(NB&CL) Theo cơ quan chức năng sở tại, việc Công ty TNHH Toàn Thắng tự mua đất của người dân và tiến hành đổ thải trên phần đất đã mua, dẫn đến hiện tượng chồng lấn lên diện tích được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp phép thăm dò cho doanh nghiệp khác là không được phép.
San lấp khoảng 3.000m2 trái phép
Tìm hiểu sự việc của phóng viên được biết, ngày 27/7/2018, Bộ TN&MT đã cấp Giấy phép khai thác khoáng sản số 2351/GP-BTNMT cho Công ty TNHH Toàn Thắng theo hình thức khai thác bằng phương pháp lộ thiên đá vôi dolomit làm ốp lát tại khu vực Lèn Chu, xã Thọ Hợp và xã Minh Hợp, huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An.
Diện tích khu vực khai thác 5,68ha. Trữ lượng khai thác hơn 1,34 triệu m3. Thời gian khai thác là 30 năm, trong đó thời gian xây dựng cơ bản mỏ là 1 năm.
Điểm đổ thải của Công ty TNHH Toàn Thắng chồng lấn lên diện tích được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp phép thăm dò cho doanh nghiệp khác.
Văn bản cũng nêu rõ, trong quá trình khai thác, Công ty TNHH Toàn Thắng tiến hành hoạt động khai thác theo đúng tọa độ, diện tích, mức sâu, trữ lượng, công suất theo quy định… Trong quá trình khai thác, phải thực hiện chương trình quản lý và giám sát môi trường; thực hiện các biện pháp kỹ thuật để quản lý chất thải rắn, lỏng, khí khi thải ra môi trường phải tuân thủ quy chuẩn, tiêu chuẩn Việt Nam…
Tuy nhiên, trong quá trình khai thác đá, Công ty TNHH Toàn Thắng đã tự ý mua đất của người dân, mở bãi đổ thải và tiến hành san lấp trên diện tích lớn.
Theo hồ sơ cơ quan chức năng cung cấp, doanh nghiệp này đã đổ thải đất đá thải vào khu vực ranh giới và một phần diện tích của khu vực được cấp phép thăm dò cho Công ty CP Khoáng sản An Lộc Sơn với diện tích khoảng 03 – 04ha.
Xác nhận với phóng viên, ông Lê Sỹ Hào – Trưởng phòng TN&MT huyện Quỳ Hợp cho biết: Khu vực đổ thải của Công ty Toàn Thắng nằm ở Thung Chuối, diện tích đổ thải không được phép khoảng hơn 3.000m2. Đây là phần đất doanh nghiệp mua lại của người dân và trước đây đã đề nghị UBND huyện làm thủ tục cấp sổ nhưng không được sự đồng ý của chính quyền vì diện tích trên chồng lấn lên phần đất của đơn vị khác (Công ty CP Khoáng sản An Lộc Sơn) đã được cấp phép thăm dò.
Để giải quyết kiến nghị của Công ty CP khoáng sản An Lộc Sơn về việc đề nghị lập biên bản xác nhận hiện trạng phục vụ công tác quản lý và xác định trữ lượng khi thăm dò tài nguyên khoáng sản tại khu vực mỏ Tây Bắc Lèn Chu, ngày 2/3/2021, đại diện Sở Tài nguyên và Môi trường cùng với đại diện UBND huyện Quỳ Hợp, xã Thọ Hợp và 2 doanh nghiệp Toàn Thắng, An Lộc Sơn đã cùng nhau lập biên bản làm việc nhưng bà Toàn - Giám đốc Công ty TNHH Toàn Thắng không ký biên bản vì cho rằng, đất đó doanh nghiệp mua của người dân – ông Hào cho hay.
Đại diện Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Nghệ An cũng khẳng định, Công ty TNHH Toàn Thắng có vi phạm về đổ thải, tuy nhiên khi lập biên bản thì doanh nghiệp này chưa đồng ý ký biên bản nên chưa thể hoàn thiện.
Trả lời phóng viên Báo Nhà báo & Công luận về việc đổ thải, bà Trần Thị Toàn - Giám đốc Công ty TNHH Toàn Thắng cho biết, vị trí đất đá đổ thải có tên là Thung Chuối, đây là phần đất của doanh nghiệp đã mua của người dân từ năm 2007 để lấy chỗ đổ thải. Ban đầu, thung này có độ sâu khoảng 100m nhưng sau thời gian đổ thải, độ sâu chỉ còn khoảng 30m.
Giải thích về việc không ký Biên bản làm việc ngày 2/3/2021, bà Toàn cho rằng: Phần đất đã mua của người dân từ lâu chứ không phải sau khi Công ty CP khoáng sản An Lộc Sơn được cấp phép thăm dò ngày 9/12/2020, Công ty Toàn Thắng mới mua. Về nhận định của Tổ công tác cho rằng, hiện trạng khu vực ranh giới, Công ty Toàn Thắng có đổ thải đất đá thải vào khu vực ranh giới và một phần diện tích của Công ty An Lộc Sơn, vị Giám đốc này cho biết, không đồng ý kết luận đó vì đơn vị của bà đã hoạt động nhiều năm nay và đổ thải vị trí đó từ năm 2007 đến nay.
Nhiều vấn đề cần được làm rõ
Theo cách trả lời của Giám đốc Công ty TNHH Toàn Thắng thì việc khai thác đá và đổ thải tại khu vực Lèn Chu đã diễn ra nhiều năm nay.
Tuy nhiên, phản ánh của bạn đọc được biết, dù hoạt động khai thác diễn ra rầm rộ trong thời gian dài nhưng đến tháng 7/2017 và bổ sung hồ sơ tháng 6/2018 Công ty Toàn Thắng mới có đơn và hồ sơ kèm theo đề nghị cấp giấy phép khai thác đá vôi dolomit làm ốp lát tại khu vực Lèn Chu, xã Thọ Hợp và xã Minh Hợp, huyện Quỳ Hợp nộp tại Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam.
Qua đó, tháng 7/2018, Bộ Tài nguyên và Môi trường mới cấp giấy phép số 2351/GP-BTNMT cho doanh nghiệp này.
Xét đề nghị của Sở Tài nguyên và Môi trường tại Công văn 5693/STNMT-QLĐĐ ngày 9/10/2019 về việc thuê đất của Công ty Toàn Thắng tại xã Thọ Hợp và xã Minh Hợp và công văn số 493/STNMT -QLĐĐ ngày 7/2/2020 về việc báo cáo kết quả kiểm tra vị trí, diện tích khu đất Công ty TNHH Toàn Thắng thuê. Đến ngày 27/2/2020, UBND tỉnh Nghệ An ban hành Quyết định số 57/QĐ-UBND về việc cho Công ty TNHH Toàn Thắng thuê đất tại xã Thọ Hợp và xã Minh Hợp với diện tích 56.857,6m2 (hơn 5,6ha) để sử dụng vào mục đích hoạt động khoáng sản.
Và ngày 28/7/2020, hợp đồng thuê đất mới được ký kết giữa UBND tỉnh Nghệ An (do ông Phạm Văn Toàn - Phó GĐ Sở TN&MT làm đại diện) với Công ty TNHH Toàn Thắng do bà Trần Thị Toàn làm Giám đốc. Thời hạn thuê đến hết ngày 27/8/2048.
Ngoài ra, Công ty Toàn Thắng còn bị phản ánh khai thác vượt trữ lượng được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp phép…
Trước những thông tin trên, rất cần Bộ Tài nguyên và Môi trường cùng các cơ quan chức năng tỉnh Nghệ An vào cuộc kiểm tra, và kết luận rõ ràng sự việc, tránh gây bất lợi cho hoạt động của một doanh nghiệp “thâm niên” khai thác đá và có nhiều đóng góp cho địa phương như Công ty TNHH Toàn Thắng, đồng thời xử lý nghiêm sai phạm, nếu có.
(CLO) Ngày 2/4, Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) cho biết đang xây dựng kế hoạch điều chỉnh mức giá dịch vụ sử dụng tuyến cao tốc TP. HCM - Long Thành - Dầu Giây.
(CLO) Dù chưa được cấp phép khai thác khoáng sản, nhưng cả ngàn khối đất vẫn được vận chuyển ra khỏi dự án rồi đổ rải rác tại các điểm khác nhau. Vụ việc được phát hiện khi một bãi đất trống trong khu vực dân cư bỗng đầy lên bất thường.
(CLO) Báo chí trên mạng xã hội không chỉ là xu hướng mà đã trở thành điều tất yếu, đòi hỏi cách đưa tin ngắn gọn, trực quan và phù hợp với thói quen người dùng.
(CLO) Ngày 2/4, Israel tuyên bố mở rộng chiến dịch quân sự tại Gaza với kế hoạch chiếm giữ các khu vực rộng lớn hơn và đưa vào vùng an ninh do nước này kiểm soát.
(CLO) Chính quyền Trung Quốc vừa cấp giấy phép đầu tiên cho dịch vụ taxi bay không người lái, đánh dấu bước tiến quan trọng trong việc phát triển giao thông hàng không tầm thấp.
(CLO) Nga đẩy mạnh tuyển quân với đợt nhập ngũ lớn nhất trong nhiều năm, trong khi Đức lần đầu tiên triển khai quân thường trực sát Kaliningrad của Nga, làm gia tăng căng thẳng quân sự ở Đông Âu.
(CLO) Nhà Trắng xác nhận rằng Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ công bố mức thuế quan mới trong tuần này, nhưng không cung cấp thông tin chi tiết về quy mô và phạm vi của các biện pháp, khiến các nhà quan sát lo ngại về khả năng chiến tranh thương mại toàn cầu leo thang.
(CLO) Châu Âu đang có động thái mạnh mẽ nhằm gây sức ép lên Nga bằng hai biện pháp then chốt: tiếp tục đóng băng hàng trăm tỷ USD tài sản Nga, đồng thời công bố hàng loạt gói viện trợ quân sự mới cho Ukraine.
(CLO) Cơn sốt tạo ảnh nghệ thuật theo phong cách Ghibli bằng công cụ tạo ảnh của ChatGPT đã dẫn đến sự gia tăng kỷ lục số lượng người dùng chatbot của OpenAI vào tuần trước, gây áp lực lên máy chủ và làm dấy lên quan ngại về vi phạm bản quyền.
(CLO) Theo lực lượng cảnh sát giao thông, các vi phạm đi ngược chiều thường xảy ra tại những khu vực có mật độ phương tiện cao, người điều khiển xe máy bất chấp quy định để rút ngắn quãng đường di chuyển, tiềm ẩn nguy cơ tai nạn, ảnh hưởng đến trật tự giao thông. Đây là hành vi nguy hiểm, cần phải kiên quyết ngăn chặn, xử lý.
(CLO) Đại diện của Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM cho biết: Các doanh nghiệp niêm yết báo cáo tài chính có cải thiện hơn khi công bố thông tin đầy đủ thu nhập của hội đồng quản trị, ban kiểm soát, ủy ban kiểm tra.
(CLO) Dù chưa được cấp phép khai thác khoáng sản, nhưng cả ngàn khối đất vẫn được vận chuyển ra khỏi dự án rồi đổ rải rác tại các điểm khác nhau. Vụ việc được phát hiện khi một bãi đất trống trong khu vực dân cư bỗng đầy lên bất thường.
(CLO) Theo ghi nhận của phóng viên tại một số công trình do Công ty Huy Cường đã và đang thực hiện trên địa bàn huyện Ba Vì (Hà Nội) có dấu hiệu chất lượng không đảm bảo.
(CLO) Trên cơ sở đề nghị của UBND huyện Lương Tài, UBND tỉnh Bắc Ninh đã có văn bản giao các sở, ngành phối hợp xem xét đưa toàn bộ diện tích đã giao cho Công ty TNHH Kỹ thương Đông Đô ra khỏi Cụm công nghiệp Lâm Bình.
(CLO) Ngay sau phản ánh của báo Nhà báo và Công luận, Hạt Kiểm lâm Thạch Thành đã chỉ đạo các bộ phận chuyên môn, phối hợp với chính quyền địa phương xác minh, xác định đối tượng có hành vi khai thác rừng trái phép.
(CLO) Công ty Cổ phần Vân Đức mặc dù phải khẩn trương thực hiện chuyển đổi sản xuất gạch theo công nghệ tuylen xong trước ngày 31/12/2024. Tuy nhiên, đến nay đã quá thời hạn, doanh nghiệp này vẫn ngang nhiên sản xuất gạch theo công nghệ cũ (lò hoffman) trước dấu hiệu buông lỏng quản lý, bao che của chính quyền địa phương.
(CLO) Quá trình tác nghiệp, phóng viên đã trực tiếp có mặt và ghi hình các đối tượng cắt hạ gỗ rừng tự nhiên có dấu hiệu trái phép tại khu vực Nông trường Thạch Quảng, xã Thạch Quảng, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa.
(CLO) Liên quan đến các dự án vi phạm đê điều được nêu ra tại Kết luận số 495/KL-TTCP của Thanh tra Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Môi trường vừa có văn bản gửi UBND TP Hà Nội và tỉnh Thái Bình đề nghị kiểm tra, rà soát, xem xét, xử lý theo quy định pháp luật.
(NB&CL) Thông báo kết luận thanh tra tại Công ty Cổ phần Cà phê Thắng Lợi, Thanh tra tỉnh Đắk Lắk đã chỉ ra hàng loạt sai phạm tại doanh nghiệp này. Qua đó, kiến nghị Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk chỉ đạo, tổ chức kiểm điểm trách nhiệm đối với những thiếu sót, khuyết điểm của các tập thể, cá nhân có liên quan.
(NB&CL) Trước những sai phạm tại dự án Khu nhà ở Hoàng Hảo và dự án Khu nhà ở Hoa Lan, Thanh tra Chính phủ đã đề nghị Bộ Công an tiếp nhận thông tin, tài liệu để xem xét, điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật.
(CLO) Bằng cách nào đó, rừng tự nhiên tại khu vực Nông trường Thạch Quảng (xã Thạch Quảng, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa) vẫn bị khai thác trái phép giữa thanh thiên bạch nhật.