộ máy quản lý Nhà nước mới dẹp bỏ sự chậm trễ, vô cảm, vô trách nhiệm, sợ trách nhiệm,… của công chức, viên chức. Và đó mới là nền tảng cho mọi sự thay đổi tiếp theo, mới tạo ra một “thể chế” phù hợp để doanh nghiệp Việt cựa mình, vươn mình.

Đã qua hơn 30 năm mở cửa, nhưng nền kinh tế Việt Nam vẫn đang tăng trưởng chủ yếu theo chiều rộng, chất lượng tăng trưởng thấp và dựa phần lớn vào việc tăng nguồn lực đầu vào. Nguyên nhân hàng đầu là rào cản về thể chế.

Thể chế là một khái niệm khá phức tạp. Theo nhà kinh tế học Adolph Wagner, nó là “các khế ước, các hợp đồng và luật lệ thành văn đang cai quản đời sống và con người". Còn theo Ngân hàng Thế giới, thể chế bao hàm 03 nội dung quan trọng, là luật chơi, cơ chế thực thi và tổ chức.

Bất kỳ Nhà nước, chế độ nào cũng phải đặt ra và trả lời câu hỏi làm sao để phát triển, hay để giảm thiểu rủi ro trong tiến trình phát triển. Việt Nam nhận rõ vai trò thúc đẩy, tăng cường hoặc kìm hãm, làm suy thoái chất lượng phát triển của thể chế, và đang có những bước đi quyết liệt. Thế nhưng, ta lại chưa thực sự bắt đầu ở gốc của mọi sự cải cách, là cải cách con người!

Kiên Giang

Tin khác

Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

(NB&CL) Tại Việt Nam, du lịch xanh đang dần hình thành và phát triển ở nhiều địa phương. Giới chuyên gia nhận định trong thời gian tới, du lịch xanh không chỉ đóng vai trò to lớn trong bảo vệ đa dạng sinh học và văn hóa cộng đồng mà còn đóng góp tích cực cho sự phát triển bền vững ở Việt Nam. Tuy nhiên, “Diễn đàn Du lịch Việt Nam - Chuyển đổi Xanh để phát triển bền vững” nằm trong khuôn khổ Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam VITM Hà Nội 2024 đã khẳng định: Chuyển đổi du lịch xanh không chỉ là vấn đề phủ xanh không gian du lịch, bảo vệ môi trường sinh thái mà cần có sự đổi mới tư duy của những người làm du lịch, ứng xử đúng mực với thiên nhiên.

Góc nhìn
Lại chuyện đặt tên phố, tên làng!

Lại chuyện đặt tên phố, tên làng!

(CLO) Một đôi vợ chồng trẻ chuẩn bị sinh con đầu lòng, nghĩ nát óc cả dăm bảy tháng để đặt tên cô con gái rượu sắp ra đời.

Góc nhìn
Kỳ 3: Mở chiến dịch Điện Biên Phủ - Đường đến quyết định lịch sử

Kỳ 3: Mở chiến dịch Điện Biên Phủ - Đường đến quyết định lịch sử

(NB&CL) Theo nhìn nhận của nhiều nhà nghiên cứu, sử gia, việc ngày 6/12/1953, Bộ Chính trị quyết định mở chiến dịch tiêu diệt toàn bộ quân địch ở tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ là quyết định mang tính lịch sử. Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dựa vào những cứ liệu nào để có được chủ trương hết sức linh hoạt, sáng tạo và kịp thời ấy? - Đó là câu hỏi mà đến nay, tròn 70 năm sau, vẫn được hết sức quan tâm.

Góc nhìn
Ghi âm, ghi hình phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa: Báo chí cần được đảm bảo quyền tác nghiệp

Ghi âm, ghi hình phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa: Báo chí cần được đảm bảo quyền tác nghiệp

(NB&CL) Dự thảo Luật Tòa án (sửa đổi) quy định theo hướng “thắt chặt” việc ghi âm, ghi hình tại phiên tòa. Chánh án TAND tối cao Nguyễn Hòa Bình cho rằng, quy định này là cần thiết, để phiên tòa tập trung xét xử, trang nghiêm.

Góc nhìn
Giảm trừ gia cảnh: Cần linh hoạt theo thực tiễn đời sống

Giảm trừ gia cảnh: Cần linh hoạt theo thực tiễn đời sống

(NB&CL) Mức giảm trừ gia cảnh hiện nay quá thấp so với mức chi tiêu cơ bản, mức sống thực tế của người dân và không phù hợp với sự biến động liên tục của mặt bằng giá. Điều này đã được giới chuyên gia cũng như báo chí lên tiếng khá nhiều nhưng cho tới nay, mức trừ gia cảnh vẫn không thay đổi...

Góc nhìn