Người dân Mỹ bức xúc vì lệnh cách ly xã hội kéo dài

Chủ nhật, 19/04/2020 11:48 AM - 0 Trả lời

(CLO) Hàng loạt các cuộc biểu tình kêu gọi chấm dứt lệnh cách ly tại nhà đã diễn ra tại nhiều nơi trên nước Mỹ, khi người dân dần trở nên bức bối vì phải dừng làm việc quá lâu.

Người biểu tình tại Texas phản đối các lệnh cách ly kéo dài. Ảnh: Reuters

Người biểu tình tại Texas phản đối các lệnh cách ly kéo dài. Ảnh: Reuters

New York, tâm điểm chính của đại dịch virus Corona tại Mỹ cho biết số ca tử vong và nhiễm mới tại nước này đã và đang tiếp tục đà giảm, chạm ngưỡng thấp nhất kể từ ngày 1/4 tới nay.

Số ca trong phòng chăm sóc đặc biệt và cần máy thở cũng tiếp tục giảm.

"Nếu nhìn vào những con số trong 3 ngày qua, chúng ta có thể nói rằng đỉnh dịch đã qua và bắt đầu hồi phục, đây là tin tốt", Thống đốc bang New York Andrew Cuomo cho hay.

Các bang New Jersey và Illinois cũng ghi nhận số ca tử vong và nhiễm mới giảm dần trong vài ngày vừa qua.

Tuy nhiên, Mỹ đang phải đối mặt với một hậu quả nặng nề lên nền kinh tế hậu đại dịch.

Hiện đã có hơn 22 triệu người Mỹ nộp đơn xin hưởng trợ cấp thất nghiệp trong tháng trước sau khi hàng loạt các doanh nghiệp và trường học phải đóng cửa. Việc đóng cửa đất nước cũng gây thiệt hại nặng nề lên ngành du lịch của nước này.

Biểu tình kêu gọi mở cửa lại nền kinh tế ở New Hampshire. Ảnh: AP

Biểu tình kêu gọi mở cửa lại nền kinh tế ở New Hampshire. Ảnh: AP

Tuy nhiên, một nghiên cứu mới đây cho thấy việc tuân thủ nghiêm ngặt các lệnh cách ly tại 42 trên tổng số 50 bang là chìa khoá chính trong việc giảm số người tử vong và khống chế đại dịch tại Mỹ.

Theo ước tính từ đại học Washington, Mỹ có thể ghi nhận 60.308 ca tử vong vào ngày 4/8, giảm 12% so với dự đoán trước đó 1 tuần. Các chuyên gia cũng nhận định một số bang có thể nới lỏng các lệnh giới nghiêm một cách an toàn vào ngày 4/5 tới.

Tuy nhiên, tại thời điểm này, rất nhiều người đã bắt đầu phản đối các lệnh cách ly và kêu gọi mở cửa đất nước trở lại.

Một quan chức của Atlantic County đã bày tỏ sự bức bối trên Facebook của mình về những ảnh hưởng tới nền kinh tế của thành phố vốn phụ thuộc vào các sòng bạc.

Ông Jim Curcio nói rằng: "Tôi đã sống ở đây cả đời và khi bị suy thoái, thành phố này là nơi bị ảnh hưởng nặng nề nhất đất nước. Những gì đang diễn ra với nền kinh tế khiến tôi cảm thấy đau lòng".

Người dân biểu tình không đeo khẩu trang tại Michigan. Ảnh: AP

Người dân biểu tình không đeo khẩu trang tại Michigan. Ảnh: AP

Hôm qua, hàng chục người biểu tình đã tụ tập tại Austin, thủ phủ bang Texas, đồng thành kêu gọi mở cửa lại đất nước và cho họ đi làm trở lại.

Tại Brookfield, Wisconsin, hàng trăm người biểu tình đã dàn hàng vẫy cờ Mỹ để phản đối việc kéo dài lệnh cách ly xã hội.

Hồi đầu tuần, nhiều cuộc biểu tình nhỏ lẻ đã diễn ra tại thủ phủ các bang Ohio, Minnesota, Michigan và Virginia. Những người biểu tình đã bỏ qua các biện pháp cách ly xã hội và không hề đeo khẩu trang.

Kể từ thứ Sáu vừa rồi, New York đã xử phạt những người dân không đeo khẩu trang khi ra đường, đồng thời vi phạm các biện pháp giãn cách xã hội.

Ông Trump dường như cũng ủng hộ các cuộc biểu tình với hàng loạt các bài viết trên Twitter của mình, kêu gọi "giải phóng" Michigan, Minnesota và Virginia, nơi mà đảng Dân chủ cầm quyền.

Ông Trump đang rất muốn khôi phục nền kinh tế, nhằm chiếm được ưu thế trong cuộc bầu cử vào tháng 11 tới.

Một số bang, bao gồm cả Ohio, Michigan, Texas và Florida đã nói rằng họ dự kiến sẽ mở cửa lại một phần nền kinh tế trước thời hạn, có thể vào ngày 1/5 hoặc sớm hơn.

Thống đốc bang Florida Ron DeSantis đã mở cửa lại một số bãi biển vào chiều thứ Sáu vừa qua, nhưng các trường học sẽ tiếp tục đóng cửa tới khi năm học này kết thúc.

Người dân biểu tình với hình ảnh của ông Trump tại San Diego, California. Ảnh: AFP

Người dân biểu tình với hình ảnh của ông Trump tại San Diego, California. Ảnh: AFP

Bang Texas cũng đã tuyên bố sẽ tiếp tục việc giảng dạy từ xa tới hết năm học này.

Các chuyên gia y tế đã nói rằng nếu muốn tránh làn sóng nhiễm bệnh thứ 2 khi người dân quay trở lại làm việc thì cần phải làm xét nghiệm quy mô rộng, đồng thời có khả năng theo dõi và giám sát các ca nhiễm bệnh cũng như xác định được những ca nghi nhiễm.

Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence đã nói rằng Mỹ có khả năng xét nghiệm diện rộng tại các bang nhằm bước vào giai đoạn đầu tiên của việc mở cửa lại đất nước. Tuy nhiên, rất nhiều thống đốc và chuyên gia y tế đều nghi ngờ tuyên bố này.

Mỹ hiện là nước có số ca nhiễm và tử vong nhiều nhất thế giới với 720.0000 ca nhiễm và hơn 37.000 người chết vì virus Corona.

Hoàng Việt

Tin khác

Liên hợp quốc: Thế giới lãng phí hơn 1 tỷ bữa ăn mỗi ngày dù hàng trăm triệu người đang đói

Liên hợp quốc: Thế giới lãng phí hơn 1 tỷ bữa ăn mỗi ngày dù hàng trăm triệu người đang đói

(CLO) Một báo cáo mới của Liên hợp quốc cho thấy hơn 1 tỷ bữa ăn bị lãng phí mỗi ngày trên toàn thế giới trong khi gần 800 triệu người đang bị ảnh hưởng bởi nạn đói.

Thế giới 24h
Interpol: Lừa đảo qua mạng ở Đông Nam Á đã mở rộng ra toàn cầu, thu tới 3.000 tỷ USD mỗi năm

Interpol: Lừa đảo qua mạng ở Đông Nam Á đã mở rộng ra toàn cầu, thu tới 3.000 tỷ USD mỗi năm

(CLO) Người đứng đầu Tổ chức Cảnh sát Hình sự Quốc tế (Interpol) hôm 27/3 cho biết các nhóm tội phạm buôn người và lừa đảo qua mạng đã mở rộng từ Đông Nam Á thành một mạng lưới toàn cầu với quy mô lên tới 3.000 tỷ USD mỗi năm.

Thế giới 24h
Công ty Anh hỗ trợ Ukraine trong cuộc đua UAV

Công ty Anh hỗ trợ Ukraine trong cuộc đua UAV

(CLO) Trong một nhà kho bí mật ở miền nam nước Anh, các kỹ sư tại Evolve Dynamics đang nghiên cứu công nghệ có thể giúp giữ cho máy bay không người lái (UAV) trinh sát của Ukraine hoạt động trên bầu trời ngay cả khi bị gây nhiễu bằng phương pháp điện tử.

Thế giới 24h
Nga nói khó tin IS có thể tiến hành vụ khủng bố ở Moscow

Nga nói khó tin IS có thể tiến hành vụ khủng bố ở Moscow

(CLO) Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova hôm thứ Tư nói rằng thật "cực kỳ khó tin" rằng tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng(IS) có khả năng tiến hành một cuộc tấn công vào phòng hòa nhạc ở Moscow vào thứ Sáu tuần trước khiến ít nhất 143 người thiệt mạng.

Thế giới 24h
Ông Putin nói F-16 sẽ không thay đổi được tình hình ở Ukraine

Ông Putin nói F-16 sẽ không thay đổi được tình hình ở Ukraine

(CLO) Các hãng thông tấn Nga dẫn lời Tổng thống Vladimir Putin nói với các phi công quân sự hôm thứ Tư rằng nếu các nước phương Tây cung cấp cho Ukraine máy bay chiến đấu F-16, điều đó cũng sẽ không làm thay đổi tình hình trên chiến trường.

Thế giới 24h