Ngộ độc thực phẩm độc hại ở khu công nghiệp, trường học và đám cưới gia tăng

Thứ sáu, 11/12/2020 18:53 PM - 0 Trả lời

(CLO) Tính đến hết tháng 11/2020, toàn quốc ghi nhận 121 vụ ngộ độc thực phẩm/2.616 người mắc, 30 người tử vong. So với cùng kỳ năm 2019 tăng 39 vụ, 566 người mắc và tăng 21 người tử vong. Đặc biệt số vụ ngộ độc thực phẩm độc hại ở khu công nghiệp, trường học, đám cưới, đám giỗ và tại gia đình tăng.

Đây là thông tin tại cuộc họp về công tác an toàn thực phẩm năm 2020 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2021 của Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về An toàn thực phẩm vào chiều nay (11/12), dưới sự chủ trì của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng ban Chỉ đạo.

Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam.

Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam.

Theo báo cáo tại cuộc họp, tính đến tháng 11/2020, Bộ Y tế đã xây dựng và ban hành 55 quy chuẩn kỹ thuật quốc gia; xây dựng, chuyển Bộ KH&CN công bố được 51 TCVN, với quan điểm chuyển dịch toàn bộ mức giới hạn các chất ô nhiễm trong thực phẩm của quốc tế áp dụng ở Việt Nam.

Trong năm 2020, Bộ Y tế đã phối hợp chặt chẽ với các bộ ngành tăng cường quản lý quảng cáo về ATTP, thực phẩm chức năng, trong đó tập trung xử lý các doanh nghiệp có sản phẩm vi phạm, các trang mạng, tổ chức cá nhân phát hành quảng cáo không đúng quy định. Toàn ngành y tế đã kiểm tra 406.278 cơ sở, phát hiện 58.317 cơ sở vi phạm về ATTP, xử lý 10.077 cơ sở với tổng số tiền phạt là 48,6 tỷ đồng.

Đặc biệt, tính đến hết tháng 11/2020, toàn quốc ghi nhận 121 vụ ngộ độc thực phẩm/2.616 người mắc, 30 người tử vong. So với cùng kỳ năm 2019 tăng 39 vụ, 566 người mắc và tăng 21 người tử vong. Đặc biệt số vụ ngộ độc thực phẩm độc hại ở khu công nghiệp, trường học, đám cưới, đám giỗ vào và tại gia đình tăng. Số tử vong do ngộ độc rượu có Metanol cũng tăng.

Về phía Bộ NN&PTNT đã chỉ đạo, đôn đốc các địa phương tổ chức triển khai nội dung đề án chương trình về sản xuất nông nghiệp sạch hữu cơ, phát triển chuỗi cung ứng nông sản thực phẩm an toàn. Đến nay, cả nước đã có 430.000 ha cây trồng được chứng nhận VietGAP và tương đương (tăng gấp 11 lần so với năm 2019) với 6.045 doanh nghiệp được chứng nhận (tăng 3,1 lần), 664 cơ sở nuôi thủy sản với diện tích với diện tích nuôi trồng 15.833 ha được cấp chứng nhận VietGAP và tương đương (tăng gấp 3 lần).

Ngành nông nghiệp cũng đã kiểm tra 40.036 cơ sở, xử phạt hành chính 2.737 cơ sở sản xuất kinh doanh vật tư nông nghiệp ATTP nông lâm thủy sản với số tiền phạt là 19,1 tỷ đồng.

Quang cảnh cuộc họp.

Quang cảnh cuộc họp.

Hội nông dân xây dựng được 4.070 mô hình bảo đảm ATTP tại các địa phương, nhiều mô hình trồng trọt chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi trồng thủy hải sản đã đạt tiêu chuẩn VietGAP. Các mô hình theo chuỗi giá trị bảo đảm về chất lượng ATTP được người tiêu dùng đánh giá cao.

Tính đến tháng 10/2020, lực lượng quản lý thị trường cả nước đã thanh tra kiểm tra 12.240 vụ, xử lý 7.158 vụ việc vi phạm về ATTP, xử phạt hành chính 27,9 tỷ đồng và thu giữ số hàng hoá trị giá hơn 28,5 tỷ đồng.

Lực lượng cảnh sát môi trường đã phát hiện 8.529 vụ/8.548 đối tượng vi phạm về pháp luật ATTP, xử lý hành chính 7.659 vụ/7.189 cá nhân, tổ chức với số tiền xử phạt là 52,6 tỷ đồng, chuyển cơ quan cảnh sát điều tra khởi tố 7 vụ/8 bị can về tội vi phạm các quy định về ATTP.

Các đoàn liên ngành Trung ương và các tỉnh, thành phố đã kiểm nghiệm 9.856 mẫu thực phẩm, số mẫu không đạt là 1.184 mẫu chiếm 12%; xét nghiệm nhanh 267.991 mẫu thực phẩm có 16.012 mẫu không đạt chiếm tỷ lệ 6%. Tỷ lệ phần trăm mẫu không đạt trên tổng số một kiểm nghiệm đã giảm so với năm 2019.

Kết quả kiểm nghiệm mẫu trong quá trình thanh tra, kiểm tra đã góp phần vào việc ngăn chặn thực phẩm không an toàn lưu hành, đánh giá được nguy cơ mất an toàn, triển khai thanh tra dựa trên quy cơ đạt hiệu quả cảnh báo sớm đến đối tượng sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm mà người tiêu dùng.

Phát biểu tại cuộc họp, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam lưu ý, trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 nên nhu cầu, phương thức mua sắm của người dân vào dịp lễ tết cuối năm có những thay đổi nên các bộ ngành thành viên Ban Chỉ đạo cần sớm vào cuộc, tổ chức các đoàn thanh tra, kiểm tra, bảo đảm chất lượng, an toàn các mặt hàng thực phẩm, đồ uống…

Bộ Y tế khẩn trương hoàn thành và đưa vào vận hành hệ thống thông tin báo cáo về ATTP, đối với 6 nhóm ngành hàng thuộc phạm vi quản lý.

Đồng thời, Bộ Y tế tiến hành phối hợp chặt chẽ với các Bộ NN&PTNT, Bộ Công Thương đưa vào vận hành toàn bộ hệ thống sớm nhất có thể.

Quốc Trần

Tin khác

Hà Nội: Xe vận chuyển chất thải phải có camera hành trình, GPS

Hà Nội: Xe vận chuyển chất thải phải có camera hành trình, GPS

(CLO) Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã ký ban hành Công điện số 03/CĐ-CT về việc tăng cường bảo đảm vệ sinh môi trường trong công tác thu gom, vận chuyển rác thải trên địa bàn Thành phố.

Tin tức
Đến năm 2030, tỷ lệ hòa giải thành trên phạm vi cả nước đạt từ 85% trở lên

Đến năm 2030, tỷ lệ hòa giải thành trên phạm vi cả nước đạt từ 85% trở lên

(CLO) Chính phủ phấn đấu đến hết năm 2030, tỷ lệ hòa giải thành trên phạm vi cả nước đạt từ 85% trở lên. Đối với các xã, phường, thị trấn được chọn làm điểm chỉ đạo của trung ương, tỷ lệ này là trên 90%.

Tin tức
Bổ sung một số loại hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế giá trị gia tăng

Bổ sung một số loại hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế giá trị gia tăng

(CLO) Liên quan đến dự án Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi), Chính phủ yêu cầu Bộ Tài chính rà soát đầy đủ các hàng hóa, dịch vụ/nhóm hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng; xem xét, bổ sung một số loại hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế giá trị gia tăng để đáp ứng yêu cầu thực tiễn.

Tin tức
Chính phủ ban hành quy định về giao đất, cho thuê đất, giao khu vực biển để lấn biển

Chính phủ ban hành quy định về giao đất, cho thuê đất, giao khu vực biển để lấn biển

(CLO) Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 42/2024/NĐ-CP ngày 16/4/2024 quy định về hoạt động lấn biển có hiệu lực từ ngày 16/4/2024. Trong đó, Nghị định quy định rõ về giao đất, cho thuê đất, giao khu vực biển để lấn biển.

Tin tức
Bỏ sót gần 100 tỷ đồng tiền sử dụng đất nhà đầu tư phải nộp cho Nhà nước!

Bỏ sót gần 100 tỷ đồng tiền sử dụng đất nhà đầu tư phải nộp cho Nhà nước!

(NB&CL) Kết quả thanh tra tổng thể, toàn diện dự án Khu đô thị sinh thái hai bên bờ sông Đơ cho thấy, công tác lập hồ sơ mời thầu, chậm tiến độ giải phóng mặt bằng, xác định thiếu số tiền sử dụng đất,… dẫn đến bỏ sót cho ngân sách Nhà nước hơn 98 tỷ đồng.

Tin tức