Nghiên cứu: Trung Quốc dẫn đầu thế giới về các bài báo khoa học hàng đầu

Chủ nhật, 13/03/2022 17:27 PM - 0 Trả lời

(CLO) Theo một nghiên cứu mới đây thì Trung Quốc đã vượt qua Mỹ trong các nghiên cứu khoa học hàng đầu vào năm 2019, chỉ 4 năm sau khi nước này vượt qua Liên minh châu Âu.

Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Scientometrics vào ngày 2/3 dựa trên việc đánh giá lại các bài báo được trích dẫn nhiều nhất, một chỉ số được theo dõi chặt chẽ về tầm ảnh hưởng khoa học.

nghien cuu trung quoc dan dau the gioi ve cac bai bao khoa hoc hang dau hinh 1

Ảnh: Shutterstock

Bài liên quan

Nếu xét về top 1% các bài báo nghiên cứu được trích dẫn nhiều nhất, Mỹ vẫn dẫn đầu so với Trung Quốc. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng Trung Quốc đang đứng đầu một số chỉ số khác. Tác giả nghiên cứu Caroline Wagner, phó giáo sư tại Đại học bang Ohio, cho biết như vậy.

“Chúng tôi quyết định xem xét lại các chỉ số khác ngoài cách tính 1% các bài báo được trích dẫn nhiều nhất. Chúng tôi nhận ra rằng Trung Quốc đang dẫn đầu ở một số lĩnh vực", bà nói.

Bà và các đồng nghiệp đã sử dụng cơ sở dữ liệu Web of Science, bao gồm dữ liệu trích dẫn cho nhiều lĩnh vực học thuật và sử dụng dữ liệu trích dẫn thô cho các bài báo trong tất cả các lĩnh vực để so sánh.

Họ kết luận rằng vào năm 2019, 1,67% các bài báo khoa học của tác giả Trung Quốc nằm trong top 1% các bài báo được trích dẫn nhiều nhất, so với 1,62% các bài báo của các tác giả Mỹ.

Ông Loet Leydesdorff, đồng tác giả của nghiên cứu và là thành viên danh dự tại Đại học Amsterdam ở Hà Lan, cho biết nghiên cứu này đi ngược lại nhận thức của phương Tây về khoa học ở Trung Quốc. Ông nói: “Lập luận của nhiều chính phủ và xã hội phương Tây là… Trung Quốc đã vượt qua Mỹ về tổng số ấn phẩm, nhưng vẫn chưa thể vượt qua ở top 1% hàng đầu".

“Chúng tôi nói rằng điều đó không còn đúng nữa", bà Wagner cho biết Trung Quốc đã đầu tư đáng kể vào nghiên cứu và phát triển, vào cơ sở hạ tầng khoa học.

Bà nói: “Đây là những bước mà bất kỳ quốc gia nào cũng thực hiện để nâng cao năng lực khoa học của mình, nhưng Trung Quốc đã làm điều này trên quy mô rất lớn. Chính sách của chính phủ đã nhắm vào các lĩnh vực hàng đầu. Các khoản đầu tư và hành động chính sách này dường như đang được đền đáp về mặt chất lượng khoa học".

Cố lãnh đạo Đặng Tiểu Bình đã mô tả khoa học và công nghệ là một trong bốn lực lượng của hiện đại hóa vào cuối những năm 1970 nhưng phải đến những năm 1990, nó mới thực sự trở thành một chiến lược quốc gia. Theo bà Wagner, chi tiêu của Trung Quốc cho Nghiên cứu và Phát triển (R&D) đã tăng từ dưới 1% GDP vào năm 1980 lên 2,4% vào năm 2020.

Chi tiêu của nước này cho R&D đạt mức cao kỷ lục vào năm ngoái, với tổng chi tiêu cho R&D lên tới khoảng 2,79 nghìn tỷ nhân dân tệ (440 tỷ USD), tăng 14,2% so với năm trước, theo Cục Thống kê Quốc gia.

Trung Quốc cũng đã vượt qua Mỹ về tổng số các ấn phẩm khoa học trong năm 2018, theo Quỹ Khoa học Quốc gia Mỹ. Một nghiên cứu của Nhật Bản được công bố vào năm ngoái cho thấy rằng Trung Quốc đã vượt qua Mỹ 10% về số lượng ấn phẩm khoa học.

Quốc Thiên

Bình Luận

Tin khác

Liên minh châu Âu điều tra Meta về chứng nghiện mạng xã hội ở trẻ em

Liên minh châu Âu điều tra Meta về chứng nghiện mạng xã hội ở trẻ em

(CLO) Liên minh châu Âu (EU) đã mở một cuộc điều tra sâu rộng về Meta vì lo ngại công ty không làm đủ để bảo vệ trẻ em khỏi nghiện các mạng xã hội như Facebook và Instagram.

Báo chí - Công nghệ
Công ty lồng tiếng AI bị kiện đánh cắp giọng nói của các diễn viên

Công ty lồng tiếng AI bị kiện đánh cắp giọng nói của các diễn viên

(CLO) Hai diễn viên lồng tiếng đã kiện công ty khởi nghiệp trí tuệ nhân tạo Lovo tại tòa án liên bang Manhattan, Mỹ vào hôm thứ Năm (16/5).

Báo chí - Công nghệ
Sau Google, đến lượt OpenAI đạt thỏa thuận nội dung với mạng xã hội Reddit

Sau Google, đến lượt OpenAI đạt thỏa thuận nội dung với mạng xã hội Reddit

(CLO) Reddit đã hợp tác với OpenAI để cung cấp nội dung cho chatbot phổ biến ChatGPT, khiến cổ phiếu của nền tảng truyền thông xã hội này tăng 12%.

Báo chí - Công nghệ
Google sắp bổ sung AI để bảo vệ người dùng khỏi bị trộm điện thoại

Google sắp bổ sung AI để bảo vệ người dùng khỏi bị trộm điện thoại

(CLO) Google sẽ dùng trí tuệ nhân tạo (AI) để phát hiện thời điểm điện thoại Android bị lấy cắp và nhanh chóng khóa màn hình. Tính năng được công bố trong bối cảnh báo cáo về nạn trộm cắp điện thoại tăng cao.

Báo chí - Công nghệ
Các nhà sáng tạo nội dung đệ đơn kiện đạo luật cấm TikTok của Mỹ

Các nhà sáng tạo nội dung đệ đơn kiện đạo luật cấm TikTok của Mỹ

(CLO) Một nhóm người sáng tạo nội dung trên TikTok hôm thứ Ba cho biết họ đã đệ đơn kiện lên tòa án liên bang Mỹ để tìm cách ngăn chặn một đạo luật do Tổng thống Joe Biden ký trước đó nhằm cấm ứng dụng video của Trung Quốc này.

Báo chí - Công nghệ