“Nghiên cứu đưa văn hóa truyền thống vào sâu hơn nữa trong giáo dục”

Thứ bảy, 28/08/2021 14:31 PM - 0 Trả lời

(CLO) Thủ tướng Phạm Minh Chính đặt vấn đề: "Văn hóa truyền thống lịch sử là nguồn lực quan trọng của sự phát triển tại sao chưa được quan tâm đúng mức, nhận thức còn khác nhau".

Sáng nay (28/8), phát biểu tại Hội nghị toàn quốc tổng kết năm học 2020-2021 và triển khai nhiệm vụ năm học 2021-2022, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có một số chỉ đạo mới đối với ngành giáo dục.

Theo Thủ tướng, Hội nghị diễn ra trong điều kiện, bối cảnh đại dịch COVID- 19 hoành hoành trên toàn cầu, đặc biệt các biến chủng mới. Đến bây giờ, không ai khẳng định có thể chiến thắng nhanh đại dịch này. Diễn biến dịch còn rất phức tạp vì thế luôn luôn không được chủ quan, lơ là. “Một người lơ là, cả xã hội vất vả” – Thủ tướng nhấn mạnh.

nghien cuu dua van hoa truyen thong vao sau hon nua trong giao duc hinh 1

Hội nghị toàn quốc tổng kết năm học 2020-2021 và triển khai nhiệm vụ năm học 2021-2022 diễn ra sáng 28/8 dưới sự chỉ đạo của Thủ tướng Phạm Minh Chính (ảnh TL).

Tính phức tạp không chỉ Việt Nam mà phổ biến toàn cầu, đặc biệt ở châu Á. Nhiều quốc gia phát triển đang lâm vào tình trạng quá tải y tế. Do đó, đặc điểm năm học này cần phải được nhận thức khách quan, sâu sắc, hành động một cách quyết liệt để có thắng lợi. 

Nhiều địa phương thực hiện giãn cách, tăng cường giãn cách xã hội, nhân dân gặp khó khăn về vật chất, tinh thần trong đó có học sinh, sinh viên. Chỉ còn ít ngày nữa đến năm học mới, các cháu háo hức trở lại trường sau kỳ nghỉ hè vất vả. Nhưng có lẽ, năm học này nhiều địa phương đang thực hiện giãn cách xã hội nên chưa thực hiện được việc tựu trường.

“Bác Hồ từng nói, vì sự nghiệp mười năm trồng cây, vì sự nghiệp trăm năm trồng người. Chúng ta cần phải kiên định, dù khó khăn đến mấy cũng phải làm” – Thủ tướng nhấn mạnh.

Tại hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng nêu: "Nền giáo dục phải từng bước nhưng quyết liệt thực hiện các giải pháp để đổi mới toàn diện, nâng cao chất lượng giáo dục ở tất cả các cấp, với phương châm lấy học sinh làm trung tâm".

“Việc lấy học sinh làm trung tâm chưa đủ mà cần phải thêm chủ trương lấy nhà trường làm nền tảng, lấy thầy giáo làm động lực.

Cuộc đời đi học của mình tôi rút ra, nếu chỉ lấy học sinh làm trung tâm sẽ chưa đủ. Bên cạnh đó cần có thêm các thành tố như nhà trường là nền tảng, thầy giáo động lực", Thủ tướng nhấn mạnh.

Theo Thủ tướng, Nhà trường làm nền tảng vì trường phải có cơ sở vật chất, nội dung chương trình học tập…, tất cả đều hết sức quan trong và luôn luôn đổi mới phù hợp với tình hình. Nền tảng này phải tốt thì mới tác động tốt đến chủ trương lấy học sinh làm trung tâm.

Thầy giáo là động lực, bởi thầy giáo có kiến thức, truyền cảm hứng tốt thì giờ học nhanh, hấp dẫn. Còn thầy giáo không có chuẩn bị tốt, truyền cảm hứng không tốt, kiến thức không phù hợp thì giờ học dài”.

Thủ tướng đánh giá ngành giáo dục đã chuyển đổi linh hoạt trong bối cảnh dịch COVID-19.  Dịch bệnh cũng không chỉ toàn là khó khăn mà còn có thời cơ. Đó là việc chuyển đổi số, phát triển kinh tế số, xã hội số. Cần phải nắm thời cơ để thúc đẩy sự phát triển. 

Bênh cạnh kết quả tích cực, Thủ tướng còn chỉ đạo ngành giáo dục cần nhìn nhận các tồn tại để tháo gỡ. “Mình chỉ xấu hổ khi nhìn thấy khuyết điểm mà không chịu sửa” – Thủ tướng nói.

Cũng theo Thủ tướng, hiện nay hội nhập sâu rộng với quốc tế, nhưng đào tạo của ta đang ở mức độ nhất là ngoại ngữ và tin học. Việc học ngoại ngữ và tin học vừa lợi ích quốc gia, lợi ích mỗi người. Vì thế, cần phát động phong trào này đi lên.

Một vấn đề Thủ tướng rất tâm huyết đó là vấn đề văn hóa trong giáo dục con người Việt Nam ở các cấp phổ thông, đại học. Theo ông, văn hóa truyền thống lịch sử là nguồn lực quan trọng của sự phát triển tại sao chưa được quan tâm đúng mức, nhận thức còn khác nhau.

“Cần nghiên cứu đưa văn hóa, truyền thống lịch sử của dân tộc vào sâu hơn nữa trong giáo dục của chúng ta. Truyền thống văn hóa đoàn kết, hào hùng của dân tộc là nguồn lực quan trọng cần đặt đúng vị trí” – Thủ tướng nêu.

Trong bài phát biểu của mình, Thủ tướng còn đề cập nhiều đến đời sống giáo viên, đặc biệt giáo viên tư thục mất việc, giảm thu nhập do dịch COVID-19. Tác động của dịch COVID-19 đến tinh thần, tâm lý của các em học sinh. Thủ tưởng chia sẻ nhiều thông tin liên quan đến chiến lược vắc xin cho trường học để sớm đưa học sinh trở lại trường an toàn.

Một vấn đề nữa mà Thủ tướng rất trăn trở và tới đây muốn làm một cách quy cũ là việc quy hoạch trường lớp, trong đó ông chỉ ra nhiều bất cập trong quy hoạch các trường đại học trọng điểm.

Quan điểm của Thử tướng Phạm Minh Chính là quy hoạch phải có tầm nhìn chiến lược dài hạn, không thể phát triển một trường đại học tầm cỡ quốc tế mà quy mô trường bé, một vài héc ta sẽ không đáp ứng được.

Trinh Phúc

Bình Luận

Tin khác

Cách ghi phiếu đăng ký dự thi đối với thí sinh dự thi kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024

Cách ghi phiếu đăng ký dự thi đối với thí sinh dự thi kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024

(CLO) Theo quy định, thí sinh chịu hoàn toàn trách nhiệm về thông tin khai trong phiếu đăng ký dự thi, vì vậy cần cẩn trong khi thực hiện điền các thông tin.

Giáo dục
Đình chỉ cơ sở mầm non có cô giáo đè, đánh học sinh bắt ăn

Đình chỉ cơ sở mầm non có cô giáo đè, đánh học sinh bắt ăn

(CLO) Chiều 25/4, UBND thành phố Thủ Đức (thành phố Hồ Chí Minh) thông tin cập nhật kết quả điều tra, xử lý vụ tố cáo một chủ nhóm lớp mẫu giáo bạo hành trẻ em trên địa bàn.

Giáo dục
Vụ trẻ bị cô giáo đánh ở TP Thủ Đức: Sự việc đáng tiếc của ngành giáo dục

Vụ trẻ bị cô giáo đánh ở TP Thủ Đức: Sự việc đáng tiếc của ngành giáo dục

(CLO) Tại buổi họp báo chiều 25/4, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) TP HCM Lê Hoài Nam đã thông tin về sự việc trẻ bị cô giáo đánh tại lớp mẫu giáo Tí Bo (phường Linh Đông, TP Thủ Đức, TP HCM).

Giáo dục
Trao giải cuộc thi “Xây dựng thiết bị dạy học số tỉnh Nam Định” năm 2024

Trao giải cuộc thi “Xây dựng thiết bị dạy học số tỉnh Nam Định” năm 2024

(CLO) Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Nam Định vừa tổ chức trao giải cuộc thi “Xây dựng thiết bị dạy học số tỉnh Nam Định” năm 2024 dành cho cán bộ, giáo viên, nhân viên tại các cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên trên địa bàn tỉnh.

Giáo dục
Học sinh tại Hà Nội nghỉ lễ 30/4 - 1/5 như thế nào?

Học sinh tại Hà Nội nghỉ lễ 30/4 - 1/5 như thế nào?

(CLO) Theo hướng dẫn của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, trong dịp lễ 30/4 - 1/5, cán bộ, công chức và người lao động ngành giáo dục Hà Nội được hoán đổi ngày làm việc từ ngày thứ Hai (29/4) sang ngày thứ Bảy (4/5).

Giáo dục