Ngoại trưởng Vương Nghị thăm Tây Tạng, ‘gửi thông điệp tới Ấn Độ’

Thứ hai, 17/08/2020 11:56 AM - 0 Trả lời

(CLO) Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị hôm thứ Sáu đã có chuyến thăm hiếm hoi tới Tây Tạng và cả khu vực biên giới tranh chấp với Ấn Độ, trong bối cảnh mối quan hệ Trung-Ấn vẫn đang căng thẳng sau cuộc đụng độ vào giữa tháng 6.

Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị thăm Tây Tạng và khu vực biên giới tranh chấp với Ấn Độ, trong bối cảnh mối quan hệ giữa Trung Quốc và Ấn Độ vẫn còn căng thẳng - Ảnh: Xinhhua

Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị thăm Tây Tạng và khu vực biên giới tranh chấp với Ấn Độ, trong bối cảnh mối quan hệ giữa Trung Quốc và Ấn Độ vẫn còn căng thẳng - Ảnh: Xinhhua

Mặc dù trong một tuyên bố ngắn gọn do Bộ Ngoại giao đưa ra hôm thứ Bảy không đề cập đến Ấn Độ, nhưng chuyến thăm biên giới của ông Vương được giới quan sát Trung Quốc mô tả là một cử chỉ bất thường và mang tính biểu tượng.

Các cuộc đàm phán ngoại giao và 5 vòng đàm phán quân sự giữa Trung Quốc và Ấn Độ vẫn không thể phá vỡ bế tắc về tranh chấp biên giới kéo dài của họ, vốn đã phát triển thành một tranh chấp rộng lớn và ngày càng gay gắt về thương mại, công nghệ, đầu tư và địa chính trị.

Chuyến đi của ông Vương diễn ra một ngày trước khi Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi hứa sẽ xây dựng quân đội 1,4 triệu người để bảo vệ chủ quyền của đất nước trong bài phát biểu tại lễ kỷ niệm ngày độc lập.

Trung Quốc có đường biên giới dài, không rõ ràng với Ấn Độ, chủ yếu nằm ở Tây Tạng.

Bộ trưởng Vương Nghị trở thành quan chức cấp cao đầu tiên của chính phủ trung ương đến thăm khu vực biên giới kể từ khi cuộc đụng độ đẫm máu nhất trong hơn 50 năm, xảy ra vào ngày 15 tháng 6 tại Thung lũng Galwan đang tranh chấp.

20 binh sĩ Ấn Độ đã thiệt mạng trong cuộc đụng độ, trong khi Bắc Kinh từ chối tiết lộ con số thương vong.

Trong chuyến thăm, Bộ trưởng Vương Nghị ca ngợi những thành tựu của Tây Tạng dưới thời Chủ tịch Tập Cận Bình, đặc biệt là trong việc đảm bảo biên giới với Ấn Độ.

Đồng thời, ông cho biết an ninh và ổn định của Tây Tạng có tầm quan trọng then chốt đối với sự phát triển chung của Trung Quốc, và kêu gọi các nhà ngoại giao làm việc với các quan chức địa phương để bảo vệ an ninh quốc gia trong đối mặt với những thách thức chưa từng có trong thế giới hậu Covid-19.

Ông Vương cũng nhấn mạnh cơ sở hạ tầng biên giới và các sáng kiến ​​xóa đói giảm nghèo trong khu vực. Ông cho biết Tây Tạng đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển quan hệ kinh tế và thương mại với các nước láng giềng, đặc biệt là Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường, dự án cơ sở hạ tầng và chính sách đối ngoại hàng đầu của Chủ tịch Tập Cận Bình.

Gu Su, một nhà khoa học chính trị tại Đại học Nam Kinh, cho biết hiếm khi ngoại trưởng Trung Quốc đến thăm Tây Tạng, và những chuyến thăm này thường diễn ra khi khu vực này đã trở nên nổi tiếng trong nước hoặc quốc tế.

Biên giới tranh chấp của Tây Tạng với Ấn Độ là một nguyên nhân gây xung đột giữa Trung Quốc và Ấn Độ - Ảnh: Xinhua

Biên giới tranh chấp của Tây Tạng với Ấn Độ là một nguyên nhân gây xung đột giữa Trung Quốc và Ấn Độ - Ảnh: Xinhua

Lần cuối cùng ông Vương đến thăm khu vực này cách đây 5 năm, sau khi ông Tập chủ trì cuộc họp về Tây Tạng ở Bắc Kinh.

Ông nói: “Bằng chuyến thăm tới khu vực biên giới, chuyến đi của ông Vương đã gửi đi một thông điệp quan trọng tới khán giả cả trong và ngoài nước rằng Bắc Kinh muốn nhắc lại chủ quyền của mình đối với các khu vực biên giới tranh chấp”.

Cả Gu Su và Wang Dehua, chuyên gia về Ấn Độ tại Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế Thành phố Thượng Hải, cho biết động thái này cho thấy Trung Quốc không muốn tỏ ra yếu thế khi đối mặt với lập trường diều hâu của Ấn Độ.

Sau cuộc đụng độ ở Galwan, chính phủ theo chủ nghĩa dân tộc của Thủ tướng Modi đã đưa ra các biện pháp trừng phạt kinh tế nhắm vào các công ty và các khoản đầu tư của Trung Quốc, đồng thời cấm ít nhất 59 ứng dụng của Trung Quốc, bao gồm cả nền tảng chia sẻ video nổi tiếng TikTok, với lý do lo ngại về an ninh quốc gia.

Ấn Độ cũng chuyển sang đẩy nhanh việc xây dựng quân đội và mua vũ khí trong khi áp dụng chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của Tổng thống Mỹ Donald Trump, chiến lược được thiết kế đặc biệt để chống lại Trung Quốc.

“Chuyến đi của ông Vương rõ ràng là nhằm tập hợp sự ủng hộ và xây dựng các chính sách về cách đối phó hiệu quả với Ấn Độ, đặc biệt là khi New Delhi vẫn còn dao động giữa Trung Quốc và Mỹ”, Dehua nói.

“Mặc dù rõ ràng Trung Quốc không muốn gây chiến với Ấn Độ, nhưng chúng tôi vẫn phải chuẩn bị đầy đủ cho tất cả các loại tình huống và đó là những gì ông Vương có thể đã làm ở Tây Tạng”.

Sun Shihai, một chuyên gia khác về vấn đề Ấn Độ tại Đại học Tứ Xuyên, cho biết căng thẳng biên giới và chuyến đi của Bộ trưởng Vương nhấn mạnh tầm quan trọng của Tây Tạng trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc.

Ông nói: “Tây Tạng từ lâu đã là một vấn đề rất nhạy cảm đối với Bắc Kinh và chúng tôi phải hết sức thận trọng trước việc Ấn Độ và các chính phủ nước ngoài khác sử dụng con bài Tây Tạng”.

Vào tháng 5, Qi Yu, quan chức khác của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, đã sử dụng một chuyến thăm Tây Tạng để chỉ trích Hoa Kỳ sau khi Quốc hội nước này thông qua một dự luật đe dọa áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với các quan chức Trung Quốc nếu họ cố gắng can thiệp vào sự kế vị của Đạt Lai Lạt Ma.

Nguyễn Hoàng

Tin khác

Israel chuẩn bị tấn công tổng lực Rafah, người dân không biết trốn đi đâu

Israel chuẩn bị tấn công tổng lực Rafah, người dân không biết trốn đi đâu

(CLO) Israel đã tăng cường không kích vào Rafah sau khi tuyên bố sẽ sơ tán dân thường khỏi thành phố cực nam Gaza để chuẩn bị cho một cuộc tấn công tổng lực, bất chấp cảnh báo rằng điều này có thể gây thương vong hàng loạt.

Thế giới 24h
Ông Kim Jong Un thị sát vụ thử tên lửa phóng hàng loạt mới của Triều Tiên

Ông Kim Jong Un thị sát vụ thử tên lửa phóng hàng loạt mới của Triều Tiên

(CLO) Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un hôm thứ Năm (25/4) đã thị sát vụ thử nghiệm tên lửa phóng hàng loạt 240 mm do một đơn vị công nghiệp quốc phòng mới thành lập sản xuất, theo hãng thông tấn Triều Tiên KCNA đưa tin vào thứ Sáu.

Thế giới 24h
Bộ trưởng Nông nghiệp Ukraine từ chức sau cáo buộc tham nhũng

Bộ trưởng Nông nghiệp Ukraine từ chức sau cáo buộc tham nhũng

(CLO) Bộ trưởng Nông nghiệp Ukraine đã nộp đơn từ chức hôm thứ Năm (25/4) sau khi ông phải đối mặt với cáo buộc hình sự vì liên quan đến việc mua lại trái phép đất thuộc sở hữu nhà nước trị giá 7 triệu USD.

Thế giới 24h
DNA tiết lộ mô hình tình dục và hôn nhân ở đế chế cổ đại

DNA tiết lộ mô hình tình dục và hôn nhân ở đế chế cổ đại

(CLO) Nghiên cứu phân tích DNA cổ đại lấy từ các ngôi mộ của người Avar đã tiết lộ về nguồn gốc, cũng như mô hình tình dục và hôn nhân của đế chế từng rất hùng mạnh ở châu Âu này.

Thế giới 24h
Căng thẳng Mỹ - Nga lan ra cả ngoài không gian

Căng thẳng Mỹ - Nga lan ra cả ngoài không gian

(CLO) Ngày 24/4, Nga đã bác bỏ một nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc do Mỹ soạn thảo kêu gọi các quốc gia ngăn chặn chạy đua vũ trang ngoài không gian. Động thái này cho thấy căng thẳng giữa hai cường quốc đã lan ra ngoài không gian.

Thế giới 24h