Người giữ lửa nghề thêu Quất Động

Thứ ba, 28/01/2020 14:00 PM - 0 Trả lời

(NB&CL) Làng thêu Quất Động thuộc huyện Thường Tín cách trung tâm Hà Nội 30km về phía Nam. Đã từ lâu nơi đây nổi tiếng với nghề thêu truyền thống. Đây là nơi ông tổ nghề - tiến sĩ Lê Công Hành đã dạy dân làng những mũi thêu đầu tiên từ vài trăm năm trước.

Theo các cụ trong làng truyền lại thì nghề thêu ở đây có từ thế kỷ 15. Ông tổ của nghề thêu là Bùi Công Hành – người con của mảnh đất Quất Động sau khi ông đi sứ nhà Minh về thì học được nghề thêu của Trung Quốc. Sau khi về nước, ông được vua Lê ban cho Quốc tính là Lê Công Hành và được phép truyền nghề cho dân. Nghề thêu Quất Động đã đi vào ca dao, tục ngữ:

“Hỡi cô thắt má bao xanh

Có về Quất Động với anh thì về

Quất Động anh đã có nghề

Thêu gà, thêu vịt, thêu huê trên cành”

baodantoc_lang_theu

Tìm hiểu về nghề thêu, các nghệ nhân cho biết, các công đoạn thêu sẽ bắt đầu từ vẽ mẫu, căng nền, chấm kiểu, chọn chỉ màu rồi mới tiến hành thêu. Bằng đôi bàn tay khéo léo, các nghệ nhân đã chắt lọc những gì tinh túy nhất của hồn dân tộc để tạo nên những tác phẩm rực rỡ, sinh động. 

Qua hơn 6 thế kỷ, Quất Động cho đến nay đã có nhiều tên tuổi được cả nước biết tới, như cụ Bùi Lê Kính từng thêu hoàng phục cho vua Bảo Đại và hoàng hậu Nam Phương hay như cụ Thái Văn Bôn thêu chân dung vua Thái Lan và cô Hoàng Thị Khương thêu chân dung Bác Hồ. Dân làng Quất Động thêu đủ mọi thứ như cờ, khăn trần, áo cho các quan văn, võ, đồ thờ cúng các vị thần như y môn, câu đối, phướn, trướng.

Theo sự thăng trầm của thời gian, đến nay, làng thêu Quất Động vẫn còn đó nhưng không còn được nhộn nhịp như xưa. Trước sự mai một của làng nghề thủ công truyền thống với lịch sử hơn 300 năm, một cô gái thế hệ 8x đã từ bỏ công việc được nhiều người mơ ước, với quyết tâm “Giữ truyền thống cho tương lai”.

Sinh ra và lớn lên ở làng thêu tay truyền thống Quất Động (Thường Tín, Hà Nội), nhưng chuyện học hành, công việc, gia đình cứ thế cuốn đi, dễ mấy chục năm Mai Lan không quan tâm gì đến làng nghề quê hương. Một thời gian dài là phóng viên theo dõi mảng du lịch, đau đáu với việc làm thế nào để có những đồ lưu niệm mang đặc trưng của Hà Nội, của Việt Nam, nhưng có lẽ cô không nghĩ đến một ngày mình bỏ nghề viết chuyển sang nghề thêu. Manh nha ý tưởng từ năm 2016, khách hàng đầu tiên là bạn bè, đồng nghiệp, nhưng Mai Lan cũng chỉ xác định “làm cho vui”. Thế rồi, những chuyến đi đi về về, tiếp xúc với cô bác, anh chị ở quê, tìm hiểu các công đoạn của thêu, tình hình làng nghề… đến giữa năm 2017, cô quyết định mở Tiệm thêu tay Tú Thị tại số 23 Hàng Thùng, Hà Nội.

Từ lâu, cứ vào dịp cuối tuần, căn gác nhỏ ấm áp của tiệm thêu tay Tú Thị trên phố Hàng Thùng, TP. Hà Nội luôn là địa điểm yêu thích của các bạn trẻ muốn học thêu. Không gian nhỏ ấm cúng đủ chỗ cho 5-7 người, cùng những khung thêu, kim chỉ nhiều màu sắc, như níu kéo những ai yêu thích nghề thêu. Duy trì lớp học thêu trên phố là một trong những nỗ lực của Mai Lan và các bạn của mình trong việc giữ gìn nghề truyền thống này. Sinh ra và lớn lên tại làng thêu Quất động, ngôi làng có truyền thống hơn 300 năm làm nghề thêu, hình ảnh của bà, của mẹ, của những người dân trong làng, sau những buổi làm đồng lại bên khung thêu, ngồi ở bậc thềm hè, tỉ mỉ tỉa tót những nhành hoa, ngọn cỏ vẫn in đậm trong ký ức của Mai Lan, để rồi cô thấy “đau” khi nghề của làng bị mai một, và khi bố đem những khung thêu cũ ra làm củi đốt, cô thấy “mình cần phải làm một cái gì đó để giữ lấy nghề thêu”.

thêu quất động

Khởi nguồn từ việc thêu những tấm khăn, cái áo, rồi những trang trí nho nhỏ để tặng bạn bè, đến nay thêu tay Tú Thị đã là địa chỉ quen thuộc của những khách hàng yêu thích sự nhẹ nhàng, thanh lịch, sang trọng, quý phái, với những sản phẩm đa dạng như khăn, áo, túi, các đồ trang trí, lưu niệm, tranh lụa, áo dài v.v… Sự khác biệt với lối thêu công nghiệp hiện nay của Thêu tay Tú Thị, không chỉ là sự tỉ mỉ, khéo léo của những thợ thêu lành nghề làng thêu Quất Động mà chính là câu chuyện kể đằng sau những họa tiết. Đó có thể là những kỷ niệm về tình yêu, về những miền ký ức được góp nhặt trong cuộc sống, để mỗi người khi dùng sản phẩm thêu tay đều thấy bóng dáng kỷ niệm của mình.

Có lẽ đó cũng là lý do những khách hàng người nước ngoài tìm mua các sản phẩm của Tú Thị ngày một nhiều hơn, và đó cũng chính là tín hiệu vui cho những người làm nghề thêu Quất Động.

Khoa An

Tin khác

Nhà Xuất bản Kim Đồng ra mắt cuốn sách 'Trần Phú' của Nhà văn Sơn Tùng

Nhà Xuất bản Kim Đồng ra mắt cuốn sách 'Trần Phú' của Nhà văn Sơn Tùng

(CLO) Kỉ niệm 120 năm ngày sinh Tổng Bí thư Trần Phú (1/5/1904-1/5/2024), Nhà xuất bản Kim Đồng giới thiệu với bạn đọc cả nước truyện kí đặc sắc “Trần Phú” của tác giả Sơn Tùng. Tác phẩm gồm 9 chương phác họa cuộc đời, sự nghiệp cách mạng của Tổng Bí thư Trần Phú (1904-1931).

Đời sống văn hóa
6 bộ phim chiếu miễn phí trong 'Những ngày phim tài liệu Điện Biên Phủ'

6 bộ phim chiếu miễn phí trong 'Những ngày phim tài liệu Điện Biên Phủ'

(CLO) 6 bộ phim sẽ được chiếu miễn phí phục vụ công chúng trong “Những ngày phim tài liệu hướng tới kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ”.

Đời sống văn hóa
Kon Tum: Độc đáo hội thi giã gạo ngon nhất thế giới ở núi Ngọc Linh hùng vĩ

Kon Tum: Độc đáo hội thi giã gạo ngon nhất thế giới ở núi Ngọc Linh hùng vĩ

(CLO) Nằm trong khuôn khổ của Hội thi ẩm thực dược liệu quốc tế được tổ chức tại huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum) còn có hoạt động giã gạo truyền thống. Loại gạo ngon nhất thế vừa bén rễ trên vùng sâm tốt nhất.

Đời sống văn hóa
Chiến sỹ Điên Biên kể về Bác Hồ trong chiến dịch Điện Biên Phủ

Chiến sỹ Điên Biên kể về Bác Hồ trong chiến dịch Điện Biên Phủ

(CLO) “…Cuối năm 1952, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã bí mật sang Trung Quốc rồi Liên Xô hội đàm với các đồng chí lãnh đạo Xô Viết và Nguyên soái Stalin. Sau cuộc hội đàm Nguyên soái Stalin đã quyết định tặng cho Quân đội Nhân dân Việt Nam một trung đoàn cơ giới pháo cao xạ 37 ly mà sau này Trung đoàn pháo cao xã 367 của chúng tôi đảm nhận đưa pháo lên chiến trường Điện Biên Phủ.”

Đời sống văn hóa
Quyết định kéo pháo ra của Đại tướng, Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp

Quyết định kéo pháo ra của Đại tướng, Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp

“Vừa kéo pháo vào hôm trước, hôm sau ngày 26/1/1954 lại đột ngột nhận lệnh kéo pháo ra. Chúng tôi bàng hoàng cả người. Nhưng cũng nhờ có quyết định ấy của Đại tướng, Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp mà chiến dịch Điện Biên Phủ toàn thắng…”

Đời sống văn hóa