Nghi án Công ty Tenma đưa hối lộ "Bộ Công an đang phối hợp để nắm bắt tình hình"

Thứ ba, 26/05/2020 19:21 PM - 0 Trả lời

(CLO) Liên quan đến nghi án Công ty Tenma Việt Nam 2 lần đưa hối lộ cho cán bộ, công chức Việt Nam. Do thông tin này xuất phát từ phía Nhật Bản nên chắc chắn phía Việt Nam phải phối hợp để điều tra, làm rõ.

Đây là khẳng định của Đại tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an khi trao đổi với báo chí bên hành lang Quốc hội chiều 26/5, Theo Đại tướng Tô Lâm, vụ việc này đang được các cơ quan thanh tra thuế, tài chính kiểm tra, rà soát để xem mức độ như thế nào từ đó sẽ tiến hành các biện pháp khác."Bộ Công an đang phối hợp để nắm bắt tình hình", Đại tướng Tô Lâm thông tin.

Đại tướng Tô Lâm trao đổi với báo chí bên hành lang Quốc hội chiều ngày 26/5.

Đại tướng Tô Lâm trao đổi với báo chí bên hành lang Quốc hội chiều ngày 26/5.

Để làm rõ về mức độ pháp lý liên quan đến nghi vấn Công ty Tenma Việt Nam 2 lần đưa hối lộ cho cán bộ, công chức Việt Nam. Phóng viên báo Nhà báo và Công luận đã có cuộc trao đổi với Luật sư Đặng Văn Cường (Trưởng Văn phòng Luật sư Chính Pháp – Đoàn Luật sư TP. Hà Nội) qua trao đổi Luật sư Cường cho biết.

Sự việc đăng trên báo Nhật Bản về dấu hiệu vi phạm pháp luật của cán bộ thuế Bắc Ninh có thể gây ảnh hưởng đến quan hệ giữa 2 quốc gia Việt Nam và Nhật Bản do liên quan tới môi trường đầu tư kinh doanh, phòng chống tham nhũng trong quản lý công tác cán bộ tại ngành thuế, hải quan.

Do đó, cơ quan chức năng cần khẩn trương vào cuộc điều tra xác minh, làm rõ thông tin bài báo phản ánh. Qúa trình điều tra phải hết sức thận trọng. Bởi lẽ theo bài báo Nhật Bản phản ánh thì nếu có sự việc hối lộ để giảm tiền thuế thì số tiền thuế được giảm là rất lớn và số tiền hối lộ cũng rất lớn, nếu có vi phạm thì đây là hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng, làm ảnh hưởng đến vấn đề kinh tế, chính trị của 2 quốc gia, phải kiên quyết lên án và xử lý nghiêm minh, minh bạch, công khai, khách quan.

Còn nếu sự việc báo Nhật Bản phản ánh là không đúng sự thật thì cũng phải công khai các chứng cứ, tài liệu khách quan để thể hiện sự trong sạch cho bộ máy chính quyền Việt Nam.

Hiện nay sự việc chưa được xác minh toàn diện, tuy nhiên qua thông tin báo Nhật bản ánh thì có dấu hiệu đưa nhận hối lộ để giảm tiền thuế. Vì vậy, cơ quan chức năng Việt Nam cần thu thập tài liệu chứng cứ, hồ sơ kê khai về thuế từ Công ty Tenma Việt Nam; từ cơ quan thuế, hải quan Bắc Ninh cũng như liên hệ với các cơ quan Nhật Bản để đề nghị cung cấp các thông tin, tài liệu có liên quan nhằm cùng phối hợp điều tra.

Qúa trình điều tra, xác minh sẽ căn cứ vào các quy định pháp luật của Việt Nam và Nhật Bản về thuế áp dụng đối với Tenma Việt Nam để xem xét Tenma Việt Nam đang được hưởng những ưu đãi gì về các loại thuế, trách nhiệm và nghĩa vụ nộp thuế của Tenma như thế nào và hiện Công ty này đã thực hiện được đến đâu?

Công ty Tenma Việt Nam tại khu Công nghiệp Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh.

Công ty Tenma Việt Nam tại khu Công nghiệp Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh.

Qúa trình thực hiện kê khai nộp thuế của Tenma Việt Nam với cơ quan chức năng thuế Bắc Ninh được thực hiện ra sao, trình tự thủ tục đã đúng quy định pháp luật hay chưa, có hay không hành vi hối lộ, nhận hối lộ? Từ đó mới có cơ sở kết luận sự việc báo Nhật phản ánh có đúng hay không và có hướng xử lý phù hợp với quy định pháp luật Việt Nam.

Dưới góc độ pháp luật Việt Nam thì tội “nhận hối lộ” được quy định tại Điều 354 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017, tội nhận hối lộ xâm hại quan hệ xã hội bảo đảm uy tín và tính vô tư, chính trực của hoạt động thực hiện công vụ, nhiệm vụ.

Đối tượng tác động của tội phạm chính là hoạt động thực hiện công vụ, nhiệm vụ của người có chức vụ, quyền hạn. Do đó chủ thể của tội này chỉ có thể là người có chức vụ quyền hạn mà với chức vụ quyền hạn đó có thể thực hiện được việc làm hoặc không làm mà người đưa hối lộ yêu cầu. Người có chức vụ, quyền hạn trong các doanh nghiệp, tổ chức ngoài Nhà nước mà nhận hối lộ thì bị xử lý theo quy định tại Điều này.

Theo đó người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn trực tiếp hoặc qua trung gian nhận hoặc sẽ nhận lợi ích phi vật chất hoặc tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác trị giá từ 2.000.000 đồng trở lên (hoặc dưới 2.000.000 đồng trong một số trường hợp nhất định) cho chính bản thân người đó hoặc cho người hoặc tổ chức khác để làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ thì có thể bị xử phạt về tội nhận hối lộ.

Lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý trực tiếp và động cơ của người phạm tội là động cơ vụ lợi, mức hình phạt cao nhất đối với tội này có thể lên đến tù chung thân hoặc tử hình. Nếu, của hối lộ là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên; hoặc gây thiệt hại về tài sản 5.000.000.000 đồng trở lên người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm, có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Điều 364 Bộ luật hình sự 2015 quy định về tội “đưa hối lộ”. Theo đó người nào trực tiếp hay qua trung gian đã đưa hoặc sẽ đưa cho người có chức vụ, quyền hạn hoặc người khác hoặc tổ chức khác bất kỳ lợi ích phi vật chất hoặc tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác trị giá từ 2.000.000 đồng trở lên để người có chức vụ, quyền hạn làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ, thì có thể bị xử lý về tội “đưa hối lộ”.

Mức hình phạt cao nhất của tội này có thể lên đến 20 năm tù nếu của hối lộ là tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên. Luật cũng quy định người bị ép buộc đưa hối lộ mà chủ động khai báo trước khi bị phát giác, thì được coi là không có tội và được trả lại toàn bộ của đã dùng để đưa hối lộ. Người đưa hối lộ tuy không bị ép buộc nhưng đã chủ động khai báo trước khi bị phát giác, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự và được trả lại một phần hoặc toàn bộ của đã dùng để đưa hối lộ. Luật sư Cường cho biết.

Trong sáng 26/5, một đại diện đoàn thanh tra Bộ Tài chính cho biết đang tiến hành thanh tra Cục thuế Bắc Ninh, Cục Hải quan Bắc Ninh và các tổ chức, cá nhân liên quan về nghi vấn trong việc hối lộ của Công ty Tenma Việt Nam.

Theo đó, đoàn thanh tra đã có báo cáo sơ bộ vụ việc gửi Bộ Tài chính để báo cáo nhanh Thủ tướng về vụ việc này vào chiều nay 26/5.

Vị này cũng khẳng định, Thanh tra Bộ Tài chính sẽ sớm có kết luận về vụ việc và nếu có sai phạm sẽ xử lý nghiêm.

Theo quyết định thanh tra ban hành chiều qua, 25/5, Thanh tra Bộ Tài chính thanh tra Cục thuế, Cục Hải quan tỉnh Bắc Ninh về việc chấp hành các quy định của pháp luật trong việc thanh tra, kiểm tra thuế đối với Công ty TNHH Tenma Việt Nam.

Liên quan đến vụ việc này, lãnh đạo Công an tỉnh Bắc Ninh cũng đã xác nhận đã giao Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu phụ trách xác minh thông tin Công ty Tenma Việt Nam hối lộ khoảng 25 triệu yen.

Phòng Cảnh sát kinh tế đã làm việc với Cục Hải quan, Cục thuế tỉnh Bắc Ninh, yêu cầu Cục Hải quan tỉnh cung cấp toàn bộ hồ sơ, tài liệu liên quan đến việc mở tờ khai hải quan xuất, nhập khẩu của Tenma Việt Nam từ tháng 1/2017 đến nay, cùng kết quả kiểm tra sau thông quan.

Đồng thời, đề nghị hải quan làm rõ việc Công ty Tenma Việt Nam đang được hưởng những ưu đãi gì về thuế xuất nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng với hàng xuất nhập khẩu.

Công an cũng yêu cầu phía hải quan cung cấp các biên bản kiểm tra, thanh tra liên quan đến công ty Tenma Việt Nam (nếu có).

Làm việc với Cục thuế tỉnh Bắc Ninh, Phòng Cảnh sát kinh tế yêu cầu cung cấp các hồ sơ liên quan tới việc kiểm tra thuế, giải trình của đoàn kiểm tra thuế thời điểm bị tố cáo.

Công an tỉnh Bắc Ninh cũng làm việc với kế toán trưởng và giám đốc tài chính của Công ty TNHH Tenma Việt Nam yêu cầu cung cấp các tài liệu liên quan.

Theo Công an tỉnh Bắc Ninh, việc xác minh những thông tin trên là thực hiện theo ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng và Chủ tịch UBND tỉnh. Khi có kết luận ban đầu, công an sẽ báo cáo UBND tỉnh để có báo cáo gửi Thủ tướng.

Trước đó, tờ Asahi Shimbun (Nhật Bản) đưa tin, tháng 6/2017, Công ty TNHH Tenma Việt Nam đã hối lộ cho cán bộ hải quan tỉnh Bắc Ninh 2 tỷ đồng để không bị truy thu số tiền thuế trị giá 1,79 tỷ yen (tương đương 390 tỷ đồng).

Tháng 8/2019, cán bộ công ty này tiếp tục hối lộ 3 tỷ đồng để cán bộ hải quan tỉnh Bắc Ninh giảm khoản truy thu thuế từ khoảng 80 triệu yen (tương đương 17,8 tỷ đồng) xuống còn 2,62 triệu yen (tương đương 573 triệu đồng).

Đắc Nguyên

Tin khác

Hà Nội: Xe vận chuyển chất thải phải có camera hành trình, GPS

Hà Nội: Xe vận chuyển chất thải phải có camera hành trình, GPS

(CLO) Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã ký ban hành Công điện số 03/CĐ-CT về việc tăng cường bảo đảm vệ sinh môi trường trong công tác thu gom, vận chuyển rác thải trên địa bàn Thành phố.

Tin tức
Đến năm 2030, tỷ lệ hòa giải thành trên phạm vi cả nước đạt từ 85% trở lên

Đến năm 2030, tỷ lệ hòa giải thành trên phạm vi cả nước đạt từ 85% trở lên

(CLO) Chính phủ phấn đấu đến hết năm 2030, tỷ lệ hòa giải thành trên phạm vi cả nước đạt từ 85% trở lên. Đối với các xã, phường, thị trấn được chọn làm điểm chỉ đạo của trung ương, tỷ lệ này là trên 90%.

Tin tức
Bổ sung một số loại hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế giá trị gia tăng

Bổ sung một số loại hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế giá trị gia tăng

(CLO) Liên quan đến dự án Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi), Chính phủ yêu cầu Bộ Tài chính rà soát đầy đủ các hàng hóa, dịch vụ/nhóm hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng; xem xét, bổ sung một số loại hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế giá trị gia tăng để đáp ứng yêu cầu thực tiễn.

Tin tức
Chính phủ ban hành quy định về giao đất, cho thuê đất, giao khu vực biển để lấn biển

Chính phủ ban hành quy định về giao đất, cho thuê đất, giao khu vực biển để lấn biển

(CLO) Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 42/2024/NĐ-CP ngày 16/4/2024 quy định về hoạt động lấn biển có hiệu lực từ ngày 16/4/2024. Trong đó, Nghị định quy định rõ về giao đất, cho thuê đất, giao khu vực biển để lấn biển.

Tin tức
Bỏ sót gần 100 tỷ đồng tiền sử dụng đất nhà đầu tư phải nộp cho Nhà nước!

Bỏ sót gần 100 tỷ đồng tiền sử dụng đất nhà đầu tư phải nộp cho Nhà nước!

(NB&CL) Kết quả thanh tra tổng thể, toàn diện dự án Khu đô thị sinh thái hai bên bờ sông Đơ cho thấy, công tác lập hồ sơ mời thầu, chậm tiến độ giải phóng mặt bằng, xác định thiếu số tiền sử dụng đất,… dẫn đến bỏ sót cho ngân sách Nhà nước hơn 98 tỷ đồng.

Tin tức