(CLO) "Vì sao tôi luận bàn về con chữ - mắt người? Vì có người nhìn vào một vật và cảm giác vô tri, có người thì nhìn thấy sự sống động, có số phận, có điều gì đó khác. Nhìn được, nhìn ra thì họ mới có thể đặt bút"...
Đó là chia sẻ về nghề báo của Trung tá - nhà báo Lê Văn Chương (phóng viên báo Biên Phòng).
Anh nhấn mạnh: "Báo chí giờ đã thay đổi khá nhiều, những con chữ chứa đựng sức nặng của sự kiện và chiều sâu có khi đang càu nhàu vì bị đẩy vào giữa đám đông để nhường chỗ cho con chữ gây sốc, góc cạnh lên hàng đầu, vì lý do tìm kiếm cái nhìn của độc giả (view). Tôi sẽ phải lùi lại thật xa để nói về con chữ, mắt người".
Nhìn thời cuộc
Tết năm 2021 là tròn 50 năm ngày mất của nhà báo, nhà thơ Việt Nam thời tiền chiến Nguyễn Vỹ. Nguyễn Vỹ là một nhà báo nổi tiếng. Nhà thơ, nhà nghiên cứu Tân Hoài Dạ Vũ ở TP Hội An, tỉnh Quảng Nam, dù đã 50 năm rồi, nhưng ông vẫn kể rất nhiều dấu ấn về Nguyễn Vỹ, ông nhắc đến những cuốn sách từng được ông gối đầu nằm, đó là nguyệt san Phổ Thông, tuần báo Bông Lúa, báo thiếu nhi Thằng Bờm...mà thế hệ của ông đón đọc từng số, không bỏ sót bài nào, view toàn bộ cuốn nguyệt san rồi cẩn thận mang cất.
Tôi tìm lại được một cuốn nguyệt san Phổ Thông, số 85, xuất bản ngày 1-8-1962 và lướt qua danh mục bài gồm: Vấn đề học sinh ngữ (Nguyễn Văn Cồn, từ Paris), Nữ sinh viên Nhật (Nông Bằng Giang, từ Tokyo), Những người đàn bà lừng danh trong lịch sử (Tân Phong), phương pháp mới để ngăn ngừa vị thành niên du đãng (Carl Huson), Tuấn, chàng trai nước Việt (Nguyễn Vỹ)…
Cách đây hơn 60 năm, nhưng Nguyễn Vỹ làm chủ bút và đã thu hút được những cây bút giỏi ở Việt Nam, tận các quốc gia khác để viết bài cũng đủ nói lên cái nhìn của ông. Nhưng ông làm điều đó không chỉ với 1 mục đích để làm cho tờ nguyệt san Phổ Thông nổi tiếng. Nếu lùi xa hơn nữa, nhìn về quãng đường ông đã đi thì sẽ thấy, ông làm như vậy vì khát vọng chấn hưng dân tộc. Vì năm 25 tuổi, ông thành lập tờ báo Le Cygne và đứng về phía Việt Minh nên đã bị bỏ tù.
Nguyễn Vỹ nhìn xã hội qua lăng kính của một người thương xót thân phận của người Việt Nam, dải đất cong cong hình chữ S nằm cạnh tuyến đường hàng hải, thuận lợi cho sự phát triển, du nhập, nhưng cũng tiện đường cho những kẻ xâm lăng du nhập súng đạn. Nhìn ra được điều đó nên ông không ngừng viết. Nhìn xã hội theo góc độ đó nên ông không ngừng lên án nhà cầm quyền, để rồi nhận lấy điệp khúc “đình bản - bỏ tù” cứ lặp đi lặp lại cho đến khi ông chuyển sang tạp chí để đỡ trực diện. Những con chữ trong cuốn nguyệt san Phổ Thông đó toàn là những con chữ chứa đựng sức nặng của sự kiện, tri thức, phần cuối xả stress là mục Thơ lên ruột cũng khá thu hút vì gây cười.
Cảm hoàn cảnh
Ngày cuối năm, tôi hay ngồi đúc kết, rồi lần giở những tấm ảnh cũ để xem lại, lướt qua vài khuôn mặt. Tấm ảnh mà tôi lưu giữ kỹ nhất, đặt nhiều câu hỏi nhất về sắc thái hiện ra trong ánh mắt của nhà báo, đó là tấm ảnh cùng một lúc 3 phóng viên gạo cuội của báo Tuổi Trẻ, văn phòng tại TP Đà Nẵng có mặt tại cửa biển Cổ Lũy, tỉnh Quảng Ngãi. Cả 3 cùng đặt câu hỏi “tàu cá bị chìm tối qua là do sao, có phải bị tàu Trung Quốc len lén đâm chìm hay không?”.
Vụ việc này là một tàu cá đang thả neo giữa biển, ngư dân ngủ say thì một tàu lạ bất thần đi qua đâm chìm chiếc tàu gỗ. Tất nhiên không có một manh mối nhỏ nào để chứng minh thủ phạm là ai? Từ đâu tới? Vô tình hay cố ý? Tuy nhiên, nghe câu hỏi và nhìn ánh mắt của các phóng viên (trong ảnh), tôi tin rằng, trong mắt họ chất chứa nỗi căm giận về con tàu ma đã gây tai nạn cho một chiếc tàu gỗ nhỏ bé của ngư dân; trong mắt họ là niềm thương cảm thân phận các ngư dân bám biển.
Tấm ảnh đã 12 năm, nhưng nhìn vào mắt người có thể kể được nhiều câu chuyện dài bất tận về không khí làm báo và tấm lòng “vì người dân” của những người làm báo vào thời điểm…tính ra cũng không phải là quá xa.
Năm 2020, thiên tai, bão tố liên miên ập vào miền Trung. Sạt lở núi, vùi lấp người ở Quảng Nam, Thừa Thiên Huế, Quảng Trị; bão tố giặt phăng nhiều nhà cửa ở Quảng Ngãi. Và ở nơi bùn lầy ngập ngụa, nhà đổ, núi vùi, tiếng khóc nỉ non, tiếng người thở dài…tôi lại được nhìn thấy nhiều ánh mắt của các nhà báo. Tấm ảnh gây sốt trên mạng là nhà báo Hữu Trung ở TTXVN tại Quảng Nam cúi mặt khóc; còn nhà báo ở Truyền hình Quốc phòng, VTV8 thì vừa dẫn chương trình, vừa rơi nước mắt.
Nỗi cảm thông, sự chia sẻ, niềm đau, những trăn trở hiện lên trong mắt của các nhà báo. Họ đã nhìn thấu được đời sống của người vùng cao trong những ngày mưa đổ như trút. Dòng suy tư đã đưa họ dấn thân, vượt qua cung đường nguy hiểm để vào hiện trường, suốt ngày bì bõm trong nước nước bùn và không khí hầm hập như thiếu ô xy.
Những vụ sạt lở đất là đề tài báo chí lộ thiên, hiện ra mọi đường nét. Còn có những đề tài báo chí ẩn, không phải ai nhìn cũng thấy được. Tuy nhiên, nếu nhà báo có cảm xúc, thương người, ghét sự giả dối, có lòng hào hiệp, kiến thức chiều sâu thì mới có thể nhìn thấy được và khi đăng tải sẽ tạo ra hiệu ứng xã hội.
View view
Tôi luôn trăn trở về câu chuyện “con chữ và mắt người”. Bởi cánh phóng viên bây giờ gặp nhau thường hỏi câu mở đầu “tin đó, bài đó được mấy ngàn view?”. Và nếu muốn có cái “view hơi quái ác” kia thì dĩ nhiên các nhà báo phải có cái nhìn góc cạnh, khai thác tin tức theo kiểu độc – mới – lạ - sốc. Tiêu chí đó đã khiến nhiều nhà báo bỏ đi góc nhìn chiều sâu, mà chọn góc cạnh gây tò mò, tạo hiệu ứng, các tờ báo dần rút đi mảng phóng sự có chiều sâu từng là bài đinh trên mỗi số báo ra hàng ngày.
Báo chí giờ đã thay đổi nhanh đến mức chóng mặt so với khoảng 10 năm về trước. Không còn cảnh bạn đọc nhâm nhi cốc cà phê và cầm tờ báo giấy, lẳng lặng đọc những phóng sự dài. Bạn đọc bây giờ chỉ toàn dùng ngón tay lướt màn hình cảm ứng, xem nhanh, rồi like, share, comment, cảm xúc trôi qua ngắn hạn, có khi chỉ vài giờ. Vì giờ sau, ngày hôm sau thì lại có những sự kiện nóng sốt, sôi sùng sục view mới. Vì view, nên con chữ góc cạnh luôn được đưa ra hàng đầu và con chữ chứa đựng sự kiện và chiều sâu bị đẩy vào giữa đám đông, trở nên nhạt nhòa.
Tôi thường mở nhạc Trịnh Công Sơn vào sáng sớm mùng 1 Tết. Các nhạc sĩ thường chọn những “điểm giao nhau” rất lớn của xã hội, cuộc đời để đúc kết thành bản tình ca bằng ngôn từ cực ngắn gọn. Vì vậy, nhiều chục năm sau cất lên vẫn thấy hay và bùi ngùi. Người làm báo đương thời ở Việt Nam phần nhiều vẫn chú tâm vào thực tại, bị view chi phối, lôi đi, trượt trên những mảng bề mặt. Nếu báo chí cũng tìm những điểm giao nhau, lưu lại để viết, để kể những câu chuyện có màu sắc cũ - mới, đầu tư báo chí data dài hạn, sắp lớp tư liệu…thì tác phẩm có thể sẽ tồn tại dài, có sức sống, dù không quá nhiều view, like.
(CLO) Yasmin Eid nấu một nồi đậu lăng nhỏ trên ngọn lửa đốt bằng cành cây và giấy vụn trong căn lều mà cô sống cùng chồng và 4 cô con gái nhỏ ở Dải Gaza. Đó là bữa ăn duy nhất của họ trong ngày, là tất cả những gì họ có thể chi trả.
(CLO) Cơ quan khí tượng dự báo, 2 ngày tới miền Bắc sẽ đón 1 đợt không khí lạnh mạnh. Nhiệt độ thấp nhất được dự báo ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ phổ biến từ 16-18 độ C, vùng núi 12-14 độ C, vùng núi cao dưới 10 độ C.
(CLO) Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc cho biết, việc thực hiện các giải pháp “chuyển đổi xanh” còn gặp nhiều khó khăn, lúng túng không chỉ đối với các cơ quan nhà nước mà còn với các doanh nghiệp
(CLO) Viện KSND tối cao đã hoàn tất cáo trạng truy tố bị can Nguyễn Thị Thanh Nhàn và 12 bị can khác trong vụ án "Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng", xảy ra tại Trung tâm ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam (VNCERT) thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông, Công ty Cổ phần Tiến bộ Quốc tế (Công ty AIC) và các đơn vị liên quan.
(CLO) Nối tiếp trào lưu Labubu, Capybara hay "túi mù" từng gây sốt cõi mạng, trào lưu đập hộp mù lại tiếp tục phủ sóng, trở thành món đồ được người trẻ chi hàng chục triệu đồng để sở hữu.
(CLO) Chiều ngày 23/11, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức chuỗi sự kiện đặc biệt nhằm tôn vinh vẻ đẹp bất tận của di sản văn hóa dân tộc. Sự kiện là lời khẳng định mạnh mẽ về vai trò của di sản trong việc kết nối quá khứ, hiện tại và tương lai, đồng thời lan tỏa giá trị văn hóa Việt Nam ra toàn thế giới.
(CLO) Dự thảo lần này sẽ tăng cường tự chủ và chịu trách nhiệm giải trình của các đơn vị tổ chức thi hoặc liên kết tổ chức thi và cấp chứng chỉ ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
(CLO) Ngày 22/11, 10 tổ chức phi chính phủ ủng hộ Palestine đã yêu cầu tòa án Hà Lan ra lệnh ngừng xuất khẩu vũ khí cho Israel và giao dịch với các khu định cư của Israel tại các vùng lãnh thổ Palestine bị chiếm đóng, với lý do thương vong dân sự cao trong cuộc xung đột Israel - Hamas tại Dải Gaza.
(CLO) Ngân hàng Thế giới (WB) vừa có báo cáo đề xuất lộ trình và kế hoạch hành động quốc gia về chuyển đổi sang phương tiện giao thông chạy điện tại Việt Nam.
(CLO) Ngày 23/11, Báo Người Lao Động tổ chức lễ khai giảng khóa bồi dưỡng “Kỹ năng ứng xử với báo chí - truyền thông”. Gần 50 hiệu trưởng, hiệu phó đến từ các trường THPT trên địa bàn TP HCM đã đăng ký tham dự khóa bồi dưỡng.
(CLO) Ngày 23/11, Báo Văn Hóa phối hợp Sở VHTTDL tỉnh Quảng Ngãi tổ chức Hội thảo “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi”.
(CLO) Meta đang tăng cường chiến dịch chống lừa đảo khi triển khai các biện pháp mạnh mẽ để triệt phá đường dây "pig butchering", giúp bảo vệ người dùng khỏi thiệt hại lên tới 64 tỷ USD mỗi năm.
(CLO) Các loại xe và linh kiện phục vụ sản xuất, lắp ráp ô tô, xe máy tại Việt Nam của liên doanh với Nga sẽ được ưu đãi thuế nhập khẩu kể từ ngày 6/1/2025.
(CLO) Ngày 23/11, Công an quận Thanh Khê (Đà Nẵng) cho biết, đơn vị vừa ra Quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với Nguyễn Ngọc Hậu (SN 1994, trú TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định) về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
(CLO) Ngày 23/11, Báo Người Lao Động tổ chức lễ khai giảng khóa bồi dưỡng “Kỹ năng ứng xử với báo chí - truyền thông”. Gần 50 hiệu trưởng, hiệu phó đến từ các trường THPT trên địa bàn TP HCM đã đăng ký tham dự khóa bồi dưỡng.
(CLO) Ngày 23/11, Báo Văn Hóa phối hợp Sở VHTTDL tỉnh Quảng Ngãi tổ chức Hội thảo “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi”.
(CLO) Ngày 22/11, tại Nhà Thái Học thuộc Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội) đã diễn ra Vòng Chung kết Giải thưởng Hành động vì Cộng đồng - Human Act Prize 2024 với chủ đề “Cộng đồng kiến tạo”.
(CLO) Ngày 22/11, Quốc hội thảo luận dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp. Dự thảo luật được Chính phủ trình Quốc hội đề xuất ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp cho báo điện tử, truyền hình, phát thanh giảm 5%, về mức 15%; với báo in vẫn tiếp tục áp dụng mức ưu đãi 10% như hiện nay.
(CLO) Ngày 22/11, Báo Giáo dục và Thời đại đã tổ chức trao giải cuộc thi viết Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường. Cuộc thi do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức, Báo Giáo dục và Thời đại là đơn vị thường trực.
(CLO) Ngày 22/11, tại Trung tâm Báo chí TPHCM, Sở Thông tin và Truyền thông (TT-TT) TPHCM tổ chức Hội nghị hướng dẫn đặt hàng truyền thông các cơ quan báo chí.
Sáng 22/11, Bộ Tư pháp tổ chức Lễ phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ nhất nhằm góp phần tích cực xây dựng Bộ, ngành Tư pháp ngày càng phát triển. Thứ trưởng Nguyễn Thanh Tịnh, Trưởng Ban Tổ chức Giải chủ trì buổi lễ.
(CLO) Ngày 21/11, tại Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông đã tổ chức Hội nghị tập huấn nâng cao năng lực truyền thông về phòng chống tác hại của thuốc lá.
(CLO) Ngày 21/11, Báo Kiểm toán tổ chức Hội nghị tập huấn thông tin về tài chính công, kiểm toán tài chính công cho phóng viên chuyên trách đưa tin hoạt động của Kiểm toán nhà nước (KTNN) nhằm trang bị kiến thức, thông tin về hoạt động kiểm toán của KTNN.