Người dân Ấn Độ “ngập trong nợ” vì chi phí điều trị Covid-19

Thứ bảy, 31/07/2021 14:12 PM - 0 Trả lời

(CLO) Trái ngược với tình hình đại dịch có phần thuyên giảm, người dân Ấn Độ giờ đây đang phải đối mặt với “núi nợ” chi phí điều trị Covid-19 phình to. Điều này cũng gây áp lực lên việc phục hồi nền kinh tế của quốc gia Nam Á.

“Cơn ác mộng viện phí”

Ông Anil Sharma, một người dân ở thủ đô New Delhi, xúc động chia sẻ về cuộc sống đầy khó khăn sau giai đoạn đỉnh dịch Covid-19 vừa qua. Ảnh: Getty Images.

Ông Anil Sharma, một người dân ở thủ đô New Delhi, xúc động chia sẻ về cuộc sống đầy khó khăn sau giai đoạn đỉnh dịch Covid-19 vừa qua. Ảnh: Getty Images.

Cuộc sống của người dân Ấn Độ tạm trở lại trạng thái bình thường sau những chuỗi ngày khủng hoảng vì đại dịch Covid-19. Tuy nhiên, dịch bệnh có dấu hiệu thuyên giảm cũng là lúc người dân phải đối mặt với những khoản nợ chi phí điều trị Covid-19 chồng chất.

Từng mắc Covid-19 trong giai đoạn dịch diễn ra căng thẳng tại Ấn Độ hồi tháng 5 vừa qua, Saurav, 24 tuổi, được điều trị tại một bệnh viện tư ở phía tây bắc thủ đô New Delhi (Ấn Độ). Anh từng phải trải qua giai đoạn thở máy để chống chọi với dịch bệnh. Sau đó, khi được chẩn đoán sức khỏe có dấu hiệu tích cực hơn, Saurav đã được đưa về nhà để theo dõi thêm.

Sau khi được ra viện, Saurav cần vật lý trị liệu để tăng cường các cơ bị suy yếu của mình, một y tá chăm sóc hàng ngày và một danh sách dài các loại thuốc. Có thể mất vài tuần trước khi anh ta có thể tự đứng vững và vài tháng trước khi luật sư đầy tham vọng, một trong những học sinh giỏi nhất trong lớp, sẽ có thể ra tòa một lần nữa.

Niềm vui của gia đình Saurav kéo dài chưa được bao lâu thì tin xấu đã ập đến – các hóa đơn viện phí của Saurav trong thời gian điều trị chất cao như núi – đã được gửi về.

Tuy nhiên, Saurav chỉ là một trong số hàng triệu người dân Ấn Độ khác đang bị nhấn chìm trong cơn ác mộng viện phí sau khi điều trị Covid-19. Tình hình ngày càng trở nên tồi tệ hơn nữa, hầu hết người dân Ấn Độ đều không có bảo hiểm y tế. Do đó, chi phí điều trị Covid-19 như một bàn tay khổng lồ đẩy những người dân Ấn Độ đến bờ vực nợ nần chồng chất.

Khánh kiệt vì điều trị Covid-19

Ông Anil Sharma chia sẻ hình ảnh người con trai 24 tuổi khi đang điều trị Covid-19 tại một bệnh viên tư nhân hồi tháng 5 vừa qua. Ảnh: Getty Images.

Ông Anil Sharma chia sẻ hình ảnh người con trai 24 tuổi khi đang điều trị Covid-19 tại một bệnh viên tư nhân hồi tháng 5 vừa qua. Ảnh: Getty Images.

Từng dành hết số tiền tiết kiệm bao lâu nay để chi trả cho các chi phí như xe cứu thương, xét nghiệm, thuốc men hay giường ICU, ông Anil Sharma giờ buộc phải vay tiền ngân hàng, bạn bè và người thân để thanh toán viện phí.

“Ưu tiên hàng đầu của chúng tôi khi đó là cứu sống con trai mình,” ông Anil Sharma – cha của Saurav nói. “Còn bây giờ, chúng tôi sẽ phải kiếm tiền để trả nợ tiền viện phí”.

Thậm chí, ông Sharma còn cầu cứu sự ủng hộ từ website gây quỹ cộng đồng của Ấn Độ trên nền tảng Ketto. Cho đến nay, ông Sharma đã thanh toán hơn 50.000 USD tiền viện phí cho con trai mình, chưa kể những khoản phụ thu.

“Con trai tôi đã đấu tranh để giành lại mạng sống. Là cha mẹ của Saurav, chúng tôi sẽ đấu tranh để tạo cơ hội sống sót cho con mình. Từ một người cha đầy tự hào, giờ tôi trở thành kẻ ăn xin”, ông Sharma chia sẻ.

Một cô gái trẻ tuổi có tên Diana Khumanthem, sống tại Imphal, đã mất hai người thân là mẹ đẻ và chị gái ruột khi dịch bùng phát mạnh mẽ hồi tháng 5 vừa qua. Diana chia sẻ rằng chi phí điều trị Covid-19 đã khiến những khoản tiết kiệm của gia đình cô trở nên cạn kiệt.

Trước đó, một bệnh viên công đã điều trị cho mẹ của cô nhưng do hết chỗ, chị gái của cô được đưa vào một bệnh viện tư nhân với mức chi phí điều trị lên tới 1.300 USD mỗi ngày.

Diana kể lại rằng cô từng phải đi vay tiền khắp nơi, cầm cố vàng và của hồi môn để thanh toán khoản viện phí hơn 5.000 USD điều trị cho chị gái cô – người đã qua đời tại một bệnh viên tư hồi tháng 5 vừa qua.

Diana Khumanthem (phải) giờ là trụ cột gia đình sau khi mất hai người thân trong đợt bùng dịch Covid-19 vừa qua. Ảnh: Getty Images.

Diana Khumanthem (phải) giờ là trụ cột gia đình sau khi mất hai người thân trong đợt bùng dịch Covid-19 vừa qua. Ảnh: Getty Images.

Chị gái cô - Ranjita - từng là trụ cột gia đình khi Diana mất việc trở về nhà khi đại dịch Covid-19 bùng phát. Giờ đây, Diana vừa đi làm để trả nợ, vừa phải chăm sóc bố và con trai ba tuổi của chị gái.

Theo các chuyên gia kinh tế, chi phí điều trị Covid-19 là rào cản ngăn đà phục hồi nền kinh tế tại Ấn Độ. Bên cạnh đó, chi phí điều trị Covid-19 cũng đặt thêm gánh nặng lớn cho người dân Ấn Độ khi đại dịch Covid-19 đã “thổi bay” những cơ hội việc làm, khiến hàng chục triệu người dân nước này rơi vào cảnh thất nghiệp.

K Srinath Reddy, chủ tịch của Tổ chức Y tế Công cộng Ấn Độ, cho biết: “Nếu bạn đang thắc mắc điều gì đẩy người dân Ấn Độ vào nợ nần hoặc nghèo đói, thì hai nguồn hàng đầu thường là chi tiêu từ tiền túi cho y tế và chi phí điều trị cao kỷ lục”.

“Suy cho cùng, những gì còn lại chỉ là hệ thống bảo hiểm y tế xã hội thiếu hoàn thiện và hệ thống y tế lạc hậu. Đại dịch Covid-19 đã chỉ ra sự yếu kém và thiếu bền vững của cả 2 yếu tố này tại Ấn Độ”, chuyên gia kinh tế Ấn Độ Vivek Dehejia nhận định.

Một bản báo cáo từ Trung tâm Nghiên cứu Pew cho thấy đại dịch Covid-19 đã đẩy 32 triệu người dân Ấn Độ ra khỏi tầng lớp trung lưu (nhòm dân số có thu nhập từ 10-20 USD/ngày). Các chuyên gia ước tính cuộc khủng hoảng sức khỏe vừa qua đã làm gia tăng số người nghèo tại Ấn Độ - nhóm dân số có thu nhập từ 2 USD/ngày trở xuống – lên mức 75 triệu người.

Hương Vũ

Tin khác

Trẻ em Gaza ước ao về những ngày đi học trước xung đột

Trẻ em Gaza ước ao về những ngày đi học trước xung đột

(CLO) Thời gian học tập, vui chơi bên bạn bè của trẻ em Gaza đã biến mất kể từ khi xung đột Israel - Hamas nổ ra 6 tháng trước. Với các em, những điều tưởng như bình thường đó giờ lại là nỗi ước ao mịt mờ.

Thế giới 24h
Thiếu hụt tên lửa, Ukraine chuyển sang sử dụng khinh khí cầu tấn công Nga

Thiếu hụt tên lửa, Ukraine chuyển sang sử dụng khinh khí cầu tấn công Nga

(CLO) Lực lượng phòng không Nga tuyên bố đã bắn hạ 5 khinh khí cầu của Ukraine trong đêm ngày 17/4. Đây là dấu hiệu cho thấy đang có sự thay đổi về phương thức chiến đấu của Kiev trong cuộc xung đột với Nga, nhất là trong bối cảnh họ đang thiếu hụt tên lửa do nguồn viện trợ từ Mỹ bị đình trệ.

Thế giới 24h
Triều Tiên và Belarus thắt chặt quan hệ ngoại giao

Triều Tiên và Belarus thắt chặt quan hệ ngoại giao

(CLO) Các lãnh đạo Triều Tiên đã đón tiếp phái đoàn đến từ Belarus và cam kết tăng cường hợp tác hỗ trợ lẫn nhau trên trường quốc tế trong các cuộc hội đàm diễn ra vào thứ Năm (18/4), theo hãng thông tấn KCNA đưa tin.

Thế giới 24h
Hệ thống phòng thủ của Israel hiệu quả nhưng chi phí cao

Hệ thống phòng thủ của Israel hiệu quả nhưng chi phí cao

(CLO) Hệ thống phòng không lỗi thời khiến Iran dễ bị Israel tấn công nếu Thủ tướng Benjamin Netanyahu quyết định phớt lờ áp lực toàn cầu để trả đũa trực tiếp bằng loạt tên lửa và máy bay không người lái.

Thế giới 24h
Hơn 100 người biểu tình ủng hộ Palestine bị bắt ở New York, gồm cả nhà báo

Hơn 100 người biểu tình ủng hộ Palestine bị bắt ở New York, gồm cả nhà báo

(CLO) Hơn 100 người biểu tình ủng hộ Palestine đã bị bắt hôm 17/4 trong khuôn viên Đại học Columbia (New York, Mỹ), sau khi cảnh sát New York giải tán một khu trại do sinh viên dựng lên để biểu tình chống lại hành động của Israel ở Gaza.

Thế giới 24h