(CLO) Đói nghèo lẽ ra phải là sự xấu hổ nhưng điều kỳ lạ là người ta sẵn sàng xung phong nghèo để sống phận tầm gửi. Nghèo như thế đích thị là nghèo tự trọng, là sự rao bán phẩm giá ngoài… chợ trời nhân cách.
UBND huyện Cẩm Thủy (Thanh Hóa) mới đây vừa có kết luận nội dung tố cáo ông Trương Công Thức, Phó Bí thư Đảng ủy xã Cẩm Phú. Theo đó, từ năm 2011, hai người con của ông này đã “đi lạc” vào sổ hộ khẩu nhà bà Lê Thị Hằng, vốn là hộ nghèo. Mục đích là muốn vay vốn sinh viên cho các con ăn học. Điều đáng chú ý là gia đình ông Thức có cơ ngơi tiền tỷ. Cùng với đó, việc gửi con ông vào hộ nghèo và gia đình lọt vào danh sách hộ cận nghèo năm 2013-2014 là do vợ ông tự ý làm, cá nhân vị Phó Bí thư Đảng ủy xã ở huyện miền núi Cẩm Thủy không hề hay biết.
Giải trình của ông Trương Công Thức đã không được cơ quan chức năng huyện Cẩm Thủy và dư luận chấp nhận. Bởi lẽ, bản thân ông là đảng viên, là lãnh đạo xã, là chủ gia đình, chỉ sinh sống và công tác tại địa phương mà không hề biết những việc làm khuất tất trên của người thân là điều… kỳ lạ.
Càng lạ hơn khi 3 bố con ông Phó Bí thư Đảng ủy xã Cẩm Phú là người dân tộc Mường. Nghĩa là đã được thụ hưởng chính sách ưu đãi của Nhà nước đối với người dân tộc thiểu số. Tuy nhiên, gia đình này vẫn cố gắng bám lấy “danh hiệu” hộ nghèo những mong xã hội rủ lòng thương.
Nhưng khi mọi chuyện bị vỡ lở, mất mát lớn nhất của những người như ông Thức không phải là mấy yến gạo cứu trợ mà là lòng tự trọng của bản thân và niềm tin của người dân.
Thậm chí vị lãnh đạo xã Cẩm Phú đã tự đánh mất lòng tự trọng đến… 2 lần. Lần thứ nhất là để 2 người con “lạc” vào hộ nghèo. Lần thứ hai là đã sai không dám nhận mà thoái thác trách nhiệm cho vợ.
Trong trường hợp này, ông Thức đã không còn xứng đáng với cả tư cách một cán bộ đảng viên lẫn tư cách của một người chồng.
Không lâu sau vụ “cháy nhà nghèo” ở huyện miền núi Cẩm Thủy, dư luận xứ Thanh lại dậy sóng bởi vụ lộ hộ cận nghèo “rởm” của Bí thư Đảng ủy xã Thiệu Thành, huyện Thiệu Hóa.
Sự việc nghiêm trọng đến mức, Ban Thường vụ Huyện ủy Thiệu Hóa phải chỉ đạo tạm dừng Đại hội đảng bộ xã, đưa ra khỏi quy hoạch cán bộ nhiệm kỳ 2020-2025 đối với ông Hách Văn Thắng, Bí thư Đảng ủy xã Thiệu Thành và một số cán bộ xã này vì đã để lọt vợ, con, cháu vào hộ cận nghèo không đúng quy định.
Vẫn biết không có bất kỳ quy định nào bắt buộc lãnh đạo thì phải giàu, không được nghèo. Nhưng cần phải khuyến khích cán bộ làm giàu chính đáng để nêu gương cho dân. Cán bộ mà nghèo nói dân nào làm theo?
Ấy vậy mà vẫn có những cán bộ xung phong nghèo, tình nguyện nghèo để bấu víu cơ chế, hòng gỡ gạc chút “mật mỡ” giữa mùa dịch.
Tại huyện Tĩnh Gia, cuối cùng thì trưởng thôn Hạnh Phúc, xã Hải Ninh cũng đã thừa nhận đi vận động hơn 20 hộ cận nghèo ký vào đơn tự nguyện không nhận tiền hỗ trợ của Chính phủ dành cho đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19.
Ngay từ đầu, khi câu chuyện viết đơn tự nguyện không nhận tiền hỗ trợ của hàng ngàn hộ nghèo tại các huyện Thọ Xuân, Quảng Xương… người ta đã vội vàng ca ngợi nó như một phong trào cần nhân rộng ở xứ Thanh. Nhưng khi những chữ ký tự nguyện chưa kịp ráo mực, dư luận đã đặt ra nghi vấn rằng: tại sao các hộ cận nghèo này lại “bỗng dưng” gương mẫu đến thế?
Có thể việc từ chối nhận tiền hỗ trợ là có thật nhưng liệu đã đến mức trở thành một phong trào? Tiền của Chính phủ giúp dân trong lúc khó khăn, bản chất cũng là tiền của dân. Tại sao nhân dân lại từ chối quyền lợi xứng đáng thuộc về họ?
Có một sự thật mà bấy lâu nay nhiều người hoặc là thiếu thực tiễn, hoặc là cố tình không chịu hiểu. Đó là quy trình xét duyệt hộ nghèo, hộ cận nghèo tại một số địa phương đã không được thực hiện nghiêm túc, công bằng.
Lệ làng đã vượt qua phép nước để biến những ngôi nhà cao tầng trở thành những gia cảnh đáng thương vốn chỉ có trong… sổ hộ khẩu.
Và, có thể vì thế, không ít hộ cận nghèo “chui” không dám nhận hỗ trợ giữa thiên thanh bạch nhật. Bởi chỉ cần thêm một vụ “cháy hộ nghèo” nữa bị phát hiện, nhiều “mặt chuột” gặm nhấm cơ chế sẽ lòi ra.
Mới đây, UBND huyện Tĩnh Gia thậm chí còn ra văn bản gửi các xã, thị trấn đề nghị: “Đối với hộ có tên trong danh sách nhưng không đủ điều kiện hưởng thì đề nghị gia đình làm đơn không nhận chính sách hỗ trợ của Nhà nước có xác nhận của ủy ban xã”.
Nghĩa là câu chuyện vận động người dân làm đơn tự nguyện xin rút khỏi danh sách nhận hỗ trợ ở Thanh Hóa là có thật.
Điều đáng chú ý là dư luận lại có phần đánh giá cao động thái kịp thời, kiên quyết của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa và lãnh đạo các huyện Tĩnh Gia, Thiệu Hóa, Cẩm Thủy… trong việc chỉ đạo xác minh làm rõ sai phạm (nếu có) của cán bộ cơ sở sau khi báo chí phản ánh.Thực tế, đó chỉ là mệnh lệnh hành chính trong thực thi công vụ và là cách thức cấp trên tìm cách sửa sai cho cấp dưới mà thôi.
Đói nghèo lẽ ra phải là sự xấu hổ nhưng điều kỳ lạ là người ta sẵn sàng xung phong nghèo để sống phận tầm gửi. Nghèo như thế đích thị là nghèo tự trọng, là sự rao bán phẩm giá ngoài... chợ trời nhân cách.
(CLO) Thời gian vừa qua, huyện Đoan Hùng (tỉnh Phú Thọ) đã đầu tư và triển khai nhiều dự án đường giao thông để phục vụ việc phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Tuy nhiên, một số công trình thực hiện thi công có dấu hiệu không tuân thủ theo quy trình thủ tục của pháp luật hiện hành.
(CLO) Đội tuyển futsal nữ Việt Nam đánh bại futsal nữ Thái Lan tỷ số 2-1 để giành ngôi vô địch giải futsal nữ Đông Nam Á 2024 tại Philippines. Ngay sau trận chung kết diễn ra tối 21/11, Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF) đã thưởng nóng 600 triệu đồng cho đội nhà.
(CLO) Vào thứ Năm (21/12) Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) đã ban hành lệnh bắt giữ đối với Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu, cùng cựu Bộ trưởng Quốc phòng Yoav Gallant trong chính quyền của ông, cũng như thủ lĩnh Ibrahim Al-Masri của Hamas với cáo buộc phạm tội ác chiến tranh và tội ác chống lại loài người trong cuộc xung đột ở Gaza.
(CLO) Chiều 21/11, tại trụ sở Quốc hội Campuchia ở thủ đô Phnom Penh, ngay sau lễ đón, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Chủ tịch Quốc hội Campuchia Samdech Khuon Sudary đã dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao hai nước tiến hành hội đàm.
(CLO) Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Vương quốc Campuchia, chiều 21/11, tại trụ sở Quốc hội Campuchia ở thủ đô Phnom Penh, thay mặt Nhà nước Campuchia, Chủ tịch Quốc hội Samdech Khuon Sudary đã trao tặng Huân chương Công trạng hạng Đại Thập tự của Nhà nước Campuchia cho Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn.
(CLO) Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và bằng chứng lịch sử khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa phù hợp với luật pháp quốc tế, cũng như chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với các vùng biển được xác lập phù hợp với Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
(CLO) Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đề nghị các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Hàn Quốc coi Việt Nam là điểm đến chiến lược cho xây dựng các trung tâm nghiên cứu và phát triển, ứng dụng công nghệ cao.
(CLO) Theo PGS.TS.BS Trịnh Thị Diệu Thường, trong bối cảnh y học hiện đại phát triển vượt bậc, xu hướng kết hợp giữa y học cổ truyền và y học hiện đại ngày càng được quan tâm, mở ra hướng đi mới trong việc nâng cao hiệu quả điều trị và giảm thiểu tác dụng phụ.
(CLO) Ngày 21/11, Tổ Công tác triển khai Đề án 06 của Chính phủ và Ban Chỉ đạo cải cách hành chính, chuyển đổi số, thực hiện Đề án 06 thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị Giao ban thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm Đề án 06 của Chính phủ trên địa bàn Thành phố.
(CLO) Hồi 00h15' ngày 21/11/2024, tại vũ trường New MDM ở địa chỉ Lô 26D, phường Đông Khê, quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng, phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy - Công an thành phố chủ trì, phối hợp với các lực lượng chức năng Công an thành phố tiến hành kiểm tra vũ trường New MDM.
(CLO) Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn, ngày 22/11, Bắc Bộ, Thanh Hóa và Nghệ An đêm có mưa vài nơi, ngày nắng. Khu vực từ Hà Tĩnh và Quảng Bình mưa rào, cục bộ có nơi mưa to. Khu vực từ Quảng Trị đến Bình Định có mưa vừa, mưa to, cục bộ có nơi mưa rất to và dông. Các khu vực khác có mưa rào và dông.
(CLO) Ngày 21/11, Hội Nông dân tỉnh Lạng Sơn đã tổ chức hội nghị Chủ tịch UBND tỉnh đối thoại với nông dân năm 2024 với chủ đề “Khơi dậy khát vọng làm giàu để phát triển đất nước phồn vinh hạnh phúc, phát triển nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh”.
(NB&CL) Với tổng chiều dài chính tuyến dự kiến khoảng 1.541km, tổng mức đầu tư khoảng 33 tỷ USD sở hữu quy mô chưa từng có tại Việt Nam, dự án Đường sắt tốc độ cao (ĐSTĐC) trên trục Bắc – Nam được chính các doanh nghiệp Việt thừa nhận là “cơ hội trăm năm”. Tuy nhiên, để chớp được cơ hội này, lại là thách thức đòi hỏi doanh nghiệp Việt cần phải rất bền gan vững chí để vượt qua.
(NB&CL) Với nhiều cố gắng luật hóa các quy định cơ bản về nhà giáo, dự án Luật Nhà giáo dự kiến trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 8 này, đang nhận được sự quan tâm rất lớn từ dư luận, được kỳ vọng sẽ khắc phục được những bất cập và kiến tạo hành lang pháp lý đột phá để phát triển đội ngũ nhà giáo trong thời gian tới. Theo các chuyên gia, nhà khoa học, nếu Luật Nhà giáo có chất lượng tốt, tính khả thi cao sẽ là động lực lớn để đưa sự nghiệp giáo dục Việt Nam lên tầm cao mới.
(NB&CL) Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo đang được các Đại biểu quan tâm bàn thảo trong chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV. Việc cơ quan quản lý đề xuất sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo đem đến nhiều kỳ vọng, nhất là khi không ít quy định nhằm ngăn chặn quảng cáo sai sự thật trên không gian mạng đã được đề xuất. Trong đó, dư luận đặc biệt quan tâm tới 2 nội dung quy định về: quảng cáo trên không gian mạng; quyền cũng như nghĩa vụ của người chuyển tải sản phẩm quảng cáo. Tuy nhiên, không ít ý kiến cho rằng, Dự thảo Luật (sửa đổi) còn một số quy định chưa thể giải quyết được thực tế vi phạm phát sinh hiện nay của hoạt động quảng cáo trên không gian mạng.
(NB&CL) Giai đoạn 2015-2021, biên chế trong đơn vị sự nghiệp công lập giảm hơn 236.000 người. Kết quả tinh giản biên chế tuy đạt mục tiêu song chưa thực sự hiệu quả. Việc tinh giản biên chế còn mang tính cơ học. Các chuyên gia cho rằng, sắp xếp, tinh giản bộ máy có vai trò quan trọng trong việc giảm sự tốn kém về tiền lương và tạo ra một hệ thống trả lương hiệu quả. Tranh luận tại nghị trường, nhiều Đại biểu Quốc hội cho rằng khó khăn về nguồn nhân lực hiện nay là hết sức to lớn, nên đột phá chính từ khâu này thì mới có thể gỡ được những điểm nghẽn đang cản trở sự phát triển của đất nước.
(NB&CL) Theo Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA), Việt Nam là một trong các quốc gia có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất thế giới. Cho dù già hóa dân số là hệ quả tất yếu của việc mức sinh ngày càng thấp, tuổi thọ ngày càng cao, tuy nhiên, nếu không có ngay những chính sách thích ứng hiệu quả mang tầm quốc gia, thì những hệ luỵ của việc già hoá dân số là không thể lường hết được. Trên Diễn đàn Kỳ họp Quốc hội thứ 8, khoá XV vừa qua, đã có ý kiến về việc từ năm 2025 phải xây dựng khung chính sách quốc gia về phòng, chống già hóa dân số và điều chỉnh tỷ suất sinh thay thế, xem đây là vấn đề mang tính chất chiến lược.
(NB&CL) Temu là nền tảng bán lẻ trực tuyến xuyên biên giới của PDD Holdings (Trung Quốc), tập đoàn sở hữu trang thương mại điện tử Pinduoduo chuyên hàng giá rẻ. Nền tảng này ra mắt lần đầu tại Mỹ vào tháng 9/2022 và hiện bán hàng trực tiếp đến 82 quốc gia, vùng lãnh thổ. Nhiều đại biểu Quốc hội lo ngại tình trạng hàng hóa giá rẻ trên các sàn thương mại điện tử quốc tế như Temu sẽ tràn vào Việt Nam, gây ra tác động tiêu cực cho thị trường hàng hóa và ảnh hưởng trực tiếp đến các doanh nghiệp sản xuất trong nước. Cơn lốc Temu đang phơi bày rõ thế khó trập trùng của hàng Việt, nhưng đây cũng là cơ hội để chúng ta nhìn nhận lại và tìm ra hướng đi mới cho sản xuất nội địa.
(NB&CL) Các cơ quan báo chí hiện nay đang phải đối diện với việc sụt giảm doanh thu mạnh mẽ, trong bối cảnh các nền tảng mạng xã hội đã lấy đi phần lớn doanh thu quảng cáo. Dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) chính thức được trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 8 này. Hiện nay nhiều ý kiến đưa ra đề xuất nên giảm thuế thu nhập doanh nghiệp cho báo chí.
(NB&CL) Trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, nền nông nghiệp Việt Nam đang đứng trước nhiều cơ hội để nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững sản phẩm nông sản. Theo các chuyên gia, doanh nghiệp phải hợp tác để sản xuất quy mô lớn, đồng bộ và có sự liên kết từ khâu sản xuất, chế biến đến tiêu thụ giữa nông dân, hợp tác xã và doanh nghiệp. Việc liên kết chặt chẽ giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị nông sản từ sản xuất, chế biến đến tiêu thụ là yếu tố then chốt để nâng cao hiệu quả và đảm bảo tính bền vững.
(NB&CL) Chuyển đổi số từ lâu đã được xem là chìa khoá mở ra cơ hội xây dựng mô hình nông nghiệp thông minh, bền vững và hiệu quả hơn, đảm bảo vị thế của nông nghiệp Việt Nam trên bản đồ thế giới. Trong đó, số hoá việc sản xuất lúa gạo là hướng đi cần được tăng tốc, đẩy mạnh, để chiếm lĩnh xa lộ nông nghiệp toàn cầu. Như nhắc nhở mới đây của Thủ tướng Phạm Minh Chính: “Phải thổi hồn vào cây lúa bằng công nghệ số, bằng phát triển xanh, bằng kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ, kinh tế tri thức, bằng khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo”.
(NB&CL) Sau 20 năm kể từ khi có Ngày Doanh nhân Việt Nam, cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam đã có sự phát triển mạnh mẽ; số doanh nghiệp thành lập mới không ngừng gia tăng, là một điểm sáng của nền kinh tế, phản ánh nhu cầu và nỗ lực phát triển trong bối cảnh đất nước còn đối diện rất nhiều khó khăn, thách thức. Kinh tế tư nhân ngày càng khẳng định vai trò quan trọng trong công cuộc phát triển kinh tế đất nước, góp phần nâng tầm vị thế đất nước bằng những “cuộc chơi” đẳng cấp quốc tế.