(CLO) Theo chuyên gia công nghệ thông tin Phạm Tấn Anh Vũ: “Thông tin mà DeepSeek đưa ra chỉ là phần nổi của tảng băng, câu chuyện của báo chí, phóng viên là sáng tạo không ngừng, phải đi, đến gặp gỡ đối tượng, nhân vật, phải đào sâu vào câu chuyện…từ đó cung cấp thông tin chính xác, hấp dẫn đến bạn đọc”.
Trong những ngày qua trên báo chí và mạng xã hội, nhiều người nói về DeepSeek - một công cụ nổi bật nhờ khả năng xử lý ngôn ngữ tự nhiên và mạnh mẽ. DeepSeek có khả năng tìm kiếm, tổng hợp và viết bài nhanh chóng, vượt trội…Vậy DeepSeek thực sự là gì? DeepSeek liệu có ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động báo chí, người làm báo.
Để hiểu rõ hơn vấn đề này, báo Nhà báo & Công luận đã có buổi trò chuyện với ông Phạm Tấn Anh Vũ - Trưởng đại diện khu vực phía Nam Công ty Cổ phần Giải pháp Trí thông minh nhân tạo Việt Nam VAIS.
+ "Cơn địa chấn" mang tên DeepSeek dường như đang trở thành mối quan tâm lớn đối với giới công nghệ toàn cầu. Thưa ông, ông đánh giá như thế nào về sức ảnh hưởng mang tên DeepSeek này?
-DeepSeek, mô hình trí tuệ nhân tạo mã nguồn mở do công ty khởi nghiệp của Trung Quốc công bố vào dịp Tết Nguyên đán vừa qua đã tạo nên một "cơn địa chấn" trên thị trường công nghệ toàn cầu, làm dấy lên những câu hỏi về vị thế của các tập đoàn công nghệ phương Tây và tương lai của ngành công nghệ trí tuệ nhân tạo.
DeepSeek trở thành ứng dụng trí tuệ nhân tạo AI phát triển nhanh nhất thế giới. Ảnh minh họa
Đây là mô hình trí tuệ nhân tạo giá rẻ được phát triển bởi một công ty khởi nghiệp Trung Quốc cách đây hơn 1 năm, DeepSeek sử dụng các con chip kém tiên tiến hơn, kết hợp với các kỹ thuật huấn luyện mô hình sáng tạo.
Tôi cho rằng, dù mới chỉ ra mắt hơn 2 tuần DeepSeek đang trở thành ứng dụng trí tuệ nhân tạo AI phát triển nhanh nhất thế giới, với 22 triệu người dùng. DeepSeek đã tạo ra một cơn sốt mới trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo không thua kém gì cơn sốt ChatGPT cách đây hơn 2 năm. Nhờ giao diện dễ dùng và không mất phí, công cụ DeepSeek đã vượt ChatGPT để trở thành ứng dụng được đánh giá cao nhất trên Appstore.
+ So với ứng dụng ChatGPT, ông nhận thấy DeepSeek có những ưu điểm gì nổi bật?
- Tôi sử dụng khá nhiều ứng dụng về AI khác nhau, tôi nhận thấy DeepSeek và ChatGPT đều giống nhau là cùng giải toán, nhưng DeepSeek có cách giải bài toán nhanh hơn và hiệu quả hơn. Cũng theo nguyên tắc tổng hợp như học công thức từ ChatGPT, một bài toán thường có vài cách giải khác nhau thì DeepSeek nghĩ ra phương pháp giải toán kiểu mới, nhanh, ngọn, tiết kiệm chi phí hơn.
Chúng ta có thể hiểu đơn giản DeepSeek thực hiện thu thập dữ liệu từ người dùng đưa vào trong hệ thống của mình, giữ trong đó và lấy ra sử dụng đi sử dụng lại.
DeepSeek hoạt động theo nguyên tắc, sau khi người dùng gõ một nội dung, ví dụ viết một bài báo về trí tuệ nhân tạo, DeepSeek sẽ không viết ngay cho bạn một bài báo, mà nó sẽ suy luận từ nhiều nguồn dữ liệu và sau đó sẽ tìm ra được vấn đề trọng tâm nhất và cuối cùng sẽ cho ra câu trả lời chung nhất cho câu hỏi.
+Ông đánh giá thế nào về khả năng ảnh hưởng của ứng dụng DeepSeek tới người hoạt động lĩnh vực báo chí?
-DeepSeek rất tiện lợi cho người làm báo, khi người làm báo muốn tìm kiếm một thông tin về một vấn đề nào đó, nó sẽ tìm ra đáp án phổ cập nhất.
Ví dụ, phóng viên gõ lệnh “làm sao để viết một bài báo” DeepSeek sẽ tìm kiếm trong kho dữ liệu là những bài báo nghiên cứu gần nhất về cách viết báo, DeepSeek sẽ cho ra là mô hình 5W1H gồm: 1.What: Cái gì? 2. When: Khi nào? 3. Where: Ở đâu? 4. Why: Tại sao? 5. Who và How (như thế nào). DeepSeek tìm kiếm và nhận thấy mô hình này được lặp đi lặp lại nhiều lần, nó sẽ sử dụng phương án này và là phương án tối ưu nhất.
Ông Phạm Tấn Anh Vũ - Trưởng đại diện khu vực phía Nam Công ty Cổ phần Giải pháp Trí thông minh nhân tạo Việt Nam VAIS. Ảnh: NVCC
Hoặc một ví dụ khác, nếu lệnh DeepSeek viết là một bài bình luận về một bộ phim nào đó, DeepSeek sẽ không viết ngay một bài mà nó sẽ đọc 10, 20 bài báo về bộ phim đó, sau đó nó sẽ tổng hợp nội dung trong 10, 20 bài báo đó thành một nội dung dựa trên lập luận của 10, 20 bài báo đó. Vấn đề mấu chốt là DeepSeek sẽ cố gắng đi tìm những gì lặp đi lặp lại, phổ biến nhất để cho ra đáp án cuối cùng.
Tuy nhiên đối với người làm báo hay người ứng dụng công nghệ làm báo thì không nên sử dụng điều này để tạo ra tác phẩm báo chí. Hiểu sâu hơn thì đó là rác thông tin, đó chỉ đơn giản là máy tổng hợp, copy. Cái quan trọng nhất đối với người làm báo là tạo ra nội dung của riêng mình, đó là công sức trí tuệ đi phỏng vấn, là nội dung mới chưa từng xuất bản ở bất cứ nền tảng nào trên internet.
+Theo ông, những tính năng nổi trội của DeepSeek có giúp cho nhà báo, phóng viên, tòa soạn những công việc cụ thể trong quá trình tác nghiệp?
-Ở góc độ về ứng dụng công nghệ hỗ trợ làm báo thì DeepSeek giúp tìm kiếm, tra cứu, tổng hợp thông tin một cách nhanh nhất và được nhiều đáp áp tối ưu nhất khi tìm kiếm thông tin.
Ví dụ một vụ việc xảy ra cách đây không lâu, DeepSeek sẽ tổng hợp lại toàn bộ nội dung mà các cơ quan báo chí đã đăng tải về vụ việc này, điều này giúp cho phóng viên tổng hợp một cách tốt hơn, lựa chọn được thông tin chuẩn xác nhất, thông tin đã được nhiều cơ quan báo chí cùng đưa.
Về hạn chế, những thông tin mà DeepSeek đưa ra chỉ là phần nổi của tảng băng, câu chuyện của báo chí, của phóng viên là sáng tạo không ngừng, phải gặp gỡ, đi, đến gặp đối tượng, phải đào sâu vào câu chuyện, nội dung báo chí đang muốn hướng tới để cung cấp thông tin chính xác, hấp dẫn cho bạn đọc. Còn việc tìm kiếm trên DeepSeek chỉ là lựa chọn những thông tin cơ bản, mang tính tham khảo, muốn có thông tin dữ liệu một cách nhanh chóng, vào một thời điểm nhất định, không nên dùng về lâu dài.
Phóng viên cần đi tìm những gì chưa báo chí, chưa phóng viên nào khai thác, khám phá những điều mới mẻ. DeepSeek chỉ giúp khoảng 10, 15% thông tin đầu vào.
(CLO) Chiều 13/2, tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9, thảo luận về dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi), các đại biểu cho rằng: Cần cân nhắc quy định xem xét, thông qua các luật của Quốc hội tại 1 kỳ họp bởi việc xem xét kỹ lưỡng các dự thảo luật trong 2 hay nhiều kỳ họp là sự cẩn trọng cần thiết trong công tác xây dựng luật.
(CLO) Trong hơn một thế kỷ qua, các hãng xe hơi được định danh bởi những mẫu xe họ sản xuất. Thế nhưng, cục diện ngành công nghiệp này đang thay đổi nhanh chóng khi nhiều thương hiệu lớn không còn chỉ tập trung vào việc chế tạo ô tô, mà muốn chuyển mình thành những công ty công nghệ thực thụ.
(CLO) Ngày 13/2, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Bình đã tổ chức hội nghị công bố quyết định về công tác cán bộ tại Thành ủy Đồng Hới và Thị ủy Ba Đồn. Đồng chí Lê Ngọc Quang, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy chủ trì hội nghị.
(CLO) Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị Tập đoàn JBS S.A. mở rộng hợp tác, đầu tư tại Việt Nam trong các lĩnh vực mà Tập đoàn có thế mạnh, như chăn nuôi, chế biến thịt, nghiên cứu hợp tác trong các lĩnh vực cây công nghiệp, chế biến cà phê…; JBS S.A có thể liên doanh, liên kết với doanh nghiệp Việt Nam, hoặc đầu tư trực tiếp; hợp tác đa dạng hóa thị trường, sản phẩm, chuỗi cung ứng; đồng thời kết nối các doanh nghiệp khác hợp tác, đầu tư với Việt Nam.
(CLO) Lễ hội Kinh Dương Vương năm 2025 thể hiện niềm tôn kính của các thế hệ con Lạc - cháu Hồng đối với vị Vua Thủy tổ nước Nam, đã có công dựng nước, mở mang bờ cõi.
(CLO) Liên quan đến việc Công ty Cổ phần Thương mại Dược Vật tư y tế Khải Hà bị cấm thầu 6 tháng. Ngày 12/2, Bệnh viện Y học cổ truyền Huế đã thu hồi thông báo xử lý nhà thầu vi phạm trên Hệ thống mạng đấu thầu Quốc Gia.
(CLO) Theo Đài Khí tượng Thủy văn Nam Bộ, trong những ngày tới, khu vực Nam Bộ vẫn có mưa rào và dông vài nơi, có nơi mưa to, gây ngập úng cục bộ do ảnh hưởng bởi vùng áp thấp nhiệt đới đang hoạt động giữa Biển Đông. Ngày 14/2, không khí lạnh tiếp tục tác động tới Bắc Bộ, Trung Bộ gây mưa, trời rét.
(CLO) Ngày 13/2/2025, 100% quận, huyện, thành phố trên địa bàn TP Hải Phòng đã tổ chức Lễ giao nhận quân trang trọng, ý nghĩa, bảo đảm chặt chẽ, an toàn; thực sự là ngày “Hội Tòng quân” của địa phương tiễn thanh niên lên đường làm nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc.
(CLO) Tại Hội nghị Cung cấp thông tin báo chí và Giao ban báo chí tuần 7 năm 2025, ông Nguyễn Ngọc Tú - Giám đốc Sở Kế hoạch và đầu tư Hải Phòng thông tin về việc triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm tăng trưởng kinh tế năm 2025 theo Nghị quyết số 25/NQ-CP ngày 05/02/2025 của Chính phủ và thông tin về tình hình kinh tế xã hội thành phố Hải Phòng tháng 1 năm 2025.
(CLO) Ngày 13/2, Công an tỉnh Bình Phước thông tin, đang chỉ đạo các đơn vị liên quan tiếp tục thực nghiệm hiện trường, lấy lời khai đối tượng Đỗ Tuấn Anh (SN 1978, Chủ tịch Hội Nông dân xã Lộc Thái, huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước) để điều tra, làm rõ hành vi cướp tài sản.
(CLO) Sau nhiều giờ nỗ lực giải phóng hiện trường vụ xe chở gỗ lật chắn ngang, quốc lộ 15D lên cửa khẩu quốc tế La Lay (Quảng Trị) đã thông tuyến trở lại vào trưa 13/2.
(CLO) Ngày 13/2, báo Thể thao và Văn hóa (Thông tấn xã Việt Nam) công bố Giải Cống hiến lần 19 năm 2025; đề cử chính thức trên cả 2 hệ thống giải là Giải Âm nhạc Cống hiến và Giải Thể thao Cống hiến. Cùng với đó, Ban tổ chức mở cổng bình chọn cho công chúng, để cùng với lá phiếu của các nhà báo, tìm ra những chủ nhân Cống hiến mùa giải năm nay.
(CLO) Kỷ niệm ngày Phát thanh Thế giới năm nay, ngày 13/2, Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV) thực hiện chương trình phát thanh đặc biệt với chủ đề “Phát thanh và Biến đổi khí hậu”. Đây cũng là chủ đề được UNESCO lựa chọn cho ngày Phát thanh thế giới năm nay.
(CLO) Ngày 13/2, Ban Thanh niên Quân đội - Cục Tuyên huấn tổ chức gặp mặt báo chí giới thiệu về Cuộc thi tìm hiểu 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025) với chủ đề “50 năm vang mãi bản hùng ca toàn thắng”.
(CLO) Ngày 13/2, tại Hà Nội, Báo Quân đội nhân dân (QĐND) tổ chức gặp mặt báo chí giới thiệu Cuộc thi báo chí viết về Đảng quang vinh, Bác Hồ vĩ đại với chủ đề “Vững bước dưới cờ Đảng”. Cuộc thi do Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam phát động và chỉ đạo, Báo QĐND là cơ quan tổ chức. Thiếu tướng Đoàn Xuân Bộ, Tổng Biên tập Báo QĐND, Trưởng ban Tổ chức chủ trì buổi gặp mặt.
(NB&CL) Sự phát triển của truyền thông xã hội và công nghệ đã thay đổi cách tiêu thụ tin tức của công chúng. Để tồn tại, báo chí không còn chỉ là nơi đưa tin tức đơn thuần, mà phải trang bị cho mình thêm những giá trị mới, thậm chí phải tái cơ cấu và tái cấu trúc lại. Theo đuổi mô hình “đa dịch vụ” có thể là một gợi ý cho nhiều toà soạn báo chí tại Việt Nam...
(CLO) Ngày 12/2, Ban Tổ chức Tỉnh ủy Kiên Giang phối hợp Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy Kiên Giang, Báo Kiên Giang tổ chức lễ công bố quyết định điều động, bổ nhiệm Tổng Biên tập Báo Kiên Giang.
(CLO) Ngày 12/2, Hội Nhà báo và Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh Lai Châu đồng chủ trì, phối hợp với các cơ quan báo chí tỉnh, các cơ quan báo chí Trung ương thường trú tại tỉnh, các cơ quan có ấn phẩm báo chí tổ chức Hội báo xuân Ất Tỵ và Ngày thơ Việt Nam lần thứ 23 năm 2025.
(CLO) Ngày 12/2, trong khuôn khổ Hội Báo Xuân - Lễ hội đền Thượng, Báo Lào Cai đã tổ chức chương trình trải nghiệm "Khi tôi là nhà báo", thu hút sự tham gia của 60 học sinh tại 6 trường THCS trên địa bàn thành phố Lào Cai.