Nghĩ về phẩm chất người thầy giáo!

Chủ nhật, 19/11/2017 08:00 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Có nhiều học sinh, vì kính yêu, khâm phục cô giáo, thầy giáo của mình mà ước mong nối gót thầy, cô, theo nghề dạy học. Có nhiều phụ huynh, vì kính trọng các nhà giáo mà cho con em mình học hành đến nơi đến chốn để trở thành những công dân hữu ích của nước nhà. Rất nhiều người đã từng là HS,SV kể cả những người nổi tiếng, có danh vị cao sang, hoặc ở tuổi “cổ lai hy” vẫn ghi nhớ công ơn của các thầy, các cô. Tất cả những điều đó, đều bắt nguồn từ phẩm chất cao quý của người thầy giáo!

Phẩm chất người thầy giáo (bao gồm các cô giáo, thầy giáo và các cán bộ quản lý giáo dục) được hội tụ bởi ba yếu tố không thể tách rời: đức độ, trí tuệ và khả năng sư phạm.

Đức độ người thầy giáo trước hết được thể hiện ở đạo đức, ở lẽ sống cao đẹp. Chủ tịch Hồ Chí Minh trong buổi đến thăm cán bộ, giảng viên và sinh viên Trường ĐHSP Hà Nội, ngày 21/10/1964, đã căn dặn: “Dạy cũng như học, phải chú trọng cả tài lẫn đức. Đức là đạo đức cách mạng. Đó là cái gốc rất quan trọng. Nếu không có đạo đức cách mạng thì có tài cũng vô dụng. Đạo đức cách mạng là triệt để trung thành với sự nghiệp cách mạng, một lòng một dạ phục vụ nhân dân”. Bác Hồ đặc biệt nhắc nhở về lẽ sống của người thầy giáo: “Phải có chí khí cao thượng, phải “tiên ưu hậu lạc”, nghĩa là khó khăn thì chịu trước thiên hạ, sung sướng thì hưởng sau thiên hạ. Đấy là đạo đức cách mạng”. 

Đức độ người thầy giáo còn là lòng nhân ái và lòng yêu nghề. Nhân ái là lòng yêu thương và tinh thần phục vụ nhân dân, yêu mến đồng nghiệp và học trò của mình. Đồng chí Lê Duẩn, Bí thư thứ nhất BCH T.Ư Đảng (Khóa III), đã có câu nói rất hay về đạo đức người thầy giáo: “Càng yêu người bao nhiêu, càng yêu nghề bấy nhiêu”. Bên cạnh đó, người thầy giáo hiện nay cần phải phát huy “sĩ khí”, “tiết tháo” của các nhà nho thuở trước: giữ gìn phẩm cách trong sạch, dũng cảm đấu tranh chống tiêu cực: chống gian lận trong thi cử và bệnh “thành tích” trong GD-ĐT, đồng thời góp phần đấu tranh chống cái xấu, cái ác ngoài xã hội.

Báo Công luận
 
Có đức độ để học trò kính thầy, nhưng phải có trí tuệ cao để học trò trọng thầy. Nhà giáo hàng ngày phải truyền đạt tri thức văn hóa, khoa học - kỹ thuật và kỹ năng sống cho HS-SV, tất phải hiểu biết sâu rộng về lĩnh vực chuyên môn của mình, có tri thức rộng rãi và vốn sống phong phú. Một số nhà khoa học nước ngoài đã tiến hành điều tra sự ngưỡng mộ của HS, SV đối với giáo viên, thì có tới trên 80% số học trò kính trọng các nhà giáo vừa có trình độ chuyên môn vững vàng, vừa có sự hiểu biết rộng rãi về văn hóa và đời sống.

Có đức độ và trí tuệ cao, nhưng người thầy còn phải có khả năng sư phạm tốt, và tiến tới là có tài năng, nghệ thuật sư phạm. Người thầy truyền đạt tri thức khoa học vững chắc, nhưng làm sao cho sinh động và lôi cuốn học trò, gợi được sự tìm tòi, óc thông minh và trí sáng tạo của HS-SV. Khả năng và tài năng sư phạm là một yếu tố rất quan trọng để người thầy “dạy tốt”. Có được tài năng, nghệ thuật sư phạm là cả một sự khổ luyện thường xuyên, bền bỉ và đầy nghị lực của người thầy giáo chân chính.

Trong ba yếu tố tạo nên phẩm chất người thầy, thì đức độ là nền tảng, trí tuệ là động lực và tài năng sư phạm là phương tiện hữu hiệu để người thầy giáo thực hiện lý tưởng “trồng người”. Đức độ có thể và phải nhằm tạo nên trí tuệ và tài năng sư phạm. Nhưng, nếu chỉ có đức độ, thì người thầy không thể đào tạo được trò giỏi, không thể bồi dưỡng được nhân tài cho đất nước. Bởi vậy, phấn đấu để trở thành người thầy giáo vừa có đức độ, vừa có trí tuệ cao và tài năng sư phạm – đang là yêu cầu hết sức quan trọng và bức thiết để nâng cao chất lượng GD-ĐT, đồng thời là điều tâm niệm của các nhà giáo.

Hiện nay, chất lượng GD-ĐT của ta còn nhiều hạn chế. Trình độ quản lý GD-ĐT và năng lực đội ngũ nhà giáo còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu của đất nước và thời đại. Trong khi đó, công cuộc đổi mới đất nước và hội nhập quốc tế đòi hỏi GD-ĐT phải có cuộc cách mạng đúng với bản chất của từ “cách mạng” “đổi mới”- cách mạng thật sự và đổi mới một cách khoa học, với tầm nhìn xa trông rộng. Nghị quyết Hội nghị T.Ư lần thứ 8 (Khóa XI) về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế”, thể hiện một vấn đề có ý nghĩa trọng tâm, then chốt là nâng cao phẩm chất, năng lực người thầy giáo. Vì thế, sứ mệnh người thầy giáo càng nặng nề và vẻ vang hơn bao giờ hết. Nó đồng nghĩa với việc các nhà giáo phải phấn đấu nhiều hơn nữa, nỗ lực bồi dưỡng phẩm chất đạo đức chính trị, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, nâng cao trình độ tư duy sắc sảo, thực sự cầu thị hơn nữa, mới xứng đáng với sự tin cậy và kỳ vọng của đất nước và nhân dân.

Nhân dân tôn vinh các nhà giáo chân chính, đồng thời đòi hỏi cao về phẩm chất người thầy!

Đào Ngọc Đệ

Tin khác

Trẻ bị đứt cổ tay, bác sĩ chỉ cách sơ cứu

Trẻ bị đứt cổ tay, bác sĩ chỉ cách sơ cứu

(CLO) Vừa qua, các bác sĩ Bệnh viện Nhi Nhi Trung ương đã tiếp nhận bé trai 11 tuổi, ở Hà Nội nhập viện trong tình trạng vết thương hở cổ tay và bàn tay hai bên do tai nạn sinh hoạt, may mắn trước đó trẻ đã được sơ cứu ban đầu đúng cách và kịp thời.

Giáo dục
Phó chủ tịch tỉnh được giao điều hành trường Cao đẳng Y tế Quảng Nam

Phó chủ tịch tỉnh được giao điều hành trường Cao đẳng Y tế Quảng Nam

(CLO) Quảng Nam vừa phân công Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Anh Tuấn điều hành hoạt động của trường CĐ Y tế Quảng Nam, sau khi hiệu trưởng trường này bị khởi tố.

Giáo dục
Nhiều cơ hội thực tập, làm việc cho sinh viên tại ngày hội việc làm USSH Job Fair 2024

Nhiều cơ hội thực tập, làm việc cho sinh viên tại ngày hội việc làm USSH Job Fair 2024

(CLO) Ngày hội việc làm - USSH Job Fair 2024 là hoạt động thường niên do Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TPHCM phối hợp cùng các tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp trong và ngoài nước nhằm giới thiệu các cơ hội việc làm, thực tập đến sinh viên.

Giáo dục
Gia Lai: Một học sinh lớp 7 bị nhóm thanh niên tấn công trên đường đi học về

Gia Lai: Một học sinh lớp 7 bị nhóm thanh niên tấn công trên đường đi học về

(CLO) Trên đường đi học về, em T. (học sinh lớp 7) bất ngờ bị 1 nhóm thanh niên dùng ghế nhựa, mũ bảo hiểm tấn công gây thương tích.

Giáo dục
Một giáo viên bị tố lừa đảo, chiếm đoạt nhiều tỷ đồng của đồng nghiệp

Một giáo viên bị tố lừa đảo, chiếm đoạt nhiều tỷ đồng của đồng nghiệp

(CLO) Bà Đỗ Thị Huyền Trang (giáo viên Trường THPT Phạm Văn Đồng, xã Ia Sao, huyện Ia Grai, Gia Lai) bị tố lừa đảo, chiếm đoạt hơn 10 tỷ đồng. Đáng chú ý, phần lớn nạn nhân lại là các đồng nghiệp của bà Trang.

Giáo dục