(CLO) Căn nhà nhỏ tại số 9 phố Hàng Nón (Hoàn Kiếm, Hà Nội) của Nghệ sĩ ưu tú, nghệ nhân Phạm Chí Khánh được người dân thủ đô ví như “Bảo tàng thu nhỏ” về nhạc cụ dân tộc. Nơi đây có khoảng 150 loại nhạc cụ khác nhau và có nhiều loại đàn cổ có niên đại tới vài trăm năm.
Hơn 50 năm giữ nghề làm đàn dân tộc Việt Nam
Nghệ nhân Phạm Chí Khánh sinh ra trong gia đình có truyền thống nghệ thuật ở phố Hàng Nón (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Nghệ nhân Khánh cho biết, cha ông là cụ Phạm Chí Dương vốn là nghệ nhân chế tác đàn nổi tiếng ở đất Hà Thành xưa. Bởi vậy, ông Khánh là thế hệ được thừa hưởng truyền thống nghệ thuật của gia đình, tiếp xúc và trải nghiệm nhiều loại nhạc cụ khác nhau. Đặc biệt, các nhạc cụ dân tộc như đàn, trống... đã gắn liền với tuổi thơ của ông.
"Bố tôi trước kia thường đi gánh hát, kéo nhị, thổi kèn biểu diễn. Sau khi các gánh hát bỏ và nâng cấp lên thành các đội văn nghệ nhà nước, thì bố tôi lại chuyển về nhà để sản xuất và chế tác các loại nhạc cụ truyền thống cho các đoàn văn công, tuồng, chèo, quan họ, cải lương...", ông Khánh kể lại.
Nghệ sĩ ưu tú, nghệ nhân Phạm Chí Khánh bên đứa con tinh thần của mình - Ảnh: Đình Trung
Kể từ đó, ông Khánh say mê với những loại nhạc cụ dân tộc, đi theo bố xem biểu diễn và tự mắc dây đàn khi ở nhà. Đặc biệt, năm lên 8 tuổi, nghệ nhân Khánh được tiếp xúc với rất nhiều loại đàn dân tộc Việt Nam. "Ăn ngủ bên đàn, cứ hễ nghe thấy tiếng đàn là máu nghệ thuật trong người tôi khi ấy lại trỗi dậy...", ông Khánh tâm sự.
"Sau khi tốt nghiệp trường Nghệ thuật Sân khấu Việt Nam (chuyên khoa Tuồng) vào năm 1983, tôi vào làm việc tại Đoàn tuồng Bắc Trung ương, rồi một năm trường đổi thành Nhà hát tuồng Trung ương và rồi sau đó đổi tên thành Nhà hát tuồng Việt Nam. Tôi cũng gắn bó với nơi đây đến hiện tại...", ông Khánh tâm sự.
Với nhiều năm công tác tại Nhà hát tuồng Việt Nam, nghệ nhân Phạm Chí Khánh có nhiều cơ hội được đi biểu diễn ở nhiều nơi, được tiếp xúc với rất nhiều loại nhạc cụ khác nhau, trong đó tiếp xúc nhiều nhất là những cây đàn dân tộc Việt Nam. Đến thời điểm hiện tại, nghệ nhân Khánh đã có hơn 50 năm học hỏi, làm và chế tác đàn dân tộc Việt Nam.
Từ những cây đàn cổ được kế thừa từ chính người cha mình, đến nay ông Khánh đã có thể chế tác ra hàng trăm loại đàn khác nhau, từ các dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc đến các dân tộc có nền văn hóa đặc sắc vùng Tây Nguyên. Ngoài khả năng chế tác đàn, nghệ nhân Khánh còn rất tinh thông về lịch sử, nguồn gốc, tên gọi của những cây đàn ông từng chế tác.
Không gian trưng bày và dạy đàn của nghệ nhân Phạm Chí Khánh tại phố Hàng Nón, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội - Ảnh: Đình Trung
"Hiện ông Khánh có 3 phiên bản đàn bầu, trong đó gồm cây đàn bầu cổ được ông phục dựng lại theo tranh ảnh cổ để lại. Phiên bản đàn bầu thứ hai được cải tiến nhỏ gọn hơn so với phiên bản đàn bầu cổ và được sử dụng trong hát xẩm. Còn phiên bản đàn bầu thứ ba được cải tiến và xuất hiện kể từ khi có nhạc điện tử...", ông Khánh chia sẻ.
Nói về nguyên liệu làm đàn, nghệ nhân Khánh cho biết, để tạo ra một cây đàn nổi tiếng như đàn bầu, đàn nguyệt, đàn tỳ bà... thì yếu tố quan trọng đầu tiên là chất liệu gỗ (buộc phải dùng gỗ ngô đồng bởi tính xốp nhẹ và không mối mọt) và nó quyết định đến 90% âm thanh phát ra từ cây đàn khi hoàn thiện. "Sau khi cây đàn hoàn thiện xong phần thô thì mang đi khảm trai để trang trí. Vì những họa tiết khảm trai trên đó đều mang ý nghĩa về một câu chuyện cổ của dân tộc", ông Khánh nói.
Còn với những loại đàn khác như đàn nguyệt, đàn tơ rưng, đàn tranh... thì phím đàn phải được làm từ tre già. Gắn phím đàn là khâu quan trọng nhất trong việc chế tác một cây đàn, bởi phím đàn thiết kế đúng thiết kế thì âm thanh mới hay, mới chuẩn. Ngoài ra, đối với loại nhạc cụ khác thì công đoạn bưng mặt đàn quyết định đến tiếng đàn có hay hay không. Công đoạn này khó đồi hỏi người thợ chế tác đàn phải khéo léo, tỉ mỉ và sự cảm nhận về nghề của người thợ. Ông Khánh tâm sự: "Ngoài việc chế tác đàn, tôi còn có biết thể hiện những giai điệu trên chính nhưng cây đàn do mình làm ra".
"Cây đàn dân tộc là máu thịt của tôi..."
Yêu đàn, say đàn và đàn như ngấm vào 'máu thịt', nên mong muốn của nghệ nhân Phạm Chí Khánh ở hiện tại là truyền lại nghề đàn cho con cho cháu. May mắn cho ông là trong gia đình hiện có con gái lớn là chị Phạm Thị Huyền Trang đang công tác tại Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam, cũng biết sử dụng thuần thục nhiều loại đàn dân tộc, trong đó thành thạo nhất là đàn bầu và đàn tranh...
Tự hào về gia đình có người kế nghiệp mình, nên ở hiện tại dù đã ngoài 60 tuổi nhưng nghệ nhân Khánh vẫn miệt mài, hăng say chế tác đàn, vì đàn gắn với nhiều nhạc cụ dân tộc, đã theo ông hơn nửa đời người.
Theo lời ông Khánh, hiện căn nhà nhỏ của ông đang treo khoảng 150 loại nhạc vụ dân tộc khác nhau. Trong đó có nhiều loại đàn nổi tiếng như đàn tranh, đàn bầu, đàn tỳ bà, đàn đáy, đàn nguyệt, đàn nhị, đàn tam thập lục, đàn sến, đàn đá, đàn T'rưng, khèn… Ảnh: Đình Trung
Vừa trò chuyện với chúng tôi, đôi tay nghệ sĩ của nghệ nhân Phạm Chí Khánh lại nhẹ nhàng gẩy những giai điệu đàn bầu êm nhẹ, âm vang. Tiếng đàn vang vọng khắp căn phòng nhỏ khiến lòng người nghệ sĩ ngoài 60 tuổi lại trỗi dậy. Ông Khánh tâm sự: "Đàn như con ruột của tôi nên ngoài thời gian chế tác, thời gian dạy đàn ra tôi thường đánh đàn một mình để hiểu đàn hơn và hồi ức lại về thời kì mới theo học nghề đàn".
Theo nghệ nhân Phạm Chí Khánh: "Nền âm nhạc Việt Nam và những cây đàn dân tộc là những viên ngọc trai quý giá, ẩn mình trong lớp vỏ rất cứng. Không chỉ riêng tôi mà những người có niềm đam mê nghệ thuật phải có trách nhiệm đưa những viên ngọc quý đó đến công chúng, đặc biệt là bạn bè quốc tế. Nhạc cụ dân tộc không kén tầng lớp mà đó là nhạc cụ dân tộc Việt Nam".
Tuy nhiên, nghệ nhân Phạm Chí Khánh cũng lo lắng trước sự phát triển của xã hội, kèm theo sự phát triển của nền âm nhạc hiện đại mà quay lưng với bản sắc dân tộc. Nghệ thuật của nhạc cụ dân tộc đang trở nên lạc lõng đứng trước nguy cơ 'mai một' bởi cơ chế thị trường.
"Nhiều người ngoại quốc khi đến Việt Nam, họ thường tìm đến cơ sở của tôi để tìm hiểu về nhạc cụ đàn dân tộc, tận mắt được xem tôi chế tác và biểu diễn đàn. Trong khi đó, người Việt Nam lại đang dần lãng quên khi chúng ta đã có một nền âm nhạc độc đáo được tổ chức UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại”, ông Khánh tâm sự.
Một số loại đàn tại không gian trưng bày nhà nghệ nhân Phạm Chí Khánh
Đàn sến
Nhiều loại đàn tranh trưng bày tại nhà nghệ nhân Phạm Chí Khánh - Ảnh: Đình Trung
Đàn Kanhi của dân tộc Chăm
Đàn Ta Lư
Và một số loại đàn nổi tiếng khác được trưng bày trong không gian làm việc của nghệ nhân Phạm Chí Khánh - Ảnh: Đình Trung
Ngoài ra, nghệ nhân Khánh cũng cho biết do được thừa hưởng lại nghề "cha truyền con nối" nên hiện tại dù xã hội phát triển hơn trước, sự tiến bộ về âm nhạc quốc tế du nhập vào Việt Nam. Song, nghệ nhân Phạm Chí Khánh vẫn quyết giữ gìn và phát huy văn hóa nhạc cụ của 54 dân tộc Việt Nam bằng việc chế tác, sửa chữa và biểu diễn trên chính những cây đàn do ông tạo ra.
Bởi vậy, mà nghệ nhân Khánh rất mong muốn Nhà nước cần có những chính sách để bảo tồn và phát huy những nhạc cụ dân tộc, đặc biệt là giữ gìn và phát huy nghề chế tác đàn. "Muốn giới trẻ biết và yêu mến âm nhạc dân tộc Việt Nam thì nhà nước cần tạo điều kiện cho họ tìm hiểu, biết và lắng nghe ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường", ông Khánh nói.
(CLO) Phó Thủ tướng Mai Văn Chính đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với các bộ, ngành ban hành các tiêu chuẩn, tiêu chí, nguyên tắc phân bổ vốn, cải cách thủ tục hành chính, cái gì địa phương làm được thì phân cấp, phân quyền, nghiên cứu Nghị quyết 57 để bổ sung, hoàn thiện; tập trung vào phát triển công nghiệp văn hóa, công nghiệp giải trí, hệ sinh thái đổi mới sáng tạo về văn hóa, nghệ thuật.
(CLO) Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, đồng chí Đỗ Văn Chiến - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã trao tặng Huân chương Lao động hạng Nhất cho Hội Luật gia Việt Nam.
(CLO) Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu Bộ Xây dựng, Bộ Công an và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xử lý dứt điểm các tồn tại, bất cập đối với hệ thống đèn tín hiệu, biển báo giao thông, hoàn thành trong tháng 4/2025.
(CLO) TP. HCM hạn chế giao thông nhiều tuyến đường để phục vụ quá trình lắp đặt, vận hành trận địa pháo lễ phục vụ Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
(CLO) Toạ lạc tại phố Hàng Mắm (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), một quán cà phê tên Hidden Gem Coffee với không gian ấn tượng khi đồ vật bên trong đa phần là đồ cũ được tái chế, thu hút nhiều các bạn trẻ và du khách quốc tế tới tham quan, thưởng thức đồ uống. Đặc biệt, nơi đây còn được ví như "ốc đảo biệt lập giữa thủ đô".
(CLO) Chính phủ Mỹ vừa ban hành lệnh cấm gây chú ý: cấm toàn bộ nhân viên chính phủ đang làm việc tại Trung Quốc có quan hệ tình cảm hoặc tình dục với công dân nước sở tại.
(CLO) UBND xã Triệu Tân, huyện Triệu Phong (Quảng Trị) cho biết, một vụ hỏa hoạn lớn đã xảy ra tại Nhà máy chế biến thủy sản của Công ty TNHH Thủy sản liên hiệp quốc tế Elites Việt Trung, đóng tại xã này.
(CLO) Logo có gam màu đỏ làm chủ đạo thể hiện nhiệt huyết cách mạng, lòng dũng cảm, kiên cường, tinh thần đoàn kết; màu xanh dương thể hiện cho hòa bình, hạnh phúc…
(CLO) Việc cải tạo, nâng cấp tuyến tỉnh lộ 419 đoạn đi trùng tuyến đường trục phát triển kinh tế Miếu Môn - Hương Sơn (huyện Mỹ Đức) sẽ đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân, giảm ùn tắc giao thông và tạo mỹ quan đô thị.
(CLO) Thủ tướng Chính phủ phân công Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn làm Tổ trưởng Tổ công tác về tăng cường hợp tác, chủ động thích ứng với điều chỉnh chính sách kinh tế, thương mại của Hoa Kỳ.
(CLO) Ngày 3/4, Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố "thẻ vàng" trị giá 5 triệu USD có in hình ông, tuyên bố rằng thẻ này sẽ được phát hành trong vòng chưa đầy hai tuần nữa.
(CLO) Trong vòng hơn nửa năm, Vũ Thị Khánh Huyền đã dụ dỗ, lừa gạt 8 người Việt Nam đưa các nạn nhân ra nước ngoài để cưỡng bức lao động và đòi hơn 1 tỷ đồng tiền chuộc.
(CLO) Trong một bước ngoặt làm chấn động giới công nghệ, hai mô hình AI hàng đầu thế giới là GPT-4.5 của OpenAI và Llama-3.1 của Meta đã chính thức vượt qua bài kiểm tra Turing - thử thách kinh điển được nhà toán học Alan Turing đề xuất từ năm 1950.
(CLO) Lực lượng chức năng đã làm việc với tài xế xe tải cố ý vượt rào chắn đường ngang, khi chắn đang dịch chuyển đóng đường ở thành phố Huế. Chiếc ô tô đã va chạm và làm cong vênh một gác chắn, gãy một gác chắn.
(CLO) Toạ lạc tại phố Hàng Mắm (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), một quán cà phê tên Hidden Gem Coffee với không gian ấn tượng khi đồ vật bên trong đa phần là đồ cũ được tái chế, thu hút nhiều các bạn trẻ và du khách quốc tế tới tham quan, thưởng thức đồ uống. Đặc biệt, nơi đây còn được ví như "ốc đảo biệt lập giữa thủ đô".
(CLO) Logo có gam màu đỏ làm chủ đạo thể hiện nhiệt huyết cách mạng, lòng dũng cảm, kiên cường, tinh thần đoàn kết; màu xanh dương thể hiện cho hòa bình, hạnh phúc…
(CLO) Nhân dịp kỷ niệm 75 năm Ngày sinh nhà văn Nguyễn Huy Thiệp (1950-2025), sáng 4/4 tại Hà Nội, không gian nghệ thuật mang tên ông (do gia đình vận hành) cùng Gallery 39 phối hợp tổ chức triển lãm mang tên “Gốm Thiệp”, nhằm giới thiệu đến công chúng Thủ đô hơn 200 tác phẩm tranh trên gốm, lấy cảm hứng từ con người và văn chương Nguyễn Huy Thiệp.
(CLO) Ngày 3/4 tại Hà Nội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) tổ chức Hội thảo quốc tế "Đẩy mạnh hội nhập quốc tế về văn hóa trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc", nhằm xin ý kiến chuyên gia về Đề án "Quốc tế hóa văn hóa Việt Nam và Việt Nam hóa văn hóa quốc tế".
(NB&CL) Với sự trọng thị thơ ca, với đức khiêm nhường và sự chân thành, Thuận Hữu luôn lảng tránh và không bao giờ nhận mình là nhà thơ khi bạn bè và các nhà thơ gọi ông là nhà thơ, cho dù ông có những bài thơ quá nhiều người thuộc như bài Những phút xao lòng.
(CLO) Đề án bảo vệ và phát huy giá trị di sản dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh do UBND tỉnh Nghệ An chủ trì, phối hợp với UBND tỉnh Hà Tĩnh, Bộ VHTT&DL xây dựng.