(NB&CL) Bỏ tiền của, công sức ra nhận đất và trồng hàng chục ha cây keo lai kể từ năm 2007 và đã thu hoạch vụ đầu. Thế nhưng đến khi khai thác lứa 2, hàng chục hộ dân ở xóm 9, xã Nam Thanh, Nam Đàn, Nghệ An lại không được thu hoạch vì số rừng trồng này đã trở thành rừng đặc dụng.
Vừa qua, Báo Nhà báo & Công luận nhận được phản ánh của hàng chục hộ dân ở xóm 9, xã Nam Thanh, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An về việc: từ năm 2007, thực hiện chủ trương phủ xanh đất trống đồi núi trọc, gần 50 hộ dân đã được nhận đất, triển khai trồng gần 45ha cây keo lai. Nhưng đến thời điểm khai thác lứa 2, họ lại không được thu hoạch.
Hàng chục hộ dân ở xã Nam Thanh có nguy cơ rơi vào cảnh tay trắng sau 15 năm gắn bó với rừng.
Anh Nguyễn Đình Đức (SN 1981) ở xóm 9, xã Nam Thanh (Nam Đàn, Nghệ An) cho biết, trước đây do thời tiết nắng nóng kéo dài, rừng ở xã Nam Thanh bị cháy rất nhiều nên tháng 10/2007, xã Nam Thanh kết hợp với lâm trường tiến hành giao đất cho người dân trồng cây phủ xanh đất trống đồi núi trọc. Lúc đó, anh Đức nhận 7ha đất rừng sản xuất, sau khi nhận đất, anh Đức đã vay ngân hàng 200 triệu đồng để mua cây giống và phân bón để trồng cây keo lai. Sau 8 năm chăm sóc cẩn thận (năm 2015), rừng keo lai của anh đã cho thu hoạch gỗ lứa 1 để bán cho các nhà máy, xưởng chế biến bột giấy.
Sau khi thu hoạch lứa 1 xong, năm 2016, anh Nguyễn Đình Đức tiếp tục dồn vốn để mua cây giống keo lai và phân bón, để tiến hành trồng lứa thứ 2. Sau 6 năm chăm sóc, đến nay, 7ha cây keo nguyên liệu tới kỳ khai thác nhưng gia đình anh Đức lại không được phép khai thác, vì cơ quan chức năng cho rằng số diện tích rừng trồng này đã trở thành rừng đặc dụng.
Cùng chung cảnh ngộ, anh Đinh Hữu Quang (SN 1987) ở xóm 9, xã Nam Thanh (Nam Đàn, Nghệ An) cũng nhận 50ha đất rừng sản xuất theo chủ trương phủ xanh đất trống đồi núi trọc. Anh Quang cho biết: “Tôi vay mượn 500 triệu đồng để đầu tư cây giống keo lai và phân bón để trồng cây nguyên liệu. Đến nay, độ tuổi của cây đã được 6 năm, nhưng giờ cơ quan chức năng không cho tôi thu hoạch. Tôi đã bỏ tiền của, công sức ra khai hoang một vùng đồi để trồng rừng nguyên liệu. “Nay trồng cây đã đến ngày hái quả”, mong có tiền trả cho ngân hàng, nhưng chính quyền lại không cho thu hoạch. Giờ nợ nần chồng chất, khó khăn đổ lên đầu người dân chúng tôi”.
“Loại cây keo lai này đã quá chu kỳ tuổi khai thác, thân cây trở nên giòn và xốp nên sản lượng gỗ sẽ giảm. Mùa bão sắp tới, rừng keo này sẽ bị bão đánh đổ gãy. Chúng tôi mong muốn các cấp, các ngành xem xét cho người dân chúng tôi tiến hành thu hoạch”, hàng chục hộ dân ở xóm 9, xã Nam Thanh kiến nghị.
Việc làm của chính quyền khiến bà con rất bức xúc. Ai cũng cho rằng, trước đây thì chính quyền vận động người dân trồng cây để phủ xanh đất trống đồi núi trọc, dân vay mượn đầu tư hàng trăm triệu đồng để thực hiện chủ trương của chính quyền, thì trong lúc đó, chính quyền lại “âm thầm” chuyển rừng sản xuất của dân thành rừng đặc dụng mà dân không hề hay biết, dẫn đến rất nhiều hộ rơi vào cảnh nợ nần. Nếu Nhà nước muốn đưa rừng sản xuất vào rừng đặc dụng thì phải có văn bản trước dân để dân biết, và cho dân thu hoạch số keo mà họ đã bỏ công, bỏ của ra trồng và chăm sóc. Đằng này, người dân đã không hề biết đất rừng sản xuất của mình đã có quyết định thu hồi, cũng không hề được bồi thường tài sản trên đất trước khi rừng sản xuất của họ trở thành rừng đặc dụng.
Theo tìm hiểu của phóng viên, năm 2007, xã Nam Thành thực hiện chủ trương của huyện Nam Đàn, chia đất cho dân phủ xanh đất trống theo Nghị định 163. Theo đó, đã có 48 hộ dân nhận đất trồng cây nguyên liệu. Tuy nhiên, năm 2014 toàn bộ gần 42ha đất rừng sản xuất đưa vào nằm trong 200ha đất rừng đặc dụng. Thời điểm đó, cơ quan chức năng lại không thu hồi đất, không yêu cầu người dân dừng sản xuất. Vì vậy, năm 2015, các hộ dân ở xã Nam Thanh, huyện Nam Đàn tiếp tục trồng vụ 2, cho đến kỳ thu hoạch thì trên không cho khai thác.
Hàng chục hộ dân cầu cứu khi bỏ công, bỏ của vào trồng rừng nguyên liệu mà không được khai thác.
Ông Nguyễn Hồng Tám - Xóm trưởng xóm 9, xã Nam Thanh (huyện Nam Đàn, Nghệ An) cho biết, tháng 4/2007, thời điểm đó hay xảy ra cháy rừng, xã muốn giao đất tận hộ để bảo vệ. Xã kết hợp với lâm trường lâm nghiệp Đại Huệ tập huấn phòng cháy rừng cho người dân. Đến tháng 10/2007, xã tiến hành giao đất, giao rừng cho dân, vì thế tất cả đất trên rừng này đều có chủ cả.
Sau khi nhận đất xong, người dân tự bỏ vốn, tự khai hoang để trồng cây nguyên liệu, Nhà nước cũng không hỗ trợ cho người dân bất cứ cái gì. Dân trồng keo lai khép kín, và đã có thu hoạch vào năm 2015. Thu hoạch xong, năm 2016, người dân trồng tiếp cây keo lai đợt 2, nhưng lâm trường Đại Huệ không hề có động thái thông báo, nhắc nhở gì dân là đất rừng sản xuất này đã trở thành rừng đặc dụng. Đến năm 2020, khi cây keo lai đến kỳ thu hoạch, một số hộ dân vào rừng tiến hành thu hoạch thì lâm trường ra ngăn cấm, không cho khai thác với lý do “số rừng trồng này đã trở thành rừng đặc dụng!”.
“Người dân vay vốn hàng trăm triệu đồng để đầu tư, tiền lãi cao, giờ không cho dân khai thác cũng không thấy đền bù tài sản trên đất cho dân khiến họ gặp rất nhiều khó khăn. Người dân đã có nhiều đơn trình lên các cấp, các ngành rồi nhưng vẫn chưa được giải quyết”, ông Tám cho biết.
Ông Trần Đăng Khoa - Chủ tịch UBND xã Nam Thanh (huyện Nam Đàn, Nghệ An) cho biết, trước đây là do cháy rừng liên tục nên xã tiến hành giao đất cho dân. Khi tiến hành giao đất cho dân, các vị tiền bối qua các thời kỳ cũng ở nhà ký hồ sơ giao đất mà không đi kiểm tra thực địa, nên dẫn đến có sự chồng lấn sang Ban Quản lý lâm trường Đại Huệ. Sau khi Lâm trường chuyển đổi thành Ban Quản lý rừng phòng hộ, và từ rừng phòng hộ nâng lên thành rừng đặc dụng.
Nguyện vọng của chính quyền địa phương và bà con ở đây là mong muốn cho dân được khai thác cây keo lai mà họ đã trồng, sau đó sẽ bàn giao lại đất cho Nhà nước. Hoặc Nhà nước hỗ trợ tài sản cây trên đất cho người dân, người dân để lại cây rừng cho Nhà nước.
Được biết, vừa rồi, Chủ tịch UBND huyện Nam Đàn cũng đã về gặp và giải thích cho đảng viên, nhân dân song kết quả cuối cùng phải chờ thẩm quyền giải quyết của cấp trên.
Hàng chục hộ dân ở xã Nam Thanh có nguy cơ rơi vào cảnh tay trắng sau 15 năm gắn bó với rừng. Họ hằng ngày trông ngóng về một phương án giải quyết thấu tình đạt lý của chính quyền các cấp để khỏi lâm vào cảnh nợ nần bất đắc dĩ.
(NB&CL) Với sự trọng thị thơ ca, với đức khiêm nhường và sự chân thành, Thuận Hữu luôn lảng tránh và không bao giờ nhận mình là nhà thơ khi bạn bè và các nhà thơ gọi ông là nhà thơ, cho dù ông có những bài thơ quá nhiều người thuộc như bài Những phút xao lòng.
(CLO) Tổng thống Pháp Emmanuel Macron hôm thứ Năm đã kêu gọi các công ty châu Âu đình chỉ kế hoạch đầu tư vào Hoa Kỳ sau khi Tổng thống Donald Trump tuyên bố áp thuế toàn cầu đối với hàng nhập khẩu vào Mỹ.
(CLO) Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu Vĩnh Phúc phải đa dạng hóa ngành nghề, sản phẩm, thị trường, chuỗi cung ứng để phát triển nhanh và bền vững, có thể ứng phó kịp thời với tình hình khi một số ngành nào đó gặp khó khăn. Đưa Vĩnh Phúc trở thành trung tâm sản xuất công nghiệp hiện đại của cả nước. Chuyển từ gia công, lắp ráp sang sản xuất các sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao, tăng tỷ lệ giá trị gia tăng trong sản xuất công nghiệp.
(CLO) Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chỉ đạo các cơ quan thông tấn, báo chí đưa tin đầy đủ nội dung các văn bản về đặc xá năm 2025 để mọi người dân và các phạm nhân hiểu rõ điều kiện, quy trình, thủ tục xét đặc xá... để họ có thể tự bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình, tự đối chiếu, giám sát hoạt động của các cơ quan chức năng, tránh nhầm lẫn, sai sót...
(CLO) Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực Phú Quốc vừa tiến hành mở thầu cho gói thầu số 5, thuộc dự án "Xử lý rác thải mới phát sinh hằng ngày".
(CLO) Mới đây, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Giao Thuỷ vừa đăng tải thông báo mời thầu cho cho gói thầu xây dựng công trình và lắp đặt thiết bị, thuộc dự án "Xây dựng khu dân cư tập trung xã Giao Thanh, huyện Giao Thủy".
(NB&CL) Các chuyên gia kỳ vọng, dự thảo Luật Đường sắt sửa đổi sẽ tập trung vào việc ứng dụng khoa học công nghệ, tăng cường hợp tác quốc tế và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, hướng tới một ngành đường sắt phát triển bền vững và hội nhập mạnh mẽ với khu vực và thế giới.
(CLO) Các nhà khoa học nghiên cứu nguồn gốc của cư dân "Sa mạc Sahara xanh" vừa khôi phục thành công bộ gen hoàn chỉnh đầu tiên từ hài cốt của hai người phụ nữ được chôn cất tại Takarkori.
(CLO) Sở Văn hóa và Thể thao TP.HCM cho biết sẽ thực hiện theo chỉ đạo của cấp trên để xử lý vụ việc liên quan đến loạt livestream gây tranh cãi của streamer ViruSs và các nghệ sĩ khác.
(CLO) Chủ tịch UBND thành phố Lào Cai vừa ký văn bản mời thầu Dự án xây dựng kè chống sạt lở trị giá 50 tỷ đồng cho 31 hộ dân nằm dọc đường 23/9, phường Pom Hán để kịp thời khắc phục khẩn cấp sạt lở nhằm đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản cho nhân dân.
(CLO) Giữa những đồn điền cọ bạt ngàn tại vùng nông thôn Malaysia, những tòa nhà khổng lồ phủ đầy tấm pin mặt trời, hoạt động không ngừng nghỉ để phục vụ cho cuộc cách mạng trí tuệ nhân tạo toàn cầu.
(CLO) Huyện Bắc Hà (tỉnh Lào Cai) đang khẩn trương chuẩn bị cho Festival Cao Nguyên Trắng Bắc Hà hè 2025 và Vòng chung kết giải đua ngựa truyền thống vào ngày 7/6.
(CLO) Sau thời gian dài im ắng, tối ngày 3/4/2025, Tiktoker Phạm Thoại bất ngờ báo cáo kết quả kiểm toán độc lập về thu - chi tài khoản từ thiện ủng hộ bé Bắp đứng tên mình.
(NB&CL) Thanh tra Bộ Tài chính vừa công bố kết luận thanh tra tài chính tại Tổng Công ty Xây dựng Hà Nội - CTCP (Hancorp), chỉ ra hàng loạt vấn đề liên quan đến quản lý tài sản, đầu tư tài chính, nợ phải thu - phải trả và hạch toán doanh thu, chi phí...
(NB&CL) Dự án Nhà máy nước Hương Khê được phê duyệt đầu tư từ năm 2016 với kỳ vọng mang lại nguồn nước sạch cho hàng chục nghìn người dân. Tuy nhiên, sau nhiều lần gia hạn, dự án vẫn chưa thể hoàn thành, khiến người dân bức xúc vì thiếu nước sạch suốt nhiều năm qua.
(CLO) Dự án “Chỉnh trang đô thị, lắp đặt hệ thống chiếu sáng trang trí trên địa bàn xã Trung Nguyên, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc” có kỳ vọng mang lại diện mạo mới cho xã. Tuy nhiên, nhiều dấu hiệu bất thường liên quan tới công tác đấu thầu và thi công dự án đang rất được dư luận quan tâm.
(CLO) Mặc dù bị UBND huyện Như Xuân xử phạt hành chính, thế nhưng Công ty Cổ phần chế biến lâm sản Thanh Lâm vẫn tiếp tục xây dựng công trình khi chưa được cơ quan chức năng có thẩm quyền giao đất.
(CLO) Dù chưa được cấp phép khai thác khoáng sản, nhưng cả ngàn khối đất vẫn được vận chuyển ra khỏi dự án rồi đổ rải rác tại các điểm khác nhau. Vụ việc được phát hiện khi một bãi đất trống trong khu vực dân cư bỗng đầy lên bất thường.
(CLO) Theo ghi nhận của phóng viên tại một số công trình do Công ty Huy Cường đã và đang thực hiện trên địa bàn huyện Ba Vì (Hà Nội) có dấu hiệu chất lượng không đảm bảo.
(CLO) Trên cơ sở đề nghị của UBND huyện Lương Tài, UBND tỉnh Bắc Ninh đã có văn bản giao các sở, ngành phối hợp xem xét đưa toàn bộ diện tích đã giao cho Công ty TNHH Kỹ thương Đông Đô ra khỏi Cụm công nghiệp Lâm Bình.
(CLO) Ngay sau phản ánh của báo Nhà báo và Công luận, Hạt Kiểm lâm Thạch Thành đã chỉ đạo các bộ phận chuyên môn, phối hợp với chính quyền địa phương xác minh, xác định đối tượng có hành vi khai thác rừng trái phép.
(CLO) Công ty Cổ phần Vân Đức mặc dù phải khẩn trương thực hiện chuyển đổi sản xuất gạch theo công nghệ tuylen xong trước ngày 31/12/2024. Tuy nhiên, đến nay đã quá thời hạn, doanh nghiệp này vẫn ngang nhiên sản xuất gạch theo công nghệ cũ (lò hoffman) trước dấu hiệu buông lỏng quản lý, bao che của chính quyền địa phương.
(CLO) Quá trình tác nghiệp, phóng viên đã trực tiếp có mặt và ghi hình các đối tượng cắt hạ gỗ rừng tự nhiên có dấu hiệu trái phép tại khu vực Nông trường Thạch Quảng, xã Thạch Quảng, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa.