(CLO) Các cường quốc hạt nhân trên thế giới đã tăng cường đầu tư vào kho vũ khí của họ trong năm thứ ba liên tiếp vào năm 2022 trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị gia tăng, theo hai báo cáo được công bố vào hôm thứ Hai (12/6).
Chín quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân trên thế giới đã chi 82,9 tỷ USD cho kho vũ khí của họ vào năm ngoái, trong đó Mỹ chiếm hơn một nửa số đó, theo một báo cáo mới từ cơ quan Chiến dịch Quốc tế Xóa bỏ Vũ khí Hạt nhân (ICAN).
82,9 tỷ USD chi cho vũ khí hạt nhân
Trong khi đó, Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI) đã công bố một báo cáo cho thấy tổng số đầu đạn hạt nhân mà Vương quốc Anh, Trung Quốc, Pháp, Ấn Độ, Israel, Triều Tiên, Pakistan, Nga và Mỹ sở hữu đã giảm xuống còn 12.512 ngay vào đầu năm nay, từ mức 12.710 vào đầu năm 2022.
Tuy nhiên, SIPRI lại cho biết 9.576 quả đang nằm trong "kho dự trữ quân sự để sẵn sàng sử dụng" - nhiều hơn 86 quả so với một năm trước đó. Giám đốc SIPRI Dan Smith nói: “Chúng ta đang tiến gần đến, hoặc có thể đã đạt đến điểm kết thúc của một thời kỳ dài số lượng vũ khí hạt nhân trên toàn thế giới suy giảm".
Phần lớn sự gia tăng là ở Trung Quốc, nước đã tăng kho dự trữ từ 350 lên 410 đầu đạn. Ấn Độ, Pakistan và Triều Tiên cũng tăng kho dự trữ và Nga tăng ở mức độ nhỏ hơn, từ 4.477 lên 4.489, trong khi các cường quốc hạt nhân còn lại duy trì quy mô kho vũ khí của họ.
Nga và Mỹ cùng nhau sở hữu gần 90% tổng số vũ khí hạt nhân. Ông Smith nói: “Bức tranh toàn cảnh là chúng ta đã có hơn 30 năm số lượng đầu đạn hạt nhân giảm xuống và chúng ta thấy quá trình đó sắp kết thúc".
Chi tiêu cao hơn được báo cáo bởi ICAN dường như đã chứng minh điều đó. Tổ chức được trao giải Nobel Hòa bình năm 2017 này nhận thấy rằng chi tiêu cho vũ khí hạt nhân đã tăng 3% kể từ năm 2021, đánh dấu mức tăng hàng năm thứ ba liên tiếp.
82,9 tỷ USD đã chi ra cho vũ khí hạt nhân tương đương khoảng 157.664 USD Mỹ cho mỗi phút trong năm 2022, ICAN cho biết trong báo cáo có tên "Lãng phí: Chi tiêu vũ khí hạt nhân toàn cầu năm 2022".
Báo cáo cho thấy Mỹ đã chi 43,7 tỷ USD, ít hơn một năm trước đó nhưng vẫn vượt xa tất cả các quốc gia khác. Tiếp theo là Trung Quốc với 11,7 tỷ USD chi tiêu, xếp sau là Nga với 9,6 tỷ USD - cả hai đều đánh dấu mức tăng khoảng 6% từ năm 2021.
Trong khi đó, Ấn Độ cho thấy mức tăng chi tiêu mạnh mẽ nhất, đạt 2,7 tỷ USD - cao hơn 21,8% so với một năm trước đó - trong khi Vương quốc Anh tăng mức chi tiêu thêm 11% lên 6,8 tỷ USD.
Báo cáo cũng nhấn mạnh cách các công ty vũ khí liên quan đến sản xuất vũ khí hạt nhân đã nhận được các hợp đồng mới trị giá gần 16 tỷ USD Mỹ vào năm ngoái, và lần lượt chi 113 triệu USD Mỹ cho các chính phủ để vận động hành lang chỉ riêng ở Mỹ và Pháp.
Trên toàn cầu, các quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân có hợp đồng với các công ty sản xuất vũ khí hạt nhân trị giá ít nhất 278,6 tỷ USD, một số trường hợp kéo dài đến năm 2040, theo báo cáo cho biết.
Thất bại ngoại giao
Các nhà nghiên cứu tại SIPRI cũng lưu ý rằng các nỗ lực ngoại giao về kiểm soát và giải trừ vũ khí hạt nhân đã bị thất bại sau cuộc chiến giữa Nga và Mỹ vào tháng 2 năm ngoái.
Chẳng hạn, Nga đã đình chỉ tham gia New START, một hiệp ước thời Chiến tranh Lạnh giới hạn các đầu đạn và cho phép cả hai bên xác minh.
Đồng thời, Smith cho biết sự gia tăng kho dự trữ không thể được giải thích bởi cuộc chiến ở Ukraine, vì phải mất nhiều thời gian hơn để phát triển các đầu đạn mới và phần lớn sự gia tăng này là ở các quốc gia không bị ảnh hưởng trực tiếp.
Trung Quốc cũng đã đầu tư mạnh vào tất cả các bộ phận của quân đội khi nền kinh tế và tầm ảnh hưởng của nước này tăng lên. Smith nói: “Những gì chúng ta đang thấy là Trung Quốc đang vươn lên thành một cường quốc thế giới".
(CLO) Thực hiện Nghị quyết số 1199 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2025, ngày 1/11 các địa phương trong tỉnh Quảng Ninh đồng loạt tổ chức lễ công bố sáp nhập, ra mắt đơn vị hành chính cấp xã mới.
(CLO) Ngày 1/11, tại TP Vũng Tàu, Câu lạc bộ Báo chí phát triển xanh hướng đến Net zero (Green Media HUB) và Báo Tài nguyên và Môi trường tổ chức hội thảo chuyên đề “Vai trò của lãnh đạo báo chí và doanh nghiệp với phát triển bền vững”.
(CLO) Ngày 1/11 tại Trường Đại học Ngoại ngữ – Đại học Quốc gia Hà Nội đã diễn ra Chung kết Cuộc thi hùng biện tiếng Anh dành cho trẻ em về phòng chống thiên tai và thích ứng biến đổi khí hậu 2024.
(CLO) Bản tin Nóng 18h: TP.HCM sẽ huy động nguồn vốn hơn 39 tỷ USD để hoàn thành 183 km đường sắt đô thị; Đề nghị bổ sung quy định về phòng cháy chữa cháy đối với chung cư cao tầng; Công an xác minh vụ ô tô gắn bánh xe máy lưu thông trên đường ở cà mau...
(CLO) Nhiều nhà vệ sinh công cộng tại Hà Nội đang rơi vào tình trạng bỏ hoang, xuống cấp trầm trọng, không đáp ứng được nhu cầu cơ bản của người dân. Thậm chí, nhiều nơi còn bị biến thành điểm buôn bán trà đá, gây bức xúc và mất mỹ quan đô thị.
(CLO) Theo báo cáo mới nhất của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), nền kinh tế châu Á đang đối mặt với nhiều thách thức lớn hơn, bao gồm căng thẳng thương mại leo thang, khủng hoảng bất động sản tại Trung Quốc và sự bất ổn trên thị trường tài chính toàn cầu.
(CLO) Ngày 1/11, tại Nhà thi đấu Trịnh Hoài Đức (Hà Nội), Hội Nhà báo thành phố Hà Nội phối hợp với Sở Văn hóa - Thể thao tổ chức khai mạc Hội khỏe mở rộng lần thứ 29 - năm 2024, với sự tham dự của đông đảo cán bộ, nhân viên các cơ quan báo chí Trung ương, Hà Nội và một số tỉnh thành bạn.
(CLO) Chiều ngày 01/11, tại Trung tâm Phụ nữ và Phát triển, số 20 Thụy Khuê, Hà Nội, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và Cơ quan Liên Hợp Quốc về Bình đẳng giới và Trao quyền cho Phụ nữ (UN Women) phối hợp với Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức Lễ phát động Giải Báo chí toàn quốc về Bình đẳng giới năm 2024.
(CLO) Hai ứng cử viên Donald Trump thuộc Đảng Cộng hòa và Kamala Harris thuộc Đảng Dân chủ có những kịch bản riêng để chiến thắng trong cuộc bầu cử Mỹ vào thứ Ba tới (5/11), song tựu chung đều phụ thuộc vào kết quả ở 7 bang chiến trường.
(CLO) Công ty TNHH Savills Việt Nam, đơn vị có tiếng trong lĩnh vực bất động sản vừa bị phạt và truy thu thuế. Đồng thời công ty cũng bị kết luận đã sử dụng hàng trăm hoá đơn trái quy định.
(CLO) Trên những chất liệu truyền thống, các tác phẩm tại triển lãm “Dòng chảy” mang dấu ấn của ba nữ nghệ sĩ trong hành trình tìm kiếm những giá trị đậm bản sắc văn hóa Việt.
(CLO) Từ hôm nay (1/11/2024), công ty cổ phần Vận tải đường sắt sẽ chính thức đi vào hoạt động trên cơ sở hợp nhất công ty cổ phần Vận tải Đường sắt Hà Nội và công ty cổ phần Vận tải Đường sắt Sài Gòn theo phương án cơ cấu lại doanh nghiệp.
(CLO) Ngày 1/11, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh công bố quyết định về việc thành lập Đảng bộ thành phố Đông Triều theo nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2023-2025.
(CLO) Hai tàu sân bay đang hoạt động của hải quân Trung Quốc - Liêu Ninh và Sơn Đông - đã hoàn thành cuộc tập trận tàu sân bay kép đầu tiên ở Biển Đông, theo CCTV đưa tin hôm 31/10.
(CLO) Hai ứng cử viên Donald Trump thuộc Đảng Cộng hòa và Kamala Harris thuộc Đảng Dân chủ có những kịch bản riêng để chiến thắng trong cuộc bầu cử Mỹ vào thứ Ba tới (5/11), song tựu chung đều phụ thuộc vào kết quả ở 7 bang chiến trường.
(CLO) Hai tàu sân bay đang hoạt động của hải quân Trung Quốc - Liêu Ninh và Sơn Đông - đã hoàn thành cuộc tập trận tàu sân bay kép đầu tiên ở Biển Đông, theo CCTV đưa tin hôm 31/10.
(CLO) Các công ty quốc phòng vừa và nhỏ của châu Âu đang gặp khó về tài chính ngay cả khi nhu cầu tăng cao do xung đột ở Ukraine và các cuộc xung đột khác.
(CLO) Ảnh vệ tinh cho thấy Triều Tiên đã đào ít nhất hai chiến hào lớn trên đường bộ và đường sắt tại biên giới với Hàn Quốc sau khi cho nổ tung các tuyến đường liên Triều này vào tháng trước.
(CLO) Hơn một năm sau cuộc chiến ở Gaza, lực lượng Israel đã bắt đầu kiệt sức và thiếu quân, nhất là sau khi mở mặt trận trên bộ ở Lebanon cũng như giao tranh cả với Iran, ở Bờ Tây và Syria.
(CLO) Trụ sở của Đảng Jatiya, một đảng chính trị lớn thứ ba ở Bangladesh và từng ủng hộ cựu Thủ tướng Sheikh Hasina đã bị đốt phá vào tối thứ Năm (31/10) ở thủ đô Dhaka.