Người Mỹ dùng khoản tiền trợ cấp 1.400 USD như thế nào?

Thứ ba, 02/03/2021 19:25 PM - 0 Trả lời

(CLO) COVID-19 đã chia cắt nước Mỹ, giết chết hơn 500.000 người và xóa bỏ nhiều năm thành quả kinh tế. Nhiều tháng sau, 10 triệu người vẫn thất nghiệp. Gần 40 triệu người cũng đang bị đe doạ mất nơi ở. Hơn 79 triệu người Mỹ nói rằng họ không thể trả tiền điện, nước hoặc gas.

Ảnh minh hoạ. Nguồn: USA TODAY

Ảnh minh hoạ. Nguồn: USA TODAY

Các gia đình trên khắp đất nước, đặc biệt là những người da màu, đã nói về một thực tế tàn khốc: không có đủ thức ăn trên bàn. 50 triệu người Mỹ cho biết họ sẽ không đủ ăn, tăng so với mức 35 triệu trước khi dịch bệnh bùng phát. 

Gói cứu trợ 1,9 nghìn tỷ đô la của Tổng thống Joe Biden đã được Hạ viện Mỹ thông qua, bao gồm cả một tấm séc kích cầu trị giá 1.400 đô la cho mỗi công dân. Hiện dự thảo luật đang được chuyển lên Thượng viện, nơi nhiều đảng viên Cộng hoà đang tìm cách cắt bỏ một số điều khoản.

Gần 80% người trưởng thành cho biết họ cần một gói hỗ trợ kinh tế khác, theo một khảo sát của Trung tâm Nghiên cứu Pew.

Tờ USA TODAY đã làm một cuộc thăm dò mọi người trên khắp đất nước rằng họ sẽ chi 1.400 đô la như thế nào? Đối với họ, tấm séc kích cầu không chỉ là tiền mặt.

1.400 đô la có thể ngăn chặn việc họ bị đuổi khỏi nhà hoặc bị cắt điện. Nó có thể giúp một thiếu niên khỏe mạnh trở lại, cung cấp tiền vốn cho một doanh nghiệp, trả tiền học phí và trong một số trường hợp, mang lại cảm giác tự do mới.

Đây là những gì người dân nói:

"Tôi không biết Isabell có thể chịu đựng thêm bao nhiêu cơn đau nữa"

Stacy Rodriguez và con gái Isabell. Ảnh: NVCC

Stacy Rodriguez và con gái Isabell. Ảnh: NVCC

Stacy Rodriguez, 36 tuổi, lau giường bệnh cho con gái mình bằng khăn lau khử trùng. Sau đó, cô ấy khử trùng tay của mình trước khi chỉnh lại khẩu trang. Đây là thói quen của cô mỗi khi có nhân viên vào phòng.

Rodriguez đã trải qua hành trình ba năm để chăm sóc y tế cho cô con gái tuổi teen. Isabell mắc bệnh pilonidal, một bệnh nhiễm trùng da mãn tính gây ra các u nang hình thành ở nếp gấp giữa mông. Các u nang bị đau có thể tạo ra áp xe và các hốc xoang, và cô bé cần phải phẫu thuật.

Ca phẫu thuật thứ 14 của cô ấy lẽ ra chỉ là một thủ tục ngoại trú kéo dài một ngày vào tháng 1. Nhưng các biến chứng đã khiến Isabell phải ở lại Phòng khám Cleveland ở Ohio trong 5 tuần, với yêu cầu phải thay băng hai lần một tuần cho vết thương hở lớn và phải được thực hiện trong phòng phẫu thuật khi cô bé được gây mê. Chi phí cho mỗi lần thay băng là 800 đô la.

Isabell đang đau đớn tột độ. Mẹ cô ấy nghe thấy tiếng kêu của cô ấy khi cô ấy đang nằm nghiêng. Stacy, người đã nhập viện vào năm ngoái vì COVID-19 và đã mất cha dượng vì đại dịch vào tháng 10, đều khóc nức nở mỗi đêm, tự hỏi liệu con gái cô có thể khỏe lại sớm hay không.

Stacy, trụ cột gia đình duy nhất của gia đình, đã không làm việc trong hơn một tháng vì Isabell phải chuyển đến Ohio để phẫu thuật, nhưng các khoản tiền điện nước và hóa đơn thế chấp ở Indiana vẫn không ngừng phát sinh.

Và bây giờ nhà cung cấp bảo hiểm của cô bé đang đe dọa sẽ không trả tiền vì bệnh viện ở Ohio không thuộc mạng lưới, khiến Stacy phải bỏ tiền túi để thanh toán hóa đơn trị giá 5.000 đô la.

Stacy đã lập ra trang gây quỹ trên GoFundMe để trang trải các hóa đơn y tế. Nhưng một tấm séc kích cầu vào thời điểm này sẽ là sự chắc chắn duy nhất, cách duy nhất để cô tạm thời đối phó với đống viện phí ngày càng cao của Isabell.

"COVID đã hủy hoại cuộc đời tôi", Rodriguez nói. "Tôi chỉ không biết Isabell có thể chịu thêm bao nhiêu cơn đau nữa".

"Đại dịch đang đẩy tôi trở lại cảnh đói nghèo"

Cô Misty Mcdade và ba người con của mình. Ảnh: NVCC

Cô Misty Mcdade và ba người con của mình. Ảnh: NVCC

Cô Misty Mcdade đã thề rằng cô ấy sẽ không bao giờ đưa ba đứa con của mình trở lại xe kéo. Nhưng COVID-19 đã thổi bay tất cả những gì cô đã đạt được sau nhiều năm làm việc chăm chỉ.

Vào tháng 3, người phụ nữ 40 tuổi này đã bị sa thải khỏi công việc kế toán của mình tại một công ty hàng đầu của Fortune ở Morgantown, West Virginia. Cô Mcdade đã không nhận tiền thất nghiệp trong bảy tháng vì sự chậm trễ trong quá trình xử lý.

Mcdade đã phải sử dụng tới khoản tiền tiết kiệm của mình để trả 1.600 đô la tiền thuê nhà mỗi tháng kèm theo các hoá đơn điện nước. Cô đã mất bảo hiểm y tế sau khi bị sa thải, thứ mà cô phụ thuộc vào để chăm sóc cho con trai lớn của mình, người mắc chứng tự kỷ và rối loạn lưỡng cực.

Khi hết tiền tiết kiệm, cô buộc phải chuyển cả gia đình từ một căn nhà phố rộng 2.500 mét vuông ở một khu vực giàu có sang một ngôi nhà di động nhỏ. Cô đã nhận được một công việc tại một tổ chức phi lợi nhuận địa phương với mức lương 40.000 đô la một năm. Mcdade nói rằng cô đã làm tất cả những gì có thể nghĩ đến nhưng vẫn cảm thấy tuyệt vọng.

Hiện Mcdade nợ hơn 1.100 đô la tiền điện nước và hai tháng tiền vay mua ô tô. Cô lo sợ xe của mình có thể bị ngân hàng thu hồi bất cứ lúc nào, khiến cô ấy không có cách nào đi làm. "Cảm giác như tôi đã thất bại, mặc dù đó không phải là lỗi của tôi", cô nói. Mcdade hy vọng sẽ sử dụng tiền cứu trợ để trả những khoản nợ hiện tại.

Hầu hết mỗi ngày cả gia đình đều sinh hoạt trong thiếu thốn, ngay cả thức ăn. "Tôi không bao giờ muốn phải nói với các con tôi rằng tôi không có tiền cho việc đó", Mcdade nói với giọng khàn khàn qua điện thoại. "Và tôi đang nói về ngũ cốc".

"Tất cả những gì tôi cần làm là kiếm thêm một chút"

Gia đình nhà Velez. Ảnh: NVCC

Gia đình nhà Velez. Ảnh: NVCC

Tiffany Velez, 38 tuổi, bắt đầu công việc hàng đêm kể từ khi đại dịch bùng phát của mình. Cô nhấp một ngụm cà phê nóng từ chiếc cốc yêu thích của mình. Cà phê sẽ giúp tỉnh táo và giúp cô cảm thấy no.

Velez bắt đầu lùng sục trên internet để tìm các phiếu giảm giá điện tử, xem xét các ghi chú mà cô ấy đã gõ trên điện thoại của mình về những sản phẩm nào đang được bán giảm giá và địa điểm. Cô vạch ra lộ trình của mình, tính đến từng khoản xăng.

Velez đang cố gắng tiết kiệm tiền mua thực phẩm để trả 1.300 đô la hoá đơn điện và gas mà gia đình cô đang nợ.

“Tất cả những gì tôi cần làm là kiếm thêm một ít tiền”, cô Velez nói. "Tôi tiếp tục nghĩ nếu chúng tôi trả tiền hàng tuần thì họ sẽ không cắt điện". Velez nói rằng một tấm séc cứu trợ sẽ giải quyết được sự cân bằng.

Gia đình đến từ Vineland, New Jersey, bắt đầu gặp khó khăn sau khi cô Velez phải từ bỏ công việc của mình để chăm sóc cho 3 đứa con bị nghỉ học từ tháng 3 năm ngoái. Họ hiện sống bằng nghề hàn xì của chồng.

Gia đình này hiện chi tiêu hơn 1.000 đô la mỗi tháng cho tiêu dùng. Đó là khoảng 3 đô cho mỗi bữa ăn cho mỗi người. Velez đã cắt bỏ gần như toàn bộ thịt và làm rất nhiều mì ống. 

Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ ước tính rằng chi phí tạp hóa trung bình cho một gia đình 4 người có thu nhập thấp là 155 đô la đến 205 đô một tuần. “Tôi ghét những gì virus đã gây ra cho tôi”, Velez nói. "Tôi phải suy nghĩ, phải lo lắng mọi lúc. Điều đó không bao giờ dừng lại".

"Chúng tôi không thể làm tổn thương con mình nữa"

Gia đình nhà Ferguson. Ảnh: NVCC

Gia đình nhà Ferguson. Ảnh: NVCC

Anh Ferguson quyết định rằng họ sẽ không để một cuộc khủng hoảng sức khỏe cản trở mình. Tia Ferguson, 40 tuổi và chồng của cô, Thomas Ferguson III, đã ấp ủ một kế hoạch để vượt lên về mặt tài chính bằng cách tiết kiệm để mở doanh nghiệp của riêng họ ở Columbus, Ohio.

Đó là một nỗ lực của cả gia đình. Ngân sách thực phẩm của gia đình hiện là 400 đô la một tháng, bao gồm rất nhiều bữa ăn có nguồn gốc từ thực vật và bơ đậu phộng. Mọi người đều tăng cường mặc thêm quần áo để không phải sử dụng thiết bị sưởi. Thời gian sử dụng các thiết bị bếp và máy tính bị hạn chế. Hiện họ không có internet. Những đứa trẻ chơi trò chơi truyền thống, vẽ tranh hoặc làm đồ thủ công.

Mỗi tấm séc trị giá 1.400 đô la sẽ được sử dụng làm tài trợ doanh nghiệp: Vợ sẽ cố kiếm một giấy chứng nhận cho doanh nghiệp dạy kèm xóa mù chữ của mình trong khi chồng sẽ mua một chiếc xe kéo anh cần cho cửa hàng cơ khí di động của mình.

Việc tiết kiệm cho tương lai của cô không hề dễ dàng. Cô là một giáo viên dạy thay, người đã được bác sĩ yêu cầu tránh xa các lớp học trực tiếp vì cô ấy mắc bệnh tiểu đường, tăng huyết áp và hen suyễn, khiến cô trở thành đối tượng có nguy cơ cao nếu mắc phải COVID-19 .

Nhưng việc thoát khỏi đói nghèo là ưu tiên hàng đầu của gia đình cô, đặc biệt là sau khi lâm vào cảnh xiết nợ, phá sản và mang thai có nguy cơ cao khiến đứa con thứ tư của họ bị chết lưu vào tháng 12/2019.

Tia và Thomas Ferguson đã không thể che chắn cho những đứa trẻ của họ khỏi những gì đang xảy ra. Họ đã thề rằng sẽ không bao giờ rơi vào tình trạng bấp bênh về tài chính như vậy nữa.

Tia Ferguson nói: “Đây là lý do tại sao chúng tôi kiên quyết sống dưới mức khả năng của mình để mang lại cho con cái chúng tôi sự an toàn và ổn định mà chúng cần để phát triển. Chúng tôi không thể làm tổn thương con mình nữa".

"Đó là món quà tốt nhất bạn có thể tặng ai đó"

Anh Patterson và mẹ trong lần đầu a tự đứng thẳng. Ảnh: NVCC

Anh Patterson và mẹ trong lần đầu a tự đứng thẳng. Ảnh: NVCC

Michael Patterson, 38 tuổi, đã sống chung với một viên đạn găm vào lưng trong suốt hai thập kỷ. Anh bị bắn năm 18 tuổi tại Philadelphia, dẫn đến chấn thương tủy sống suốt đời khiến anh không thể đi lại được.

Anh ấy là một trong hàng triệu người Mỹ đã phải vật lộn từ lâu trước khi COVID-19 xuất hiện và sẽ được hưởng lợi từ tấm séc trị giá 1.400 đô la. 

Anh chuyển đến ngoại ô New York vào năm 2018 để làm công tác vận động chính sách tại Đại học Rochester. Patterson nhận được một khoản phụ cấp nhỏ bên cạnh khoản thu nhập nhỏ của mình từ Cơ quan An sinh Xã hội, nâng tổng thu nhập của anh ấy lên 13.000 đô la, chỉ cao hơn mức thu nhập chuẩn nghèo năm 2021 120 đô. Anh nhận được 19 đô la tiền trợ cấp của Chương trình Hỗ trợ Dinh dưỡng Bổ sung hàng tháng.

Anh Patterson sống với mẹ và một em trai của mình và đóng góp vào tiền thuê nhà, giúp anh tích luỹ được 700 đô la mỗi tháng.

Trong hơn 15 năm, nhà cung cấp bảo hiểm của anh ấy cho biết họ sẽ không chi trả chi phí cho các thiết bị vật lý trị liệu thiết yếu, bao gồm cả khung đứng, giúp anh ấy đứng thẳng, giúp tiêu hóa tốt hơn và giảm đau nhức các cơ và khớp.

Bạn gái của Patterson đã tìm thấy một chiếc khung đã qua sử dụng trong tình trạng tuyệt vời ở Vermont với giá 800 đô la. Mẹ và em trai của anh đã mua tặng anh chiếc khung này vào tháng 1 vừa qua. Vào ngày 8/2, anh ấy đã có thể đứng thẳng lần đầu tiên sau hơn một thập kỷ.

Khung đứng vững đã giúp Patterson tạo ra một con đường hướng tới sự độc lập lớn hơn. Nếu nhận được tấm séc cứu trợ, anh hy vọng sẽ giúp mẹ sửa sang lại ngôi nhà của gia đình và đầu tư vào một bộ điều khiển bằng tay cho chiếc xe tự lái của anh.

Các sửa đổi có giá khoảng 1.500 đô la và không được bảo hiểm chi trả. Patterson nói: “Đó là món quà tuyệt vời nhất mà bạn có thể tặng cho ai đó. Sự tự do!". 

Hoàng Việt

Tin khác

Houthi bắn tên lửa trúng tàu chở dầu Andromeda Star ở Biển Đỏ

Houthi bắn tên lửa trúng tàu chở dầu Andromeda Star ở Biển Đỏ

(CLO) Lực lượng Houthi ở Yemen hôm thứ Bảy (27/4) cho biết, tên lửa của họ đã bắn trúng tàu chở dầu Andromeda Star ở Biển Đỏ. Công ty an ninh hàng hải Ambrey của Vương quốc Anh cho biết thuyền trưởng đã báo cáo thiệt hại của con tàu.

Thế giới 24h
Pháp kêu gọi EU tăng cường khả năng phòng thủ, giảm lệ thuộc vào Mỹ

Pháp kêu gọi EU tăng cường khả năng phòng thủ, giảm lệ thuộc vào Mỹ

(CLO) Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã thảo luận về một tương lai mới cho Liên minh châu Âu (EU), với mục tiêu tăng cường khả năng phòng thủ và thể hiện sự tự chủ chiến lược, giảm phụ thuộc vào Mỹ.

Thế giới 24h
Đài Loan (Trung Quốc) lại rung chuyển bởi động đất

Đài Loan (Trung Quốc) lại rung chuyển bởi động đất

(CLO) Hai trận động đất với cường độ cao nhất lên tới 6,1 độ richter đã xảy ra ở quận Hoa Liên phía đông Đài Loan (Trung Quốc) vào thứ Bảy (27/4), theo cơ quan quản lý thời tiết của hòn đảo này cho biết và chưa có báo cáo ngay lập tức về thiệt hại.

Thế giới 24h
Trung Quốc phóng thành công tàu vũ trụ Thần Châu-18, hướng đến sứ mệnh Mặt trăng

Trung Quốc phóng thành công tàu vũ trụ Thần Châu-18, hướng đến sứ mệnh Mặt trăng

(CLO) Trung Quốc đã phóng thành công tàu vũ trụ Thần Châu-18 vào ngày 25/4, đưa 3 phi hành gia lên trạm vũ trụ Thiên Cung. Đây là một phần trong chương trình vũ trụ tham vọng của Trung Quốc, với mục tiêu đưa người lên Mặt trăng vào năm 2030.

Thế giới 24h
Mỹ và 17 quốc gia hứa đảm bảo hòa bình cho Gaza nếu Hamas thả con tin

Mỹ và 17 quốc gia hứa đảm bảo hòa bình cho Gaza nếu Hamas thả con tin

(CLO) Mỹ và 17 quốc gia khác hôm thứ Năm đã đưa ra lời kêu gọi Hamas thả tất cả con tin để chấm dứt cuộc chiến sự ở Gaza, nhưng Hamas tỏ ra hoài nghi.

Thế giới 24h