(CLO) Để duy trì sĩ số, giúp học trò có được con chữ, các thầy cô giáo ở huyện Kbang (Gia Lai) đã không ngại khó, ngại khổ, vượt suối, băng rừng đến từng nhà, lên tận nương rẫy vận động, đưa học sinh tới trường.
Trốn trong bụi rậm để bắt trò
Xuôi về hướng Đông Nam, xã Sơn Lang (huyện Kbang) cách trung tâm TP.Pleiku, Gia Lai khoảng 130km. Trong chuyến công tác về với ngôi trường Tiểu học Sơn Lang, chúng tôi cảm nhận rõ tình thương của các giáo viên dành cho những cô, cậu học trò vùng khó.
Những năm qua Trường Tiểu học Sơn Lang luôn nỗ lực, cố gắng vì chất lượng giáo dục vùng cao. Một trong những vấn đề được nhà trường quan tâm nhất chính là việc duy trì sỹ số.
Ở đây không giống như các vùng thành phố, phụ huynh (đặc biệt là người dân tộc thiểu số) vẫn chưa ý thức được việc học của các con. Vì vậy nhiều em học sinh bỏ học giữa chừng, theo bố mẹ lên nhà đầm, ở lại làm rẫy.
Lo sợ học trò mất đi con chữ, các thầy cô giáo Trường Tiểu học Sơn Lang đã dành trọn thanh xuân “bám bản” vận động, đưa các em tới trường.
Gắn bó với mái trường tiểu học này đã được 21 năm, cô Nguyễn Thị Nguyệt Ánh cho biết: “Cứ mỗi dịp đầu năm học mới, lễ tết hay thường xuyên hơn là đầu tuần, học sinh thường trốn học ở nhà trông em hoặc lên nhà đầm làm rẫy cùng bố mẹ vì vậy đã ảnh hưởng đến chất lượng học tập. Xác định nhiệm vụ trọng tâm là duy trì sỹ số và không để xảy ra tình trạng trò bỏ lớp nên chúng tôi thường thay phiên nhau vào tận nhà đầm, lên nương rẫy tâm sự cùng phụ huynh và các em”.
Cô giáo này chia sẻ: “Để đưa các em đến trường, chúng tôi phải sử dụng nhiều cách khác nhau. Có em khá ngoan ngoãn đến trường, nhưng nhiều em học sinh cá biệt, thầy cô phải trốn vào bụi để bắt. Tức là để các em về hết nhà đầm mới về đó vận động, đưa các em đến lớp".
"Nhiều em học sinh chỉ cần nghe tiếng xe máy là đã biết giáo viên đến, liền chạy hoặc trèo hết lên cây trốn. Nếu nói về kỷ niệm trong cuộc “hành trình đuổi, bắt” các em thì nhiều lắm, một số em lớp 1 còn cắn cả cô vì không muốn đi học”, cô Ánh bộc bạch.
Tương tự cô Ánh, cô Huỳnh Thị Bích Liên – Giáo viên lớp 5 Trường Tiểu học Sơn Lang cũng đã có hơn 20 năm công tác tại trường. Trong cuộc trò chuyện với chúng tôi, cô Liên tâm sự: “Bởi vì kinh tế khó khăn nên nhiều em học sinh phải nghỉ học để phụ giúp bố mẹ. Nhiều em nhà xa, cuối tuần đi học về là theo luôn bố mẹ vào nhà đầm ở. Nhiều phụ huynh khi vào nhà đầm cũng đưa các em đi theo vì để ở làng không ai nấu nướng, chăm sóc các em. Đặc biệt là khi các em bị cắt chế độ bán trú”.
“20 năm trước khi về đây nhận công tác, tôi cũng từng có ý nghĩ bỏ nghề thế nhưng chính các em đã trở thành động lực cho tôi trong suốt ngần ấy năm. Niềm hạnh phúc nhất của giáo viên chúng tôi chính là mỗi ngày đến lớp thấy được sự có mặt đông đủ của các em học sinh, chất lượng học tập của các em ngày ngày được nâng lên, trở thành những người có ích cho xã hội”.
Lo trò bỏ học
Theo cô Nguyễn Thị Phượng – Hiệu trưởng Trường Tiểu học Sơn Lang, toàn trường hiện có 253 em học sinh, trong đó có 133 em người dân tộc Banar. Có 140 em thuộc làng vùng 3 (vùng đặc biệt khó khăn) nên được hưởng chế độ bán trú (ăn ở tại trường).
Tuy nhiên, năm 2020 xã Sơn Lang đạt chuẩn nông thôn mới, các làng từ vùng 3 lên vùng 1 nên chế độ của 140 em này “bỗng” bị cắt bỏ.
Cô Phượng cho hay, khó khăn nhất đối với nhà trường khi các em học sinh không được hưởng chế độ, về học tại điểm trường làng thì thường xuyên nghỉ học. Việc các em đi học không đều dẫn đến chất lượng học tập giảm đến 50%.
"Khi các em nghỉ học, tôi đã huy động tất cả giáo viên vào các nhà đầm và nương rẫy để huy động các em đến lớp. Thế nhưng huy động các em ra học được 1-2 hôm lại nghỉ. Lý do các em nghỉ bởi khi không còn được ăn ở tại trường phải đi đi, về về phần thì đường xa, phần theo bố mẹ lên nhà đầm vì ở nhà không ai chăm sóc”, cô Phượng lý giải.
Được biết, hai ngôi làng xa trường nhất là làng Đăk Asên và Srắt. Đây cũng là 2 ngôi làng có nhiều học sinh bỏ học giữa chừng, thường xuyên vắng học sau những dịp lễ tết, đầu năm học mới hay những buổi học đầu tuần.
Vốn dĩ khi còn được hưởng chế độ bán trú, việc vận động các em tới trường đối với các giáo viên vùng khó đã là một bài toán nan giải. Song khi học sinh mất chế độ bán trú việc vận động phụ huynh cho các con đến trường vốn khó nay lại càng khó thêm.
Đối mặt với những khó khăn khi các học sinh bị cắt chế độ, được sự giới thiệu của Phòng GD&ĐT huyện Kbang về “dự án nuôi em”, mới đây, 140 em học sinh Trường Tiểu học Sơn Lang tạm thời được hỗ trợ 17.000 đồng/ngày/em. Để đáp ứng đủ điều kiện cho các em, Trường Tiểu học Sơn Lang đã huy động, kêu gọi từ các mạnh thường quân ủng hộ gạo, quần áo, sách vở…
Theo cô giáo Phượng, khi được nhận hỗ trợ từ “dự án nuôi em” và các mạnh thường quân hay từ các trường trên địa bàn, 140 em được ăn ở tại trường. Khi về lại điểm trường chính ngoài giờ học trên lớp các thầy cô giáo bắt đầu thay phiên nhau tập trung kèm thêm buổi tối để các em không bị hổng kiến thức. Cũng nhờ vậy, chất lượng học tập đã dần được cải thiện.
"Tuy nhiên, cô trò cũng đang lo lắng vì “dự án nuôi em” chỉ duy trì hết năm học này, còn năm học mới chưa biết ra sao. Nhà trường cũng đang gặp khó trong vấn đề huy động gạo cho các em…”, cô Phượng thông tin thêm.
(CLO) Bản tin Nóng 18h: Đề xuất áp thuế theo hàm lượng đường với nước ngọt; Hàng không tăng thêm 3.000 chuyến bay, bổ sung lượng vé Tết; Bước đầu xác định niên đại gần 150 bộ hài cốt tại phố Tây Sơn…
(CLO) Ngày 22/11, Báo Giáo dục và Thời đại đã tổ chức trao giải cuộc thi viết Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường. Cuộc thi do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức, Báo Giáo dục và Thời đại là đơn vị thường trực.
(CLO) Việc thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của người dân và tổ chức như chuyển mục đích sử dụng đất; chia tách, hợp thửa... nếu phù hợp quy định thì vẫn được thực hiện theo quy định.
(CLO) Ngày 22/11, Công an huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh) cho biết, vừa phối hợp với Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm Công nghệ cao Công an Hà Tĩnh, Công an TP Hà Nội, Quãng Ngãi, Gia Lai phá thành công Chuyên án buôn bán, vận chuyển hàng cấm (pháo) với quy mô lớn, bắt giữ 06 đối tượng, thu giữ trên 2.200kg pháo các loại cùng nhiều tang vật liên quan.
(CLO) Ngày 22/11, Cơ quan CSĐT Công an huyện Tiên Yên (Quảng Ninh) vừa ra Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can 4 đối tượng về tội Tổ chức cho người khác xuất cảnh trái phép.
(CLO) Sáng 22/11, tại khu nghỉ dưỡng Hoiana (huyện Duy Xuyên), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH-TT&DL) phối hợp với UBND tỉnh Quảng Nam tổ chức họp báo công bố việc đăng cai Hội nghị Quốc tế về Du lịch Nông thôn lần đầu tiên của UN Tourism (tổ chức du lịch thế giới), diễn ra vào năm 2024 tại Quảng Nam.
(CLO) Những trích đoạn từ cuốn hồi ký sắp xuất bản của cựu Thủ tướng Đức Angela Merkel đề cập đến mọi thứ, từ cuộc xung đột ở Ukraine cho đến Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump.
(CLO) Ngày 22/11, Thủ tướng Viktor Orban cho biết ông sẽ mời Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đến thăm Hungary, đồng thời đảm bảo rằng lệnh bắt giữ ông Netanyahu của Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) sẽ "không được thực hiện".
(CLO) Nga tuyên bố các hệ thống phòng không hiện đại trên thế giới, bao gồm của Mỹ và châu Âu, không thể đánh chặn loại tên lửa đạn đạo mới Oreshnik mà nước này vừa phóng vào thành phố Dnipro ở miền trung Ukraine.
(CLO) Để tiếp tục nâng cao chất lượng, đưa Giải thưởng Sách Quốc gia xứng tầm với vị thế là một giải thưởng cấp quốc gia, đồng thời tạo sự lan tỏa mạnh mẽ đến gần hơn với bạn đọc, Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành Điều lệ và Quy Giải thưởng mới với nhiều điểm mới. Thông tin này được đưa ra tại buổi họp báo do Hội Xuất bản Việt Nam tổ chức sáng nay ngày 22/11 tại Hà Nội.
(CLO) Tỷ phú Elon Musk, chủ sở hữu mạng xã hội X, đã chỉ trích dự luật của Úc, trong đó cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội và phạt các mạng xã hội lên tới 49,5 triệu AUD (32 triệu USD) đối với các vi phạm.
(CLO) Từ ngày 29/11/2024 tới đây, gần 50 triệu cổ phiếu của CTCP Thương mại Xuất nhập khẩu Thiên Nam (Mã: TNA) bị đình chỉ giao dịch sẽ chuyển sang sàn UpCom. Doanh thu Quý 3 của đơn vị giảm tới 95% gây thua lỗ nặng.
(CLO) Kết quả kinh doanh của Địa ốc Hoàng Quân tuy có cải thiện nhưng mới chỉ hoàn thành 26% mục tiêu cả năm. Trong khi lượng nợ vay gia tăng mạnh để bù đắp dòng tiền kinh doanh đang âm tới 1.185 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm.
(CLO) Ngày 22/11, tại Hội trường Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF), Đại hội thường niên VFF năm 2024 khoá IX (nhiệm kỳ 2022 - 2026) đã chính thức diễn ra với sự tham dự của lãnh đạo Liên đoàn Bóng đá trong nước và quốc tế.
(CLO) Hà Nội bãi bỏ 2 quyết định quy định thẩm quyền phê duyệt giá khởi điểm đấu giá quyền sử dụng đất để giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Ngày 20/11, tại Phân hiệu Hoành Bồ (thành phố Hạ Long, Quảng Ninh), Trường Cao đẳng Than - Khoáng sản Việt nam đã long trọng tổ chức Kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11) và 64 năm Ngày truyền thống của Trường (20/11/1960 - 20/11/2023) nhằm ôn lại truyền thống tốt đẹp và tri ân các thầy cô giáo.
(CLO) Gần 70 năm xây dựng và phát triển các thế hệ thầy, cô giáo nhà trường đã đem trí tuệ, tâm huyết, tài năng để cống hiến cho sự nghiệp “trồng người”. Đến nay, Trường Tiểu học Xuân Du (Như Thanh) ngày càng khẳng định được vị thế, uy tín, thương hiệu của nhà trường trong công tác giáo dục và đào tạo trên địa bàn huyện Như Thanh nói riêng, tỉnh Thanh Hóa nói chung.
(CLO) Những năm học vừa qua chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường luôn đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Vị thế của nhà trường từng bước được khẳng định, đáp ứng kịp thời yêu cầu đổi mới của sự nghiệp giáo dục trong thời kỳ đất nước hội nhập và nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của địa phương, góp phần xây dựng xã Hợp Thành đạt xã nông thôn mới nâng cao.
(NB&CL) Những giáo viên người địa phương đang ngày càng trở thành lực lượng nòng cốt trong việc dạy học ở những nơi vùng cao, vùng xa. Lực lượng này ngày một dồi dào và chính họ là những người truyền cảm hứng cho học trò của mình vượt khó, vươn lên để học tập tốt.
(CLO) Nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Nguyễn Kim Sơn đã có những chia sẻ xung quanh quá trình xây dựng, những điểm đáng chú ý và mong mỏi đối với Luật Nhà giáo - một dự án Luật dự kiến khi ban hành sẽ khẳng định và giữ vững vị thế, nâng cao vị trí của nhà giáo.
(CLO) Chưa bao giờ, ngành giáo dục được quan tâm nhiều như bây giờ, nhưng cũng chưa bao giờ trách nhiệm đặt lên vai cho thầy cô lớn như bây giờ. Trách nhiệm đó chính là nâng cao chất lượng giáo dục, tạo nguồn nhân lực chất lượng cao làm điểm tựa để xây dựng đất nước bước vào kỷ nguyên mới, hướng tới kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng, 100 năm ngày thành lập nước.
(CLO) Sáng nay (20/11), Tập đoàn Giáo dục Quốc tế Nam Việt đã tổ chức chương trình “Lễ kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam” với nhiều hoạt động tri ân và vinh danh đầy ý nghĩa.
(CLO) Từ năm 2021 đến nay, có 17 lượt học sinh dự thi và đoạt huy chương, trong đó có 7 học sinh đoạt huy chương Quốc tế (gồm 3 huy chương Vàng, 1 Huy chương Bạc, 3 Huy chương Đồng) - dẫn đầu các tỉnh, thành phố cả nước về số lượng huy chương đạt được.
(NB&CL) Dạy học là một nghề vất vả, dạy học miền núi lại vất vả hơn bội phần. Thế nhưng đã có những người thầy người cô từ bỏ phố thị, đồng bằng lên vùng cao dạy học và gắn bó với những điểm trường lẻ hàng chục năm trời. Câu chuyện dạy học của họ thực sự mang lại cho mỗi chúng ta những câu chuyện truyền cảm hứng, minh chứng cho quan điểm: “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình!”.
(CLO) Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho rằng: “Chúng ta cùng chúc nhau 20/11 thật vui, có thêm sự động viên, nghị lực, tình cảm, từ đó giúp chúng ta mạnh mẽ trong giải quyết công việc và vững chãi, tự tin trong cuộc sống”.