(CLO) Người dân ở quốc gia bị cô lập đang lao đao vì tác động của các lệnh trừng phạt, việc đóng cửa biên giới Covid-19 và thời tiết khắc nghiệt.
Người dân Triều Tiên từ lâu đã phải vật lộn để tự kiếm ăn nhưng sự kết hợp của các lệnh trừng phạt, việc đình chỉ thương mại với Trung Quốc và thời tiết khắc nghiệt đã khiến vấn đề trở nên tồi tệ hơn. (Nguồn: Jon Chol Jin/AP Photo).
Các lệnh trừng phạt của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, đại dịch Covid-19 làm đóng cửa biên giới với Trung Quốc và hạn hán năm 2020 kèm theo mưa bão đang kết hợp và tạo ra tình trạng thiếu lương thực trầm trọng ở Triều Tiên, với lo ngại ngày càng tăng về tình trạng suy dinh dưỡng lan rộng và khả năng lặp lại nạn đói những năm 1990 của đất nước này.
“Tình hình lương thực của người dân hiện đang trở nên căng thẳng”, Chủ tịch Kim cho biết trên phương tiện truyền thông nhà nước của Triều Tiên, đồng thời cho biết thêm rằng ngành nông nghiệp đã không đạt được kế hoạch sản xuất ngũ cốc do bị thiệt hại bởi các trận bão năm ngoái.
Ông Kim cũng đề cập đến tác động của đại dịch Covid-19. “Điều cần thiết là toàn đảng và nhà nước phải tập trung vào nông nghiệp”, nhà lãnh đạo Triều Tiên nói.
Hazel Smith, một chuyên gia về Triều Tiên từ Đại học SOAS London, đã vẽ một bức tranh rõ nét về những gì đang xảy ra tại đây.
Smith cho biết: “Trẻ em dưới bảy tuổi, phụ nữ mang thai và cho con bú, người già yếu… đây là những người đang phải vật lộn với việc thiếu lương thực trầm trọng”.
Trong khi gần như tất cả các nhà ngoại giao nước ngoài và các cơ quan cứu trợ hiện đã rời khỏi Triều Tiên, các báo cáo chưa được kiểm chứng cho thấy tình hình đang trở nên tồi tệ hơn.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un đã cảnh báo rằng tình hình lương thực đang "căng thẳng". (Nguồn: Korean Central News Agency/Korea News Service via AP Photo).
Các biện pháp trừng phạt làm tê liệt
Mặc dù các nhà phân tích đồng ý rằng đại dịch Covid-19, khiến Chính phủ Triều Tiên đóng cửa biên giới Trung Quốc, đã đóng một vai trò quan trọng trong tình trạng thiếu lương thực kinh niên hiện nay, tuy nhiên một số người cho rằng nguồn gốc của vấn đề thực sự nằm ở năm 2017.
Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đã áp đặt các biện pháp trừng phạt 2375 và 2397 vào tháng 9 và tháng 12/2017 để hạn chế nhập khẩu dầu thô và các sản phẩm dầu mỏ tinh chế của Triều Tiên.
Thiếu nhiên liệu, nông dân bị cản trở trong việc trồng trọt, thu hoạch và đưa sản phẩm ra thị trường.
“Nông nghiệp ở khắp mọi nơi trên thế giới đều dựa vào dầu mỏ”, cô Smith nói với Al Jazeera trong khi tóm tắt những gì cô ấy coi là nguyên nhân chính của việc thiếu trầm trọng lương thực đang xảy ra ở Triều Tiên.
Triều Tiên đã phải chịu các lệnh trừng phạt ngày càng tăng đối với chương trình hạt nhân và tên lửa kể từ năm 2006.
Triều Tiên đóng cửa biên giới sớm trong nỗ lực ngăn chặn COVID-19, nhưng điều đó có nghĩa là các nguồn cung cấp quan trọng vẫn bị mắc kẹt ở biên giới. (Nguồn: Jon Chol Jin/AP Photo).
Nhưng sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump trở thành Tổng thống Mỹ vào năm 2017, ông đã bắt tay vào một chiến dịch gây áp lực tối đa, dẫn đầu các lệnh trừng phạt của Hội đồng Bảo an và thực hiện các lệnh trừng phạt đơn phương của Mỹ, để buộc lãnh đạo Triều Tiên từ bỏ các chương trình tên lửa và hạt nhân.
Các động thái này hầu như không làm chậm bước tiến hạt nhân của Triều Tiên, vì vậy Tổng thống Trump khi đó đã chuyển hướng và tiến hành một số hội nghị thượng đỉnh chưa từng có với Chủ tịch Kim, tại đó nhà lãnh đạo Triều Tiên yêu cầu dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt. Việc Hoa Kỳ từ chối thỏa thuận đã dẫn đến sự sụp đổ của các cuộc đàm phán phi hạt nhân hóa.
Thiệt hại do các lệnh trừng phạt gây ra cũng trở nên trầm trọng hơn do việc đóng cửa biên giới với Trung Quốc, vì Bắc Kinh đang đảm nhiệm khoảng 90% hoạt động ngoại thương của Triều Tiên.
Sau khi Bình Nhưỡng đóng cửa biên giới để ngăn chặn Covid-19, hàng hoá nhập khẩu từ Trung Quốc đã giảm 81% vào năm 2020.
Vào những năm 1990, nạn đói ở Triều Tiên đã khiến nửa triệu đến 3 triệu người chết, là một thảm họa nhân đạo do hạn hán và lũ lụt liên tiếp gây ra cộng với sự mất hỗ trợ của Liên Xô và quản lý kinh tế yếu kém.
(CLO) Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE) thông báo hệ thống công nghệ thông tin KRX dự kiến sẽ được đưa vào vận hành chính thức từ ngày 5/5/2025. Để đảm bảo quá trình chuyển đổi hệ thống diễn ra an toàn, một số bộ chỉ số chứng khoán sẽ được điều chỉnh thời điểm hiệu lực sang ngày 28/4.
(CLO) Bốn dự án thành phần thuộc tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021–2025 được lên kế hoạch đưa vào khai thác trong dịp lễ 30/4/2025. Tuy nhiên, khối lượng thi công còn nhiều, thời tiết bất lợi đang đặt ra thách thức lớn cho các ban quản lý dự án trong việc hoàn thành đúng tiến độ.
(CLO) Sáng 02/04/2025 (ngày 5/3 âm lịch), tại Di tích quốc gia đặc biệt chùa Tây Phương, UBND huyện Thạch Thất đã long trọng tổ chức Lễ công bố Quyết định ghi danh “Hội chùa Tây Phương” vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia; đồng thời kỷ niệm 10 năm 34 pho tượng được công nhận Bảo vật quốc gia và khai hội chùa Tây Phương năm 2025.
(CLO) Công ty Cổ phần Bóng đá Chuyên nghiệp Việt Nam (VPF) quyết định mời trọng tài FIFA người Malaysia điều hành trận đấu giữa CLB Hà Nội và Đông Á Thanh Hóa tại vòng 17 LPBank V.League 2024/25, dù trận đấu này có sự hỗ trợ của công nghệ VAR.
(CLO) Chương trình “Như chưa hề có cuộc chia ly” sẽ phát sóng trở lại trên VTV1 vào lúc 20h10 ngày thứ Bảy đầu tiên của mỗi tháng, bắt đầu từ ngày 5/3 tới đây.
(CLO) Bộ Xây dựng đang dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về cơ chế, chính sách đặc thù để tháo gỡ vướng mắc cho 11 dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông theo hình thức hợp đồng BOT.
(CLO) Ngày 2/4, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tiểu ban Tổ chức phục vụ Đại hội XIV của Đảng họp phiên thứ ba. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Tiểu ban chủ trì hội nghị.
(CLO) Ngày 2/4, Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) cho biết đang xây dựng kế hoạch điều chỉnh mức giá dịch vụ sử dụng tuyến cao tốc TP. HCM - Long Thành - Dầu Giây.
(CLO) Dù chưa được cấp phép khai thác khoáng sản, nhưng cả ngàn khối đất vẫn được vận chuyển ra khỏi dự án rồi đổ rải rác tại các điểm khác nhau. Vụ việc được phát hiện khi một bãi đất trống trong khu vực dân cư bỗng đầy lên bất thường.
(CLO) Báo chí trên mạng xã hội không chỉ là xu hướng mà đã trở thành điều tất yếu, đòi hỏi cách đưa tin ngắn gọn, trực quan và phù hợp với thói quen người dùng.
(CLO) Ngày 2/4, Israel tuyên bố mở rộng chiến dịch quân sự tại Gaza với kế hoạch chiếm giữ các khu vực rộng lớn hơn và đưa vào vùng an ninh do nước này kiểm soát.
(CLO) Đại diện của Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM cho biết: Các doanh nghiệp niêm yết báo cáo tài chính có cải thiện hơn khi công bố thông tin đầy đủ thu nhập của hội đồng quản trị, ban kiểm soát, ủy ban kiểm tra.
(CLO) Từng được kỳ vọng là “Disneyland của Trung Đông” với vốn đầu tư 64 tỷ USD, Dubailand sau 22 năm vẫn dang dở, phản chiếu tham vọng và thách thức của Dubai.
Phó Chủ tịch HĐQT Tập đoàn T&T Group Đỗ Vinh Quang được bầu làm Chủ tịch HĐQT Vietravel Airlines, chính thức đánh dấu sự tham gia trực tiếp của T&T Group vào bộ máy quản trị điều hành của Hãng hàng không du lịch này.
Vietnam Airlines kết nối trở lại đồng loạt ba đường bay giữa Việt Nam tới Hong Kong (Trung Quốc), Bangkok (Thái Lan) và Kuala Lumpur (Malaysia). Việc khai thác trở lại nhiều đường bay quốc tế và tăng tần suất các chuyến bay trong khu vực thể hiện rõ cam kết của Vietnam Airlines trong việc đồng hành cùng sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.
Ngày 1/4/2025, ngân hàng Phương Đông (OCB) đã triển khai tài khoản O-MAX giúp doanh nghiệp tiết kiệm đến 30% tổng phí dịch vụ tài chính hàng năm và không phát sinh thêm dù tăng số lượng giao dịch hay sử dụng thêm các dịch vụ khác tại OCB.
(CLO) Trong thời gian gần đây, khoai sâm đất - loại nông sản từng được coi là "hot" và thu hút sự chú ý của không ít người tiêu dùng nhưng nay đã có sự thay đổi mạnh mẽ về giá cả, “cơn sốt” khoai sâm đất dường như đã qua đi, khiến giá của loại nông sản này giảm mạnh.