(CLO) Người Thái quan niệm rằng Xòe như một phần cuộc sống, như cơm ăn, nước uống hằng ngày. Chính vì vậy trong bất cứ hội vui nào, các vòng Xòe lại được rộng mở…
Nghệ thuật Xòe Thái được quốc tế vinh danh
Tại kỳ họp lần thứ 16 của Ủy ban liên chính phủ Công ước 2003 về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể diễn ra từ ngày 13-18/12/2021 tại Paris (Pháp), hồ sơ Nghệ thuật Xòe Thái đã được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) ghi danh là Di sản phi vật thể đại diện của nhân loại cùng với 48 hồ sơ khác.
Nghệ thuật Xòe Thái được UNESCO ghi danh không chỉ là niềm tự hào của cộng đồng người Thái ở vùng núi Tây Bắc, mà còn là niềm vui chung của Việt Nam. Điều này khẳng định sự đánh giá cao của quốc tế đối với di sản này, đối với những giá trị văn hóa Việt Nam, góp phần làm phong phú thêm bức tranh văn hóa đa dạng của Việt Nam và của thế giới.
Theo Đại sứ - Trưởng phái đoàn Việt Nam bên cạnh UNESCO Lê Thị Hồng Vân, nghệ thuật Xòe Thái là di sản văn hóa phi vật thể thứ 14 của Việt Nam được UNESCO ghi danh và cũng là danh hiệu thứ 5 của Việt Nam được tổ chức này vinh danh trong năm 2021 (cùng với hai hồ sơ Núi Chúa và Kon Hà Nừng ghi danh Khu dự trữ sinh quyển thế giới và hai danh nhân Nguyễn Đình Chiểu, Hồ Xuân Hương).
Đại sứ Lê Thị Hồng Vân nhấn mạnh, việc UNESCO ghi danh Xòe Thái là Di sản phi vật thể đại diện của nhân loại không chỉ thể hiện những đánh giá cao của cộng đồng quốc tế đối với những giá trị di sản, văn hóa dân tộc của Việt Nam mà còn thể hiện sự đóng góp của Việt Nam vào nỗ lực của UNESCO trong bảo tồn di sản, các giá trị văn hóa, thúc đẩy phát triển bền vững, bao trùm.
Không có Xòe, không thành tiệc lớn
Trong tiếng Thái, “Xòe” có nghĩa là múa với các động tác tượng trưng cho các hoạt động của con người trong nghi lễ, sinh hoạt văn hóa, cuộc sống, lao động. Xòe được trình diễn trong các nghi lễ, trong đám cưới, lễ hội, các sự kiện văn hóa của cộng đồng người Thái, cư trú ở 4 tỉnh vùng núi Tây Bắc Việt Nam là Yên Bái, Lai Châu, Sơn La và Điện Biên.
Các động tác múa cơ bản của Xòe là tay giơ lên cao, mở ra, hạ xuống, nắm lấy tay người bên cạnh cùng bước chân nhịp nhàng. Người hơi ưỡn ngực, lưng ngả về phía sau. Mặc dù các động tác múa đơn giản, nhưng biểu trưng cho khát vọng về sức khỏe và hòa hợp của cộng đồng.
Những động tác múa uyển chuyển hòa với âm nhạc của các nhạc cụ như tính tẩu, kèn loa, khèn bè, trống, chiêng, chũm chọe, pí pặp, bẳng bu, mák hính. Những nhạc cụ cùng với bài hát, trang phục áo cóm, âm thanh phát ra từ trang sức bạc đeo quanh thắt lưng của người phụ nữ Thái.
Nghệ nhân Điêu Thị Siêng ở thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái, người đã dành mọi tâm huyết cho việc truyền dạy và lưu giữ những điệu Xòe suốt mấy chục năm qua cho biết: Người Thái quan niệm rằng Xòe như một phần cuộc sống, như cơm ăn, nước uống hằng ngày. Chính vì vậy trong bất cứ hội vui nào, các vòng Xòe lại được rộng mở. Tình đoàn kết cộng đồng như được thắm đượm hơn, công việc trôi chảy, thuận lợi hơn.
Có ba loại Xòe: Xòe nghi lễ, Xòe vòng và Xòe trình diễn. Xòe nghi lễ và Xòe trình diễn được gọi theo tên các đạo cụ sử dụng, như Xòe khăn, Xòe nón, Xòe quạt, Xòe sạp... Xòe vòng phổ biến nhất, là màn đồng diễn mà người Xòe nối thành vòng tròn trong sự hòa đồng với tất cả mọi người.
Theo nhà nghiên cứu văn hóa Thái, Nghệ nhân Ưu tú Lò Văn Biến, trong kho tàng dân ca dân vũ của dân tộc Thái thì Xòe có một vị trí rất quan trọng. Người Thái múa Xòe không chỉ nhằm thể hiện đời sống sinh hoạt, gắn bó cộng đồng, gắn bó với thiên nhiên, với tâm linh theo quan niệm âm dương ngũ hành xuất phát từ văn minh lúa nước, mà còn thể hiện giá trị nhân văn, giá trị văn hóa sâu sắc.
Nhấn mạnh Xòe Thái có tính bình đẳng rất cao, Nghệ nhân Lò Văn Biến cho biết, khi đã vào vòng Xòe, không còn phân biệt giàu nghèo hay đẳng cấp. Đặc biệt, trong bất cứ tiệc lớn, tiệc nhỏ như mừng nhà mới, đám cưới hoặc Xên bản, Xên mường (lễ cúng mường, cúng bản) mà không Xòe thì họ coi bữa tiệc đó không vui, không được coi là tiệc lớn.
Còn theo nguyên Quyền Viện trưởng Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam GS.TS Từ Thị Loan - một trong những người đầu tiên khởi dựng Dự án xây dựng hồ sơ Nghệ thuật Xòe Thái trình UNESCO - nói đến Xòe là nói đến một nét văn hóa rất riêng của dân tộc Thái.
GS.TS Từ Thị Loan cho hay, có 3 hình thức Xòe chính, bao gồm: Xòe nghi lễ thường gắn với các lễ hội bản, mường, lễ Kin Pang Then, các nghi lễ do các thầy cúng (thày Tào, thày Mo, thày Phựt, thầy Then) thực hiện. Xòe nghi lễ có nhiều điệu múa như: Múa dâng lễ, múa cầu vong, múa chào mời các hồn vía về, múa dâng lễ cám ơn các thiên binh cứu mệnh cho người ốm...
Xòe biểu diễn thì do một nhóm nhỏ biểu diễn, còn số đông là khán giả đứng xem, mang tính trình diễn sân khấu nhiều hơn, đáp ứng nhu cầu thưởng thức văn nghệ của người dân. Xòe biểu diễn thường kết hợp với các đạo cụ và được gọi theo tên đạo cụ như: Xòe khăn, Xòe nón, Xòe quạt, Xòe sạp, Xòe nhạc, Xòe gậy...
Xòe giải trí diễn ra trong các sinh hoạt vui chơi, giải trí của cộng đồng, trở thành một hình thức cộng cảm và giao lưu, kết nối. Phổ biến nhất là các điệu Xòe vòng với số lượng người tham gia không giới hạn.
Vẫn theo GS.TS Từ Thị Loan, Xòe được thực hành trong nhiều không gian và thời gian khác nhau, như trong các lễ hội cộng đồng: Xên mường, Xên bản, Xên Lẩu Nó (lễ cúng rượu măng), Hết Chá (lễ tạ ơn), Kin Pan Then (lễ cúng của các thầy Then), các lễ hội cầu mưa, xuống đồng, các nghi lễ trong phạm vi gia đình như lễ cúng tổ tiên, lễ tang ma, lễ cúng vía, cúng ruộng hay các tiệc vui như đám cưới, lễ mừng nhà mới, mừng sinh nhật…
Để di sản không tàn lụi
Mặc dù vẫn giữ được những nét truyền thống, nhưng theo GS.TS Từ Thị Loan, trong bối cảnh đương đại, Xòe Thái cũng có sự vận động và biến đổi. Sinh hoạt Xòe đã có nhiều sắc thái mới thể hiện cả trong chức năng, hình thức trình diễn, tiết tấu âm nhạc, động tác múa, môi trường diễn xướng.
“Điểm khác nhau là trong quá khứ chủ yếu phổ biến là Xòe nghi lễ và phần nào là Xòe biểu diễn, thì hiện nay Xòe biểu diễn và Xòe giải trí chiếm ưu thế. Trước đây chỉ có nữ giới Xòe, bây giờ cả nam và nữ cùng Xòe. Người dân cũng ít tự chế tác trang phục dân tộc, đồ trang sức bằng phương thức thủ công như xưa”, GS.TS Từ Thị Loan nhận định.
Trăn trở với việc khai thác và phát huy giá trị kinh tế của văn hóa nói chung, di sản văn hóa nói riêng như một nguồn lực nội sinh phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là phát triển du lịch, bà Loan cho rằng, cần xử lý hài hòa mối quan hệ giữa bảo tồn và phát triển, giữa mục tiêu kinh tế và mục tiêu văn hóa.
Nhấn mạnh rằng, Xòe Thái trở thành một sản phẩm văn hóa mang đặc sắc Tây Bắc và phát triển du lịch cộng đồng có thể là một phương thức tốt để bảo tồn và phát huy nghệ thuật Xòe Thái, tuy nhiên, GS.TS Từ Thị Loan lưu ý sự phát triển đó chỉ có thể bền vững khi nó không làm tổn hại, sai lệch, bóp méo bản chất của di sản.
“Bản thân UNESCO cũng luôn cảnh báo về sự cẩn trọng khi khai thác di sản phục vụ phát triển du lịch, nhất là không khuyến khích xu hướng “hoành tráng hóa di sản” để thu hút du khách theo kiểu lập các kỷ lục Guinness như: Dàn đồng ca Quan họ đông nhất, màn đại Xòe lớn nhất thế giới… và coi đó là những “thực hành xấu” trong bảo vệ di sản”, vị chuyên gia về Xòe Thái nói.
Theo GS.TS Từ Thị Loan, để Xòe Thái hội nhập được với đời sống đương đại, được giới trẻ và công chúng quan tâm, loại hình nghệ thuật này có thể có những sáng tạo mới để gia tăng tính nghệ thuật và sự hấp dẫn, phát huy tính đại chúng. Tuy nhiên, điều cốt lõi cần tuân thủ như khuyến cáo của UNESCO là di sản phải hình thành được trong cộng đồng ý thức về bản sắc dân tộc và sự kế tục của di sản, qua đó khích lệ sự tôn trọng đối với đa dạng văn hóa và tính sáng tạo của con người.
“Cái gì cộng đồng thấy đúng là bản sắc, là văn hóa, là truyền thống của họ thì nên khuyến khích, hỗ trợ. Còn những gì xa lạ, lai căng, “hiện đại hóa”, “sân khấu hóa” thái quá thì không nên cổ xúy”, GS.TS Từ Thị Loan nhấn mạnh thêm.
(CLO) Chiều ngày 22/11, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức Hội nghị phổ biến chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về Hội và nâng cao chất lượng tham mưu trong công tác văn phòng của Hội Nhà báo khu vực phía Bắc.
(CLO) Hàng trăm tài liệu, cổ vật có niên đại cách ngày nay hơn 2.000 năm, phản ánh sự hình thành và phát triển của nền văn hóa Đông Sơn trên đất Vĩnh Phúc.
(CLO) Ngày 22/11, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) đã có Quyết định xử phạt Công ty cổ phần chứng khoán SmartInvest gần 1,4 tỷ đồng vì hàng loạt vi phạm.
(CLO) Bất chấp những thách thức từ cuộc chiến tranh xâm lược của Nga, kinh tế Ukraine đã tăng trưởng 4.2% trong 10 tháng đầu năm 2024 so với cùng kỳ năm ngoái, theo thông báo của Bộ Kinh tế Ukraine vào ngày 18 tháng 11.
(CLO) Triều Tiên và Nga vừa ký kết một thỏa thuận mới nhằm thúc đẩy hợp tác kinh tế sau các cuộc hội đàm tại Bình Nhưỡng trong tuần này, theo Thông tấn xã Trung ương Triều Tiên (KCNA).
(CLO) Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Lào Cai vừa phối hợp với Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1 thực hiện điều tra, phỏng vấn sâu người dân vùng lũ lịch sử gây chết và mất tích nhiều người ở xã Phúc Khánh.
(CLO) Trong những tuần gần đây, các hãng sản xuất ô tô lớn trên thế giới đã liên tiếp công bố kế hoạch cắt giảm nhân sự và đóng cửa nhà máy khi họ chật vật tìm kiếm lợi nhuận từ các dòng xe điện (EV) và đối mặt với làn sóng cạnh tranh từ những sản phẩm giá rẻ hơn.
(CLO) Chính quyền Tổng thống Joe Biden vừa thông báo với Quốc hội kế hoạch xóa 4,65 tỷ USD khoản nợ mà Ukraine đang gánh chịu, theo một bức thư do Bloomberg News thu thập được.
(CLO) Ngày 22/11, Toà án nhân dân tỉnh Hà Tĩnh mở phiên toà sơ thẩm xét xử các bị cáo: Xeng và Sisavanh Yongyaerlor (cùng SN 1988, trú huyện Khăm Cợt, tỉnh Bolikhămxay, Lào) về tội “Vận chuyển trái phép chất ma túy”.
(CLO) Ngày 22/11, tại Nhà Thái Học thuộc Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội) đã diễn ra Vòng Chung kết Giải thưởng Hành động vì Cộng đồng - Human Act Prize 2024 với chủ đề “Cộng đồng kiến tạo”.
(CLO) Ngày 22/11, Hội môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS) đã công bố Bộ Quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp mới nhằm nâng cao uy tín, chất lượng và trách nhiệm của môi giới.
(CLO) Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền vừa ký ban hành Quyết định số 6068/QĐ-UBND ngày 22/11/2024 về việc công bố tình huống khẩn cấp các sạt lở trên các tuyến đê hữu Bùi, Bùi 2, Gò Khoăm, sạt lở bờ sông Bùi trên địa bàn huyện Chương Mỹ.
(CLO) Tỉnh Lai Châu cam kết tạo mọi thuận lợi để hỗ trợ các doanh nghiệp khai thác du lịch với mục tiêu "doanh nghiệp phát tài - Lai Châu phát triển''.
(CLO) Ngày 22/11, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Trọng Đông và lãnh đạo các sở, ngành thành phố đi kiểm tra tiến độ thi công và thực hiện Dự án hệ thống xử lý nước thải Yên Xá.
(CLO) Hàng trăm tài liệu, cổ vật có niên đại cách ngày nay hơn 2.000 năm, phản ánh sự hình thành và phát triển của nền văn hóa Đông Sơn trên đất Vĩnh Phúc.
(CLO) Để tiếp tục nâng cao chất lượng, đưa Giải thưởng Sách Quốc gia xứng tầm với vị thế là một giải thưởng cấp quốc gia, đồng thời tạo sự lan tỏa mạnh mẽ đến gần hơn với bạn đọc, Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành Điều lệ và Quy Giải thưởng mới với nhiều điểm mới. Thông tin này được đưa ra tại buổi họp báo do Hội Xuất bản Việt Nam tổ chức sáng nay ngày 22/11 tại Hà Nội.
(CLO) Liên hoan nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ 3 tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau là nơi các nghệ nhân gặp gỡ, giao lưu nhằm bảo tồn, phát triển phong trào đờn ca tài tử tại mỗi địa phương.
(CLO) Liên hoan ca múa nhạc toàn quốc được tổ chức định kỳ 3 năm một lần đã khẳng định là một thương hiệu quốc gia trong các liên hoan về nghệ thuật ca múa nhạc ở Việt Nam.
(CLO) Ngày 21/11, tại Đà Nẵng, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển công nghiệp văn hóa Việt Nam.
(CLO) Sở Văn hóa và Thể thao TP.HCM (Sở VH-TT) chỉ đạo các đơn vị phối hợp sắp xếp lại cơ sở vật chất để đảm bảo tổ chức các chương trình nghệ thuật, phục vụ chính trị và nhu cầu giải trí của người dân.
(CLO) Trưng bày “Câu chuyện từ những huy hiệu phản chiến” mang đến cho công chúng cái nhìn chân thực về “cuộc chiến” trong lòng nước Mỹ để phản đối cuộc chiến tranh ở Việt Nam.
(CLO) Nhân dịp kỷ niệm 20 năm khu Phố cổ Hà Nội đón nhận Bằng Di tích lịch sử Quốc gia, Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức 20 hoạt động trưng bày, triển lãm và biểu diễn nghệ thuật đặc sắc để tôn vinh những giá trị di sản của mảnh đất Thăng Long xưa.