Nghiên cứu tiền khả thi Dự án xây dựng Tuyến đường sắt đô thị số 8

Thứ bảy, 14/12/2019 09:53 AM - 0 Trả lời

(CLO) UBND Thành phố Hà Nội vừa phê duyệt văn kiện Dự án "Hỗ trợ kỹ thuật lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi để xây dựng Tuyến đường sắt đô thị số 8 thành phố Hà Nội" do Cơ quan hợp tác quốc tế Hàn Quốc (KOICA) viện trợ không hoàn lại.

Tuyến đường sắt đô thị số 8 nằm trong quy hoạch chung và quy hoạch giao thông vận tải Thủ đô đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050 (Ảnh minh họa)

Tuyến đường sắt đô thị số 8 nằm trong quy hoạch chung và quy hoạch giao thông vận tải Thủ đô đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050 (Ảnh minh họa)

Tuyến đường sắt đô thị số 8 là một trong các tuyến đường sắt đô thị của Thành phố Hà Nội thuộc quy hoạch chung và quy hoạch giao thông vận tải Thủ đô đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Theo quy hoạch, tuyến đường sắt đô thị số 8 có lộ trình từ Sơn Đồng - Mai Dịch (trung chuyển với tuyến số 2) - Vành đai 3 - Lĩnh Nam - Dương Xá có chiều dài khoảng 37km với 26 ga, 2 Depot tại Sơn Đồng và Cổ Bi. Đoạn từ Sơn  Đồng - Mai Dịch quy hoạch đi cao, đoạn tuyến theo Vành đai 3 đến Lĩnh Nam đi ngầm.

Đây là tuyến vành đai kết hợp với các tuyến xuyên tâm để kết nối các khu vực ngoại ô với trung tâm thành phố và ngược lại; đi qua các khu vực tập trung đông cư dân dân cư thuộc địa bàn huyện Hoài Đức, quận Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm, Cầu Giấy, Thanh Xuân, Hoàng Mai, Gia Lâm.

Mục tiêu tổng quát của Dự án "Hỗ trợ kỹ thuật lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi để xây dựng tuyến đường sắt đô thị số 8 thành phố Hà Nội" gồm: 

Lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi xây dựng tuyến đường sắt đô thị số 8 thành phố Hà Nội theo quy định hiện hành liên quan của pháp luật Việt Nam để làm cơ sở phân kỳ đầu tư, xác định hình thức đầu tư phù hợp.

Bên cạnh đó, lập kế hoạch tài chính và kỹ thuật hợp lý để xây dựng tuyến đường sắt đô thị số 8 thành phố Hà Nội trên cơ sở quy định hiện hành liên quan của pháp luật Việt Nam.

Nâng cao năng lực kỹ thuật, quản lý, chuyên môn của Ban Quản lý đường sắt đô thị Hà Nội và các Sở, ngành liên quan của UBND thành phố Hà Nội thông qua việc chuyển giao kinh nghiệm, kiến thức và kỹ năng về đường sắt đô thị trong các Chương trình đào tạo do các chuyên gia Hàn Quốc thực hiện.

Nội dung chính của Dự án gồm 4 hợp phần; cụ thể, hợp phần 1 sẽ lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi để xây dựng tuyến đường sắt đô thị số 8. Bao gồm các công việc: Khảo sát lập bản đồ địa hình tỷ lệ 1/500, thủy văn, địa kỹ thuật và các khảo sát cần thiết khác...

Điều tra và thu thập số liệu càn thiết về quy hoạch, kế hoạch, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội; khảo sát giao thông, xác định nhu cầu vận chuyển trên toàn tuyến đường sắt đô thị số 8; phân tích các số liệu về hiện trạng và quy hoạch phát triển đô thị khu vực tuyến đường sắt đô thị số 8 và các tuyến có giao cắt, kết nối.

Lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi để xây dựng tuyến đường sắt đô thị số 8. Trong đó xác định phân kỳ đầu tư và hình thức đầu tư phù hợp để lựa chọn phương án đầu tư; trình thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi.

Hợp phần 2, lập Quy hoạch hướng tuyến và vị trí các nhà ga Tuyến đường sắt đô thị số 8 (tỷ lệ 1/500). Hợp phần 3, lập Báo cáo sơ bộ Đánh giá tác động môi trường và Kế hoạch hành động tái định cư để xây dựng Tuyến đường sắt đô thị số 8.

 Hợp phần 4, thực hiện 2 chương trình đào tạo, chuyển giao tại Hàn Quốc cho cán bộ, kỹ sư quản lý và hoạch định chính sách về đường sắt và thực thi về đối tác công tư đường sắt đô thị, quy hoạch đường sắt, thiết kế, công nghệ, vận hành và bảo trì đường sắt.

Tổng vốn của Dự án khoảng  4,67 triệu đô la Mỹ (tương đương 105,24 tỷ đồng). Trong đó, vốn viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Hàn Quốc thông qua KOICA là 4 triệu đô la Mỹ (khoảng 90,24 tỷ đồng); vốn đối ứng từ ngân sách của thành phố Hà Nội là 15 tỷ đồng.

Thời gian thực hiện Dự án là 18 tháng kể từ ngày trao đổi Công hàm giữa Chính phủ Hàn Quốc và Chính phủ Việt Nam (dự kiến từ 2019 - 2021).

Điều kiện ràng buộc về sử dụng vốn ODA không hoàn lại của chính phủ Hàn Quốc gồm nhà tài trợ KOICA sẽ tổ chức triển khai lựa chọn Tư vấn (Chuyên gia) và ký Hợp đồng dịch vụ Tư vấn theo quy định của Nhà tài trợ để thực hiện các nội dung công việc thuộc Dự án hỗ trợ kỹ thuật nêu trên.

Ban Quản lý đường sắt đô thị Hà Nội sẽ chia sẻ thông tin với nhà tài trợ KOICA về tiến trình sử dụng các kết quả nghiên cứu tiền khả thi và các biện pháp tiếp theo đối với nghiên cứu khả thi, kế hoạch tài chính và triển khai đầu tư xây dựng tuyến đường sắt đô thị số 8 trong thời gian thỏa thuận sau khi nhận được yêu cầu thông tin.

Tiến trình trên sẽ được thông báo với Nhà tài trợ KOICA 6 tháng 1 lần trong vòng 3 năm sau khi hoàn thành Dự án hỗ trợ kỹ thuật.

P.V

Tin khác

Nam Định thành lập 2 bến phà mới Ninh Mỹ và Kinh Lũng

Nam Định thành lập 2 bến phà mới Ninh Mỹ và Kinh Lũng

(CLO) Việc thành lập các bến phà Ninh Mỹ và Kinh Lũng góp phần hoàn thiện dần mạng lưới giao thông đường bộ, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế của các địa phương, phục vụ việc đi lại, đảm bảo giao thông thông suốt.

Giao thông
Gia Lai: Dân tố đơn vị thi công đường Tỉnh lộ 666 gian dối, chủ đầu tư nói gì?

Gia Lai: Dân tố đơn vị thi công đường Tỉnh lộ 666 gian dối, chủ đầu tư nói gì?

(CLO) Vừa qua trên mạng xã hội lan truyền clip người dân bức xúc việc đơn vị thi công đường liên huyện Mang Yang – Ia Pa (Gia Lai) thi công gian dối. Liên quan đến sự việc này, chủ đầu tư – Ban quản lý các dự án đầu tư xây dựng tỉnh đã có kiểm tra và thông tin về vụ việc.

Giao thông
Tháo gỡ khó khăn về vật liệu cho dự án trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long

Tháo gỡ khó khăn về vật liệu cho dự án trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long

(CLO) Đánh giá của Bộ Giao thông Vận tải (GTVT), việc triển khai các thủ tục giao mỏ cho nhà thầu khai thác theo cơ chế đặc thù phục vụ thi công những dự án trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long còn chậm, trữ lượng và công suất khai thác chưa đáp ứng kịp thời.

Giao thông
Xây dựng đường gom nhằm xoá bỏ lối đi tự mở qua đường sắt

Xây dựng đường gom nhằm xoá bỏ lối đi tự mở qua đường sắt

(CLO) Việc đầu tư xây dựng đường gom trong hành lang an toàn giao thông đường sắt phải xây dựng hàng rào ngăn cách giữa đường sắt với đường gom để bảo đảm an toàn giao thông đường sắt, đường bộ.

Giao thông
Hà Nội: Gần 600 phương tiện kinh doanh vận tải vi phạm không đóng tiền phạt

Hà Nội: Gần 600 phương tiện kinh doanh vận tải vi phạm không đóng tiền phạt

(CLO) Sở Giao thông Vận tải (GTVT) Hà Nội đề nghị Cục Đường bộ Việt Nam, Sở GTVT các địa phương phối hợp quản lý, không cấp đổi giấy phép lái xe cho tài xế khi chưa chấp hành xong các quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

Giao thông