Nghị trường đổi mới hay mệnh lệnh từ cuộc sống

Thứ ba, 05/01/2021 09:00 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Cùng với một đất nước đổi mới, Quốc hội cũng đã quyết liệt buộc mình đổi mới, bắt nhịp nhanh, trúng những diễn biến của mọi mặt đời sống xã hội, có những quyết sách nhanh - trúng để đáp ứng những đòi hỏi từ thực tế cuộc sống.

Có thể thấy rõ điều này từ những kỳ họp Quốc hội gần đây, đặc biệt là kỳ họp thứ 10 - kỳ họp cuối cùng của năm 2020 và cũng kỳ họp áp chót của nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIV. Những phiên họp trực tuyến, không khí khẩn trương, những phiên thảo luận sôi nổi,  thậm chí căng thẳng, những phát ngôn ấn tượng, thậm chí gây tranh cãi của các đại biểu trên diễn đàn - đã cho thấy một Quốc hội ngày càng tâm huyết, ngày càng đổi mới quyết liệt, ngày càng tỏ rõ trách nhiệm lớn lao của mình, để xứng đáng với sự trông đợi của hàng triệu triệu cử tri cả nước.

1. Sự đổi mới mạnh mẽ nhất mà cử tri nhận thấy là từ nghị trường, nơi mà các đại biểu Quốc hội được đặt trọng trách lớn trên vai. Những vấn đề nóng, những sự việc được dư luận đặc biệt quan tâm liên quan đến mọi mặt đời sống – xã hội đã được đưa ra “mổ xẻ”, tranh luận tại nghị trường.

Toàn cảnh Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân

Tại Kỳ họp thứ 10, điểm mới trong chất vấn không thực hiện theo chuyên đề như mọi khi, mà là việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về giám sát chuyên đề, hoạt động chất vấn trong nhiệm kỳ khóa XIV và một số nghị quyết trong nhiệm kỳ khóa XIII. 

Cử tri có thể nhận thấy, một trong những thay đổi tích cực đem lại hiệu quả cao là lần này Quốc hội tiến hành chất vấn theo phương thức mở. Theo đó, Quốc hội cho phép tất cả thành viên Chính phủ, các tư lệnh ngành đều có cơ hội tham gia trả lời chất vấn đối với các câu hỏi của đại biểu Quốc hội. Đã có 122 lượt đại biểu Quốc hội chất vấn, có 6 đại biểu chất vấn 2 lần, 41 lượt đại biểu tranh luận. Các thành viên Chính phủ, trong đó có 3 Phó Thủ tướng Chính phủ và 15 Bộ trưởng, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã trực tiếp trả lời chất vấn về các vấn đề thuộc trách nhiệm quản lý, điều hành của mình.

Những vấn đề nóng, những sự việc được dư luận đặc biệt quan tâm liên quan đến mọi mặt đời sống – xã hội đã được các Đại biểu Quốc hội đưa ra “mổ xẻ”, tranh luận tại nghị trường.

Những vấn đề nóng, những sự việc được dư luận đặc biệt quan tâm liên quan đến mọi mặt đời sống – xã hội đã được các Đại biểu Quốc hội đưa ra “mổ xẻ”, tranh luận tại nghị trường.

Có thể thấy những chất vấn của đại biểu Quốc hội tại kỳ họp lần này chưa bao giờ được dư luận quan tâm đến thế. Từ báo chí, truyền hình, trên mạng xã hội đã truyền nhau những câu hỏi chất vấn “ấn tượng” của đại biểu Quốc hội với một tốc độ chóng mặt.

Cùng với đó, những câu trả lời trách nhiệm, nhìn thẳng vào vấn đề của các thành viên Chính phủ, các trưởng ngành cũng khiến dư luận đặc biệt quan tâm.

Những vấn đề làm nóng dư luận thời gian qua như sách giáo khoa lớp 1, mưa lũ miền Trung, sạt lở đất, thủy điện, công tác bảo vệ rừng… cho đến những vấn đề dân sinh đã được các đại biểu đưa ra tranh luận trong không khí sôi nổi.

Điển hình trong đó là câu chuyện về bộ sách giáo khoa lớp 1 đã gây cho dư luận bức xúc bởi những hạn chế, sai sót. Đại biểu Đặng Thị Phương Thảo (đoàn Nam Định) cho rằng: Sách giáo khoa sai, bắt buộc phải sửa và không thể để một thế hệ học sinh trẻ phải học sách giáo khoa sai sót như vậy. Thậm chí, nữ đại biểu đoàn Nam Định còn đề nghị: “Để tránh làm tăng bức xúc trong nhân dân, tôi đề nghị cần có sự vào cuộc của cơ quan điều tra”. Ngay sau ý kiến của đại biểu Thảo, đại biểu Bùi Văn Phương (đoàn Ninh Bình) nêu ý kiến tranh luận cho rằng “những thiếu sót trong sách giáo khoa chỉ là chưa thật sự phù hợp”. Ông Phương nhấn mạnh: “Chúng ta không nên hiểu vấn đề sai phạm gì chuyển đến cơ quan điều tra, nhân dân băn khoăn, suy nghĩ không tốt cho giáo dục”. Tranh luận của các đại biểu chỉ thật sự “dịu xuống” khi có ý kiến phát biểu của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam. Phó Thủ tướng đã nêu rõ trách nhiệm của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT cũng như những sai sót của bộ sách giáo khoa lớp 1 cần phải được rút kinh nghiệm và chỉnh sửa kịp thời.

2. Điểm nhấn lớn nhất tại kỳ họp thứ 10 có lẽ là vai trò những nữ đại biểu Quốc hội với những phát biểu, chất vấn thể hiện sự thẳng thắn nhưng không kém phần gai góc khiến các tư lệnh ngành “vã mồ hôi” khi tiếp nhận và trả lời.

Báo Công luận

Bài phát biểu liên quan đến bộ sách giáo khoa lớp 1 của đại biểu Phạm Thị Minh Hiền (đoàn Phú Yên) tại phiên thảo luận về kinh tế - xã hội vào ngày 4/11 đã “gây sốt” nghị trường và để lại dấu ấn trong lòng cử tri. Đại biểu Hiền không chỉ làm rõ những hạn chế, tồn tại của bộ sách từ quy trình thẩm định phát hành sách còn lỏng lẻo, dễ dãi, vội vàng đến khó tin và cách đùn đẩy trách nhiệm. Đại biểu ví von rằng đây như một “trận đá bóng” không có trọng tài điều khiển khi xảy ra sự cố. Bài phát biểu dường như nói lên hết tâm tư, nguyện vọng của người dân, giáo viên muốn gửi đến nghị trường Quốc hội.

Tại Kỳ họp thứ 10, việc áp dụng công nghệ thông tin, tài liệu được cung cấp thông qua máy tính bảng là một điểm mới nổi bật đã được các đại biểu đánh giá cao. Điều đó thể hiện tính tiên phong trong ứng dụng công nghệ, vừa tiết kiệm ngân sách, tạo thuận lợi cho đại biểu khi cần xem xét tư liệu liên quan. Đặc biệt, Văn phòng Quốc hội áp dụng cải tiến phần mềm biểu quyết thông qua chương trình kỳ họp Quốc hội bằng hình thức trực tuyến; đại biểu Quốc hội sử dụng IPAD để tranh luận mà không phải sử dụng việc giơ biển tên để đăng ký chất vấn, tranh luận.

Tại phòng họp Diên Hồng, nữ đại biểu đoàn Gia Lai - Ksor H’Bơ Khăp đã có những chất vấn gay gắt với Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh về vấn đề xử lý pin năng lượng mặt trời hết hạn sử dụng; chất vấn, tranh luận với Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường về độ che phủ rừng. Trong đó, phần chất vấn và tranh luận của nữ đại biểu này với Bộ trưởng Bộ TN&MT Trần Hồng Hà về rừng, thủy điện được dư luận đặc biệt chú ý. Theo đó, đại biểu Ksor H’Bơ Khăp nêu câu hỏi: “Bộ trưởng nói bão lũ, sạt lở ở miền Trung trong những ngày qua là do trời mưa, địa chất bị đứt gãy. Vậy Bộ trưởng cho biết thời gian tới Bộ trưởng vẫn tiếp tục ủng hộ việc xây dựng, phát triển thủy điện nhỏ đúng không?”. “Theo Bộ trưởng, ông trời, mẹ thiên nhiên và rừng có quan hệ gì với thực trạng bảo vệ rừng hiện nay ở Việt Nam. Với tư cách chuyên gia, đơn vị tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng thấy mình có trách nhiệm như thế nào với thực trạng đó?”, bà H’Bơ Khăp nêu chất vấn. Trả lời đại biểu Ksor H’Bơ Khăp, Bộ trưởng Bộ TN&MT cho rằng, “rừng quan trọng hơn cả trời” và lý giải nguyên nhân mất rừng là do “tư duy sai trái”. Tranh luận lại, nữ đại biểu đoàn Gia Lai gay gắt: “Tôi rất chăm chú lắng nghe và cố gắng thấu hiểu, nhưng Bộ trưởng có nghe mà không hiểu tôi hỏi gì. Câu hỏi của tôi Bộ trưởng chưa trả lời. Tôi hỏi Bộ trưởng có ủng hộ tiếp tục xây dựng thuỷ điện nhỏ nữa hay không? Câu hỏi có hoặc không chứ không có nhưng”.

Những tranh luận ấy đã thực sự tô đậm thêm về một “Quốc hội đã thực sự chuyển mình từ Quốc hội tham luận sang Quốc hội tranh luận”.

3. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã nhìn nhận, việc chất vấn và trả lời chất vấn tại phiên họp thể hiện tinh thần trách nhiệm của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, các vị đại biểu Quốc hội trong việc theo dõi, giám sát đến cùng những nội dung được cử tri và nhân dân quan tâm, mà đã được Quốc hội giám sát ra nghị quyết yêu cầu thực hiện. “Có thể khẳng định rằng, phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp này đã thành công tốt đẹp, tinh thần chung của phiên chất vấn đó là dân chủ, thẳng thắn, trách nhiệm và xây dựng”, Chủ tịch Quốc hội khẳng định.

Báo Công luận

Trong sự đổi mới thành công ấy của Quốc hội, không thể không kể tới vai trò chủ tọa trong điều hành kỳ họp của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân. Tại kỳ họp này, Chủ tọa điều hành theo hướng mỗi lượt chất vấn mời 3 - 5 đại biểu đặt câu hỏi; các vị đại biểu Quốc hội nêu chất vấn không quá 1 phút và người trả lời chất vấn cũng không quá 3 phút đối với mỗi nội dung trong câu hỏi của đại biểu. Thời gian tranh luận cho mỗi đại biểu là 2 phút, mỗi đại biểu tranh luận không quá 2 lần.

Ngay trong ngày đầu tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn (6/11), tuy chỉ có 1 phút đặt câu hỏi nhưng nhiều đại biểu còn trình bày câu hỏi dài dòng, ngay sau đó, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã đề nghị các đại biểu đi thẳng vào nội dung câu hỏi cần đề cập để các tư lệnh ngành có thể ghi chép một cách rõ ràng, cụ thể.

Thậm chí, khi các tư lệnh ngành trả lời chất vấn chưa cho thấy sự thỏa mãn trước Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội không ngần ngại “nắn” các tư lệnh ngành cần trả lời cụ thể, rõ ràng và đi thẳng vào câu hỏi của đại biểu.

Như trong phiên chất vấn liên quan đến độ che phủ rừng, đại biểu Nguyễn Văn Hiển (đoàn Lâm Đồng) đã đặt câu hỏi chất vấn đối với Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường liên quan đến độ che phủ rừng của nước ta thấp hơn các nước xung quanh. Trước câu trả lời của Bộ trưởng Cường, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho rằng, Bộ trưởng đang nói “lạc đề”.

Tôi ví dụ, do lực lượng kiểm lâm mỏng quá hay chúng ta trồng rừng không kịp tốc độ phá rừng. Cho nên, Bộ trưởng đi vào nói về những nguyên nhân, còn giải pháp thì trong thảo luận về kinh tế - xã hội, Bộ trưởng đã nói rất nhiều. Trả lời thẳng vào câu hỏi vì sao mà che phủ rừng của chúng ta thấp hơn các nước xung quanh”, Chủ tịch Quốc hội đề nghị.

Tại kỳ họp thứ 10 này cũng là lần đầu tiên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân trả lời chất vấn trước Quốc hội về sáng kiến lập pháp.

Sự điều hành linh hoạt, dứt khoát dưới vai trò Chủ tọa của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, những phiên thảo luận sôi nổi, thậm chí căng thẳng, những phát ngôn ấn tượng, thậm chí gây tranh cãi của các đại biểu trên Nghị trường đã cho thấy một Quốc hội ngày càng tâm huyết, ngày càng đổi mới quyết liệt, ngày càng tỏ rõ trách nhiệm lớn lao của mình, để xứng đáng với sự trông đợi của hàng triệu triệu cử tri cả nước.

Kỳ họp thứ 10 và những phát ngôn ấn tượng

Về vấn đề đổi mới SGK lớp 1 theo chương trình mới, những sai sót ở bộ sách giáo khoa Cánh Diều, đại biểu Phạm Thị Minh Hiền (Đoàn Phú Yên) nói: “Nếu chấp nhận một bộ sách đầy những mảng chắp vá được phát hành thì đó là thái độ thỏa hiệp rất nguy hại và cần làm rõ trách nhiệm từng khâu, từng bộ phận chứ không chỉ dừng lại ở việc rút kinh nghiệm”.

Đại biểu Nguyễn Lân Hiếu (Đoàn An Giang) khi nói đến việc cứu trợ sau bão lũ ở miền Trung trong phiên thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội sáng 3/11: “Trở về từ miền Trung tuần qua, tôi càng thấy thấu hiểu tình cảm của cả nước với khúc ruột yêu thương này. Nhưng thảm họa có thể xảy ra ở bất cứ nơi nào trên mảnh đất hình chữ S, nếu chúng ta không thay đổi. Chúng ta hô hào trồng rừng nhưng vẫn cho phép đại dự án khởi công ngay ở lõi rừng”.

Ông Mai Sỹ Diến (Đoàn Thanh Hóa) cho rằng, việc tuân thủ quy trình vận hành liên hồ chứa hiện nay còn nhiều bất cập: “Khi có lũ lớn thì quyền kiểm soát vận hành được chuyển giao từ chủ đập sang nhà chức trách. Nhưng tại sao vẫn có chuyện xả lũ đúng quy trình mà người dân hạ du bị bất ngờ, thiệt hại về sản xuất và tài sản”.

Liên quan đến các dự án điện năng lượng mặt trời, phát biểu trên trong phiên thảo luận ngày 5/11, đại biểu Ksor H’Bơ Khăp (Đoàn Gia Lai) mong người đứng đầu ngành công thương đưa ra được phương án xử lý pin năng lượng mặt trời hết hạn sử dụng: “Những tấm pin đó được xử lý thế nào, đưa lên mặt trăng hay để nướng bò một nắng - đặc sản ở Gia Lai chúng tôi?”.

Đóng góp ý kiến về việc liệu có nên tách Luật Giao thông đường bộ, đại biểu Đỗ Văn Sinh (Đoàn Quảng Trị) Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội: “Chuyển đào tạo, sát hạch, cấp GPLX cơ giới đường bộ cho Bộ Công an, vậy cấp bằng tàu hỏa, máy bay, thì Bộ Công an có làm không?”. Ông Sinh còn ví von: “Nó giống như ta chữa lợn lành thành lợn què. Con lợn có 4 chân, giờ phải xẻ thành 2 con lợn mỗi con có 2 chân thì nó không còn là lợn nữa”.

Quốc Trần

Tin khác

Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

(NB&CL) Tại Việt Nam, du lịch xanh đang dần hình thành và phát triển ở nhiều địa phương. Giới chuyên gia nhận định trong thời gian tới, du lịch xanh không chỉ đóng vai trò to lớn trong bảo vệ đa dạng sinh học và văn hóa cộng đồng mà còn đóng góp tích cực cho sự phát triển bền vững ở Việt Nam. Tuy nhiên, “Diễn đàn Du lịch Việt Nam - Chuyển đổi Xanh để phát triển bền vững” nằm trong khuôn khổ Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam VITM Hà Nội 2024 đã khẳng định: Chuyển đổi du lịch xanh không chỉ là vấn đề phủ xanh không gian du lịch, bảo vệ môi trường sinh thái mà cần có sự đổi mới tư duy của những người làm du lịch, ứng xử đúng mực với thiên nhiên.

Góc nhìn
Lại chuyện đặt tên phố, tên làng!

Lại chuyện đặt tên phố, tên làng!

(CLO) Một đôi vợ chồng trẻ chuẩn bị sinh con đầu lòng, nghĩ nát óc cả dăm bảy tháng để đặt tên cô con gái rượu sắp ra đời.

Góc nhìn
Kỳ 3: Mở chiến dịch Điện Biên Phủ - Đường đến quyết định lịch sử

Kỳ 3: Mở chiến dịch Điện Biên Phủ - Đường đến quyết định lịch sử

(NB&CL) Theo nhìn nhận của nhiều nhà nghiên cứu, sử gia, việc ngày 6/12/1953, Bộ Chính trị quyết định mở chiến dịch tiêu diệt toàn bộ quân địch ở tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ là quyết định mang tính lịch sử. Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dựa vào những cứ liệu nào để có được chủ trương hết sức linh hoạt, sáng tạo và kịp thời ấy? - Đó là câu hỏi mà đến nay, tròn 70 năm sau, vẫn được hết sức quan tâm.

Góc nhìn
Ghi âm, ghi hình phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa: Báo chí cần được đảm bảo quyền tác nghiệp

Ghi âm, ghi hình phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa: Báo chí cần được đảm bảo quyền tác nghiệp

(NB&CL) Dự thảo Luật Tòa án (sửa đổi) quy định theo hướng “thắt chặt” việc ghi âm, ghi hình tại phiên tòa. Chánh án TAND tối cao Nguyễn Hòa Bình cho rằng, quy định này là cần thiết, để phiên tòa tập trung xét xử, trang nghiêm.

Góc nhìn
Giảm trừ gia cảnh: Cần linh hoạt theo thực tiễn đời sống

Giảm trừ gia cảnh: Cần linh hoạt theo thực tiễn đời sống

(NB&CL) Mức giảm trừ gia cảnh hiện nay quá thấp so với mức chi tiêu cơ bản, mức sống thực tế của người dân và không phù hợp với sự biến động liên tục của mặt bằng giá. Điều này đã được giới chuyên gia cũng như báo chí lên tiếng khá nhiều nhưng cho tới nay, mức trừ gia cảnh vẫn không thay đổi...

Góc nhìn