Người đàn ông suýt mất mạng vì tự ý đắp gừng mật ong lên vết cua kẹp

Thứ hai, 04/01/2021 15:07 PM - 0 Trả lời

(CLO) Bị cua kẹp ở chân, người đàn ông đã tự ý đắp thuốc theo kinh nghiệm dân gian. Kết quả vết thương chẳng những không giảm, mà ngày càng nặng hơn, khiến bệnh nhân phải nhập viện trong tình trạng nguy kịch.

Sáng ngày 4/1, bác sĩ chuyên khoa 2 Phạm Thanh Phong, Phó Giám đốc phụ trách chuyên môn Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ (BVĐKTWCT) cho biết, các bác sĩ khoa Hồi sức tích cực - Chống độc vừa cứu bệnh nhân bị cua kẹp gây biến chứng viêm mô tế bào, nhiễm trùng huyết.

Trước đó, ngày 28/12/2020, ông V.V. L. (58 tuổi, ngụ TP. Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu) nhập viện trong tình trạng tri giác lơ mơ, huyết áp thấp dù sử dụng thuốc vận mạch liều cao, suy hô hấp nặng đã được can thiệp đặt ống nội khí quản và gắn máy trợ thở. Do bệnh nhân nguy kịch, nguy cơ tử vong cao nên được chuyển đến khoa Hồi sức tích cực - Chống độc để cấp cứu.

Hiện tại ông L. đang hồi phục tốt. Ảnh: tienphong.vn

Hiện tại ông L. đang hồi phục tốt. Ảnh: tienphong.vn

Thông tin từ người nhà bệnh nhân cho biết, trước khi nhập viện 3 ngày, ông L. có vết thương ngoài da vùng cẳng chân do bị cua kẹp. Bệnh nhân đã dùng gừng trộn với mật ong đắp vào vết thương theo kinh nghiệm dân gian.

Vết thương sau đó tấy đỏ nhiều hơn khiến bệnh nhân sốt cao, mệt, khó thở. Ngày 27/12/2020, ông L. được gia đình đưa vào bệnh viện tuyến tỉnh khi huyết áp khó đo, suy hô hấp nặng. Bác sĩ đã xử trí cấp cứu thở máy, dùng kháng sinh phổ rộng liều cao và vận mạch trước khi chuyển lên tuyến trên.

Các bác sĩ khoa Hồi sức tích cực - Chống độc Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ hội chẩn đã chẩn đoán ông L. bị biến chứng viêm mô tế bào cẳng chân phải, nhiễm trùng huyết biến chứng choáng nhiễm trùng suy đa cơ quan.

Qua 48 giờ lọc máu liên tục, huyết áp bệnh nhân cải thiện dần, ngưng được thuốc vận mạch, các chỉ số suy tạng dần trở về giá trị bình thường. Đến trưa 4/1, ông L. tỉnh táo, dấu hiệu sinh tồn ổn định, bác sĩ theo dõi điều trị tiếp tại khoa Nội Tim mạch - Khớp.

Ngoài ra, bác sĩ chuyên khoa 2 Dương Thiện Phước (Trưởng khoa Hồi sức tích cực - Chống độc) cho biết, nhiều người do sơ suất trong lúc làm cua để chế biến món ăn nên bị kẹp. Vết thương gây đau, bầm tím, chảy máu... Trên thực tế, thế giới đã ghi nhận nhiều trường hợp cua kẹp dẫn đến tử vong.

Tùy vào mức độ nặng nhẹ do cua kẹp, người bệnh có thể bị chảy máu, rách da, tạo vết thương hở hoặc mất một mảng thịt. Một số người xuất hiện sốt, nhiễm trùng tại nơi kẹp, thậm chí biến chứng nhiễm trùng huyết.

Các bác sĩ khuyến cáo:

Khi bị cua kẹp, người bệnh cần bình tĩnh tách cua ra, sau đó rửa sạch vết thương bằng nước sạch, loại bỏ các dị vật bên trong vết thương. Sau đó, rửa vết thương bằng các loại nước sát trùng và băng ép khi chảy máu nhiều. Tuyệt đối, không được tự ý đắp các loại thuốc nam lên vết thương.

Trường hợp vết đau sưng nóng, bệnh nhân nên đến bệnh viện để được điều trị kịp thời, vì có khả năng vết thương đang bị viêm mô tế bào.

PV

Tin khác

Nâng cao hơn chất lượng công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ của Hưng Yên

Nâng cao hơn chất lượng công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ của Hưng Yên

(CLO) Ngày 25/4, Đoàn công tác của Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương do Phó Trưởng ban Thường trực điều hành Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương Trần Huy Dụng làm trưởng đoàn có buổi làm việc với tỉnh Hưng Yên về công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ của tỉnh.

Sức khỏe
Uống thuốc nam không rõ nguồn gốc, bé 3 tuổi nhập viện

Uống thuốc nam không rõ nguồn gốc, bé 3 tuổi nhập viện

(CLO) Trẻ nhập viện Bệnh viện Nhi Trung ương trong tình trạng co giật, nôn nhiều, rối loạn ý thức, da xanh tái.

Sức khỏe
Bộ Y tế thông tin về mức hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế với người thuộc diện được hỗ trợ

Bộ Y tế thông tin về mức hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế với người thuộc diện được hỗ trợ

(CLO) Mới đây, Bộ Y tế đã có văn bản gửi Bộ Lao động Thương binh và Xã hội; UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; BHXH Việt Nam về vướng mắc trong triển khai thi hành Nghị định 75/2023/NĐ-CP.

Sức khỏe
Cắt môi trái tim, cô gái 25 tuổi nhiễm trùng nặng, biến dạng môi

Cắt môi trái tim, cô gái 25 tuổi nhiễm trùng nặng, biến dạng môi

(CLO) Cắt môi trái tim tại một cơ sở thẩm mỹ tư nhân kém chất lượng, cô gái 25 tuổi ở Hà Nội bị nhiễm trùng nghiêm trọng gây biến dạng môi.

Sức khỏe
TP HCM: Xử nghiêm hộ kinh doanh tắm hơi nhưng tiếp nhận bệnh nhân điều trị suy giãn tĩnh mạch

TP HCM: Xử nghiêm hộ kinh doanh tắm hơi nhưng tiếp nhận bệnh nhân điều trị suy giãn tĩnh mạch

(CLO) Sở Y tế TP HCM đã phát hiện và xử lý nghiêm hộ kinh doanh chuyên tắm hơi, massage… ngang nhiên quảng cáo là phòng khám thuộc hệ thống thẩm mỹ viện Hàn Quốc chuyên điều trị giãn tĩnh mạch bằng công nghệ cao độc quyền.

Sức khỏe