Nghệ An: Quan tâm đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực dân tộc thiểu số
Những năm qua, tỉnh Nghệ An luôn quan tâm công tác đào tạo, và sử dụng nguồn nhân lực thuộc đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), coi đó là yếu tố then chốt, có tính đột phá để phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo bền vững ở các vùng dân tộc thiểu số và miền núi.
Nhờ chú trọng đúng mức nâng cao trình độ cho cán bộ CNVC các cấp, từ năm 2020 – 2023, các cơ quan, đơn vị, địa phương trong toàn tỉnh tổ chức nhiều lớp đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn, giúp đội ngũ công chức, viên chức người lao động là dân tộc thiểu số thực hiện đạt hiệu quả các nhiệm vụ được giao.

Cô giáo Vừ Y Lù, người dân tộc Mông đã học trung cấp và lên tới đại học
Từ tháng 1/2020 đến 30/6/2023, số công chức, viên chức người dân tộc thiểu số ở Nghệ An được tuyển dụng vào các cơ quan, đơn vị, địa phương chiếm đến 20,9% tổng số người được tuyển dụng (272/ 1.288 người). Việc sự dụng quản lý công chức, viên chức người dân tộc thiểu số được các cơ quan, đơn vị thực hiện trên cơ sở việc làm, gắn với năng lực, sở trường công tác, bảo đảm được sự hài hoà, hợp lý. Bên cạnh đó, các đơn vị, địa phương coi trọng công tác đánh giá, xếp loại chất lượng để thực hiện tốt việc quy hoạch, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại cùng với việc chú trọng đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên, giúp đội ngũ này khẳng định được năng lực, trình độ, vị trí công tác. Tính ra, toàn tỉnh đã đào tạo, bồi dưỡng cho 4.372 lượt công chức, viên chức người dân tộc thiểu số về chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị, quản lý Nhà nước, tin học, ngoại ngữ...

Cô Quang Thị Hiền, người dân tộc Thái là giáo viên trung cấp dạy nghề may, cô đã học lên cao đẳng
Nhờ vậy, đến nay, toàn tỉnh Nghệ An có đến 9.159 cán bộ công chức, viên chức người dân tộc thiểu số/83.894 tổng số cán bộ công chức, viên chức đang công tác tại các cơ quan, đơn vị, địa phương (chiếm 13,3%).
Để thực hiện tốt hơn công tác này, cấp ủy, chính quyền Nghệ An tiếp tục nghiên cứu, ban hành chính sách hỗ trợ đào tạo, thu hút nhân tài, giải quyết việc làm tại địa phương cho sinh viên tốt nghiệp loại khá, giỏi là người DTTS. Đồng thời, cụ thể hoá các chính sách cử tuyển đối với học sinh, sinh viên là người DTTS, gắn đào tạo với nhu cầu và bố trí việc làm tại các địa phương, khuyến khích cán bộ công chức, viên chức là người DTTS nâng cao trình độ sau đại học.
Anh Tuấn