(CLO) Thanh tra việc chấp hành quy định của pháp luật trong hoạt động khoáng sản, xác định sản lượng khoáng sản khai thác thực tế tại một số mỏ đá vôi, đá sét làm nguyên liệu xi măng trên địa bàn tỉnh Nghệ An phát hiện Công ty CP Xi măng Sông Lam và Sông Lam 2 vi phạm trong hoạt động khai khoáng.
Cụ thể, cuối năm 2019, Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam liên tiếp công bố các kết luận thanh tra chuyên đề đối với việc chấp hành các quy định của pháp luật trong hoạt động khoáng sản, xác định sản lượng khoáng sản khai thác thực tế tại một số mỏ đá vôi, đá sét làm nguyên liệu xi măng trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
Qua thanh tra đã phát hiện nhiều sai phạm của các công ty sản xuất xi măng như: Công ty CP Xi măng Sông Lam 2 (Công ty Sông Lam 2); Công ty Cổ phần Xi măng Sông Lam (Công ty Sông Lam) hay Công ty Cổ phần Xi măng Vicem Hoàng Mai.
Trước tiên có thể kể đến là Công ty CP Xi măng Sông Lam 2 (trụ sở tại xã Hội Sơn, huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An), người đại diện theo pháp luật là ông Hoàng Mạnh Khởi, Giám đốc điều hành.
Theo đó, vào tháng 12/1997, Công ty Sông Lam 2 được Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công thương) cấp 2 Giấy phép khai thác khoáng sản đá vôi và đá sét làm nguyên liệu sản xuất xi măng gồm: Giấy phép 2908/QĐ-ĐCKS cho phép khai thác đá vôi xi măng và Giấy phép 2907/QĐ-ĐCKS cho phép khai thác đá sét xi măng cùng tại mỏ Bắc Kim Nhan, xã Hội Sơn, huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An.
Theo Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam, quá trình xác minh về sản lượng khoáng sản khai thác thực tế so với công suất quy định trong Giấy phép khai thác khoáng sản đối với khai thác đá vôi nguyên liệu trong các 2016, 2017, 2018 Công ty Sông Lam 2 đều khai thác vượt công suất cho phép khai thác lần lượt là 528,4%; 467,89% và 477,80%.
Về sản lượng đá vôi làm vật liệu xây dựng thông thường (VLXDTT) khai thác trong Dự án Nhà máy xi măng Sông Lam 2. Trong quá trình xây dựng Nhà máy xi măng mới, Công ty Sông Lam 2 đã thu hồi đá vôi làm VLXD thông thường để xây dựng một số hạng mục công trình.
Tuy nhiên, Công ty chưa đăng ký khu vực, công suất, khối lượng, phương pháp, thiết bị và kế hoạch khai thác với UBND tỉnh Nghệ An. Kết quả xác minh khối lượng thu hồi như sau: Năm 2016 thu hồi 220.653 mét khối (tương đương 353.044 tấn); Năm 2017 thu hồi 238.339 mét khối (tương đương 405.176 tấn); Năm 2018 thu hồi 37.277 mét khối (tương đương 63.370 tấn).
Tại thời điểm thanh tra, một số vị trí khai thác có chiều cao tầng khai thác, góc nghiêng sườn tầng khai thác đã vượt mức so với tính toán trong thiết kế khai thác mỏ đã được phê duyệt. Tại khai trường có một số vị trí đá treo sau nổ mìn, vị trí dễ trượt lở có nguy cơ mất an toàn.
Bên cạnh đó, Công ty Sông Lam 2 chưa đăng ký khu vực, công suất, khối lượng, phương pháp, thiết bị và kế hoạch khai thác với UBND tỉnh Nghệ An đối với hoạt động khai thác khoáng sản làm VLXDTT trong phạm vi diện tích đất của Dự án đầu tư xây dựng công trình đã được cơ quan nhà nước thẩm quyền phê duyệt hoặc cho phép đầu tư. Chưa nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản đối với việc sử dụng khoáng sản làm VLXDTT trong phạm vi diện tích đất dự án đầu tư xây dựng công trình…
Đối với 2 giấy phép khai thác khoáng sản, Công ty Sông Lam 2 chưa hoàn thành việc điều chỉnh Giấy phép khai thác khoáng sản khi có sự thay đổi tên tổ chức khai thác khoáng sản theo quy định. Cụ thể, ngày 29/6/2016, Công ty có văn bản 192/BC-XMSL2 gửi cơ quan thẩm quyền đề nghị cho phép đổi tên trong Giấy phép khai thác khoáng sản mỏ đá vôi và mỏ sét xi măng Bắc Kim Nhan, tỉnh Nghệ An nhưng đến nay chưa thực hiện xong. Ngoài ra, hiện Công ty đang hoàn thiện hồ sơ pháp lý xin nâng công suất để trình xin cấp lại Giấy phép khai thác khoáng sản theo quy định.
Với những hành vi vi phạm nêu trên, Tổng cục Địa chất và Khoáng sản yêu cầu Công ty Sông Lam 2, khẩn trương hoàn thành việc xin cấp lại Giấy phép khai thác khoáng sản và điều chỉnh nội dung Giấy phép khi có thay đổi tên tổ chức khai thác khoáng sản; Tổng hợp sổ sách, chứng từ…liên quan tới hoạt động khai thác và sử dụng khoáng sản làm VLXDTT trong phạm vi diện tích dự án đầu tư công trình từ khi khai thác đến nay, nộp về UBND tỉnh Nghệ An để tính tiền cấp quyền khai thác khoáng sản; nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản đối với khối lượng đá vôi làm VLXDTT đã thu hồi.
Đối với trường hợp Công ty Cổ phần Xi măng Sông Lam (xóm Mới, xã Nghi Thiết, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An) tại Kết luận thanh tra số 3376/KLTTr-ĐCKS ngày 16/12/2019, đối với việc chấp hành các quy định của pháp luật về khoáng sản, xác định sản lượng khoáng sản khai thác thực tế tại mỏ đá vôi, đá sét làm nguyên liệu xi măng.
Được biết, Công ty Sông Lam với người đại diện pháp luật là ông Nguyễn Ngọc Oánh, Chủ tịch Hội đồng quản trị, kiêm Giám đốc. Trong lĩnh vực khoáng sản Công ty được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp 2 Giấy phép khai thác khoáng sản cho phép khai thác đá vôi và đá sét để làm nguyên liệu sản xuất xi măng.
Kết luận thanh tra số 3376 chỉ rõ, đối với hoạt động khai thác khoáng sản theo 2 Giấy phép trên Công ty Sông Lam để xảy ra nhiều tồn tại và vi phạm như: Chưa hoàn thành việc thuê đất để khai thác khoáng sản theo quy định; Sau 12 tháng, kể từ ngày Giấy phép có hiệu lực, Công ty chưa tiến hành xây dựng cơ bản mỏ.
Đối với việc thu hồi khoáng sản ở khu vực có dự án đầu tư xây dựng công trình, khi xây dựng tuyến đường vận tải, băng tải vào khu vực mỏ, bãi tập kết xe máy và các công trình thuộc Dự án Nhà máy xi măng Đô Lương, công ty chưa hoàn thành việc xin cấp Giấy phép khai thác khoáng sản ở khu vực có Dự án đầu tư xây dựng công trình theo quy định.
Chưa nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản về sản lượng đã khai thác và sử dụng thực tế hàng năm trong quá trình thu hồi khoáng sản ở khu vực có Dự án đầu tư xây dựng công trình theo quy định.
Đối với những tồn tại và vi phạm trên, Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam yêu cầu Công ty Cổ phần xi măng Sông Lam khẩn trương hoàn thành thủ tục thuê đất, để triển khai hoạt động khai thác khoáng sản theo quy định.
Khẩn trương hoàn thành hồ sơ trình cấp có thẩm quyền để xem xét, giải quyết việc đề nghị xin phép khai thác đá vôi, đá sét ở khu vực có Dự án đầu tư xây dựng công trình theo Luật Khoáng sản.
Không tiến hành thu hồi đá vôi tại khu vực nằm ngoài diện tích của các Dự án đầu tư xây dựng công trình đã được phê duyệt; Lập báo cáo tổng hợp về sản lượng đã khai thác và sử dụng thực tế hàng năm...
Theo tìm hiểu của phóng viên được biết, trong các năm 2017 và 2019, Công ty Cổ phần xi măng Sông Lam từng bị Sở TNMT Nghệ An đề nghị xử phạt hàng trăm triệu đồng do vi phạm quy định về bảo vệ môi trường.
(CLO) Bản tin Nóng 18h: Chính thức chốt giá vé metro số 1 Bến Thành đến Suối Tiên; Hà Nội: Khẩn cấp chống sạt lở mái đê hữu Đáy ở Quốc Oai; Tìm kiếm hai nạn nhân mất tích do xe gom rác rớt từ cầu treo Bình Thành; Đội tuyển Việt Nam lọt nhóm hạt giống số 1 vòng loại Asian Cup 2027…
(CLO) Tỷ phú Gautam Adani, chủ tịch Tập đoàn Adani và là một trong những người giàu nhất thế giới, đã bị cáo buộc tại New York, theo thông báo từ các công tố viên Mỹ hôm thứ Tư.
(CLO) Do thu hằn cá nhân, Hợi đã thực hiện hành vi thả thuốc diệt cá xuống ao cá làm cho nước trong ao của anh Ng. lây lan ra nhiều ao khác, khiến cá chết hàng loạt.
(CLO) Huấn luyện viên Kim Sang-sik công bố danh sách đội tuyển Việt Nam chuẩn bị cho AFF Cup 2024. Nhà cầm quân người Hàn Quốc gây sốc khi loại 3 cầu thủ Đỗ Hùng Dũng, Quế Ngọc Hải và Nguyễn Công Phượng. Trong đó, Hùng Dũng và Ngọc Hải đang là đội trưởng, đội phó tuyển Việt Nam.
(CLO) UBND thành phố Hà Nội đã bổ sung Kế hoạch sử dụng đất năm 2024 quận Đống Đa với 1 dự án xây dựng chợ Khâm Thiên có diện tích 792,2m2 tại phường Khâm Thiên.
(CLO) Bộ Chính trị quyết định thi hành kỷ luật Cảnh cáo các ông: Vương Đình Huệ, Nguyễn Văn Thể; chưa xem xét, xử lý kỷ luật ông Võ Văn Thưởng do đang điều trị bệnh.
(CLO) Ngày 21/11, tại Tòa nhà Hội Nhà báo Việt Nam (Hà Nội) đã diễn ra buổi Họp báo và công bố vòng chung kết Giải bóng đá các cơ quan báo chí toàn quốc Press Cup lần thứ 8 năm 2024.
(CLO) Theo Tổng công ty Đường sắt Việt Nam, hành trình “Kết nối di sản miền Trung” của ngành đường sắt được vinh dự được bình chọn dẫn đầu hạng mục hoạt động - dịch vụ trải nghiệm ấn tượng.
(CLO) Một người đàn ông được phát hiện đã tử vong trong tư thế treo cổ tại một nghĩa trang thuộc TP Pleiku (Gia Lai). Hiện lực lượng Công an đang điều tra, làm rõ vụ việc.
(CLO) Phó Chủ tịch UBND Thành phố Nguyễn Mạnh Quyền vừa ký ban hành Quyết định số 6044/QĐ-UBND về việc công bố tình huống khẩn cấp sạt lở mái đê hữu Đáy trên địa bàn huyện Quốc Oai và ban hành lệnh xây dựng công trình khẩn cấp để ngăn chặn sạt lở mái đê.
(CLO) Trưa 21/11, lực lượng chức năng của tỉnh Thừa Thiên Huế vẫn đang huy động tối đa lực lượng triển khai công tác cứu hộ, cứu nạn vụ ô tô chở rác đâm lan can cầu treo Bình Thành rồi lao xuống sông khiến hai người mất tích.
Từ ngày 15/11 - 31/12/2024, THACO AUTO triển khai chương trình “Cùng Kia đón Tết tại Hàn Quốc”. Theo đó, khi mua xe Kia K5 hoặc Kia Sorento, khách hàng sẽ có cơ hội tham gia rút thăm trúng thưởng với tổng giá trị giải thưởng lên đến 490 triệu đồng.
(CLO) Hội chợ được kỳ vọng góp phần hình thành chuỗi giá trị liên kết giữa người nông dân nuôi trồng dược liệu, các doanh nghiệp và người tiêu dùng. Đồng thời, giới thiệu dược liệu, sản phẩm dược liệu đặc hữu, đặc thù của Việt Nam với quốc tế.
(CLO) Thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2024 đang trải qua những khó khăn nhất định, tuy nhiên đây cũng là khoảng thời gian tuyệt vời để nắm bắt các cơ hội, được ủng hộ bởi các điều kiện kinh tế vĩ mô thuận lợi và môi trường lãi suất thấp.
(NB&CL) Dự án trường THPT chuyên Phan Bội Châu ở Nghệ An với tổng mức đầu tư là 95 tỷ đồng, xây dựng gần xong thì bất ngờ dừng thi công rồi bỏ hoang suốt hai năm qua, vì thiếu vốn. Nhiều hạng mục đã xuống cấp, hư hỏng, gây lãng phí, khiến người dân địa phương bức xúc.
(NB&CL) Công ty Cổ phần sông Đà Bắc Kạn nhiều lần xả nước không theo khung giờ đã cung cấp khiến việc thi công dự án Kè khắc phục sạt lở bờ sông Chu, sông Cầu đoạn qua thị trấn Đồng Tâm (huyện Chợ Mới, Bắc Kạn) bị gián đoạn, nguy cơ ảnh hưởng đến chất lượng công trình, tiến độ thực hiện dự án.
(CLO) Ban Quản lý dự án ODA, Đại học Đà Nẵng cho rằng, nhà thầu khẳng định chủ đầu tư đánh giá không đúng với tiêu chí hồ sơ mời thầu là không đúng và suy luận hậu quả của việc này là “sự lãng phí rất lớn ngân sách Nhà nước” không có cơ sở.
(CLO) Nhà thầu thực hiện xong dự án và đã được nghiệm thu. Thế nhưng, tiền chủ đầu tư tạm ứng của nhà thầu để thực hiện công tác giải phóng mặt bằng suốt hơn 2 năm qua vẫn “chây ì” không chịu trả. Đại diện chủ đầu tư thì cho rằng, không có chuyện tạm ứng, thoả thuận đó.
(NB&CL) Dự án Nhà máy sản xuất tinh dầu và thảo dược của Công ty TNHH sản xuất mỹ phẩm thiên nhiên Việt Nam tại Cụm Công nghiệp Thanh Hà, thành phố Hội An ngừng hoạt động sản xuất kinh doanh từ năm 2020 đến nay. Trong khi đó, giai đoạn 2 của dự án vẫn chưa được doanh nghiệp đầu tư theo cam kết.
(NB&CL) Hai dự án sử dụng ngân sách ở huyện Cần Giờ là dự án Nâng cấp hệ thống thủy lợi khu vực Mốc Keo và dự án Di dời bố trí dân cư phòng tránh thiên tai xã Thạnh An thi công dang dở, hiện đã dừng thi công, gây bức xúc cho người dân.
(CLO) Một trong những thiếu sót mà Thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ ra là việc Hội đồng trường trình Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội ban hành Quyết định bổ nhiệm lại Phó hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long chưa đúng quy định.
(CLO) Công ty Cổ phần xây dựng Alpha-V (gọi tắt là Công ty Alpha-V) có địa chỉ tại ô số 08 lô N3, khu A2, KĐT mới Cái Dăm, phường Bãi Cháy, TP. Hạ Long, Quảng Ninh cùng nhà thầu liên danh chỉ trong 1 ngày đã trúng liên tiếp 2 gói thầu do UBND phường Cao Xanh làm chủ đầu tư...
(CLO) Sau khi nhận được đơn của ông Trương Cả ở Phước Bửu, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu về việc đề nghị Chánh án Tòa án nhân dân tối cao xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm/tái thẩm đối với Bản án/Quyết định số 104/2023/DSPT ngày 13/7/2023 của Tòa án nhân dân tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã có hiệu lực pháp luật, Tòa án Nhân dân tối cao cho biết, đã thụ lý và sẽ tiến hành xem xét đơn đề nghị kháng nghị theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự.
(CLO) Thời gian gần đây, nhiều người dân bức xúc trước tình trạng các bãi xe, nhà xưởng mọc trên đất dự án chậm triển khai, đất nông nghiệp tại phường Đại Kim (quận Hoàng Mai, TP. Hà Nội). Đáng nói, tình trạng diễn ra rầm rộ nhưng chính quyền sở tại có dấu hiệu buông lỏng quản lí.