(CLO) Không chịu khoanh tay đứng nhìn chính phủ và những người dân Đức đang loay hoay trước khó khăn bởi đại dịch Covid-19, những người dân nhập cư ở Đức cũng có những cách làm cụ thể để đáp lại món nợ ân tình với chính nơi họ đang sống.
Người nhập cư Đức may khẩu trang để giúp đỡ cộng đồng - Ảnh: AFP
Hòa nhập nhanh để cùng nhau chống dịch Covid-19
Trong một trung tâm cộng đồng ở quận Spandau của Berlin, hai phòng lớn chứa đầy những cuộn vải nhiều màu sắc rải khắp các bàn, tiếng lạch cạch của những chiếc máy may vang đều như thôi thúc đôi tay của những người nhập cư tới từ châu Á.
Khoảng một chục người tị nạn từ các quốc gia bao gồm Iran và Afghanistan đang bận rộn làm khẩu trang để quyên góp cho cộng đồng. Họ làm không hết việc khi các đơn hàng liên tục đổ về, với những xúc vải lớn được xếp dài từ cầu thang ra cửa trước.
Tại nước Đức, quy định đeo khẩu trang khi tham gia giao thông công cộng và tại nhiều cửa hàng là bắt buộc. Điều này được áp dụng từ tháng 3 như là một phần của các biện pháp ngăn chặn sự lây lan của virus Corona, vốn đã cướp đi hơn 6.700 sinh mạng và ảnh hưởng sâu rộng tới mọi mặt đời sống của người dân tại Đức.
Nhu cầu khẩu trang và các thiết bị bảo hộ y tế vì thế tăng chóng mặt tại Đức cũng như các nước châu Âu.
Tuy nhiên, theo người điều phối viên dự án Afsaneh Afraze-Ketabi, cuộc khủng hoảng do Covid-19 tạo ra đã có một mặt trái bất ngờ đối với nhiều người di cư sống ở Đức.
Tham gia vào công việc tình nguyện là giúp những người nhập cư tăng cường mối quan hệ với cộng đồng, cải thiện kỹ năng ngôn ngữ và xây dựng sự tự tin là điều mà người đàn ông 36 tuổi đến từ Iran cho biết.
Một người phụ nữ đang cắt vải để may khẩu trang - Ảnh: AFP
"Nhiều người đã can đảm thể hiện kỹ năng của họ, nó biểu hiện trên khuôn mặt của họ ... và củng cố sự tự tin của họ".
Nước Đức đã chứng kiến sự gia tăng lớn về số lượng người đến từ Syria, Afghanistan và Iraq, với hơn một triệu người nhập cư từ năm 2015 đến 2016.
Làn sóng nhập cư trở thành một vấn đề chính trị gai góc và thúc đẩy sự gia tăng về số lượng thành viên của đảng Thay thế cực hữu gây tranh cãi (AFD), hiện là đảng đối lập lớn nhất của Đức.
Nấu ăn và mua sắm, những việc làm tình nghĩa
Thomas Noppen, người có tổ chức từ thiện Go Volunteer điều hành một trang web phù hợp với người nhập cư có cơ hội tình nguyện, rất muốn chứng minh rằng những người mới đến có thể đóng góp tích cực.
"Nhiều người tham gia coi đó là một hàng động văn hóa được đưa ra để làm từ thiện," ông nói.
Một người nhập cư đi mua đồ giúp những người không được phép ra ngoài do bị phong tỏa - Ảnh: AFP
Kể từ tháng 4 năm 2018, khoảng 500 người di cư đã nộp đơn xin làm việc tình nguyện thông qua trang web Engagierte Newcomer (Người mới tham gia).
Những người nhập cư đã được các nhà tổ chức từ thiện giúp đỡ để sớm hòa nhập với cộng đồng mới.
Những chương trình như “Người mới đến chống lại Corona” của Go Volunteer sẽ ra mắt tuần tới, là một trong vô số những hoạt động của các tổ chức từ thiện Đức lôi kéo và giúp đỡ những người dân nhập cư có cơ hội để thể hiện mình.
"Chúng tôi nhận được rất nhiều phản hồi từ người nhập cư rằng động lực chính của họ là" trả lại "cho cộng đồng chủ nhà", Noppen nói.
Điều này đúng với Jamila Ahmadi, 45 tuổi, đến từ Afghanistan, người đã may tới 50 chiếc khẩu trang mỗi ngày cho dự án Spandau.
"Mọi người phải làm gì đó để giúp đỡ nhau nếu có thể," cô nói qua chiếc khẩu trang sặc sỡ do chính mình may. "Đức đang giúp chúng tôi, và bây giờ chúng tôi muốn và phải giúp đỡ người dân".
Các người dân nhập cư đang chung tay làm khẩu trang để giúp đỡ cộng đồng - Ảnh: AFP
Trên khắp thành phố, ở Oberschoeneweide, Abdulrahim Al Khattab đã giúp điều hành một dự án tình nguyện khu phố bị phong tỏa vì COVID-19.
Người đàn ông 31 tuổi đến từ Syria và hai người bạn của anh ta đã thành lập một nhóm Facebook và ghi chú trên hành lang các tòa nhà của họ để hỏi liệu có ai cần giúp đỡ trong việc mua sắm tạp hóa, thuốc men hay việc lặt vặt khác không.
Trước khi họ đến Đức 5 năm trước, Al Khattab và bạn bè của anh đã tình nguyện ở Syria, giúp cung cấp thực phẩm, quần áo, thuốc men và nhà mới cho những người phải di dời trong cuộc nội chiến.
"Kinh nghiệm này đã dạy chúng tôi rất nhiều", anh nói. "Trong tình huống khó khăn này, chúng tôi nghĩ về người Đức giống như chúng tôi nghĩ về người thân của chính mình".
Trong khi đó, tại quận Schoeneberg trung tâm của Berlin, một chiếc chảo khổng lồ chứa đầy thịt cừu nướng đang nóng hổi trong bếp của nhà hàng rộng rãi và vắng vẻ của Malakeh Jazmati, luôn sẵn sàng phục vụ miễn phí.
Một người nhập cư nấu ăn miễn phí để giúp đỡ cộng đồng - Ảnh: AFP
Khi cửa hàng của cô phải đóng cửa theo lệnh phong tỏa của chính phủ, thay vì tắt bếp, cô gái 32 tuổi đến từ Syria đã quyết định nấu bữa trưa miễn phí cho nhân viên siêu thị - người mà cô coi là anh hùng vô danh của đại dịch.
“Tôi biết họ sống trong một tình huống rất khó khăn và họ làm việc dưới áp lực, vì vậy tôi muốn trả lại cho họ một cái gì đó", cô nói.
Jazmati đến Đức vào năm 2015 và mở nhà hàng của cô hai năm trước.
Cô sẽ thêm gạo và cà tím vào thịt cừu để làm một trong những món ăn đặc trưng của mình, được gọi là Makloubeh.
"Trong thời gian này, tình nguyện không phải là điều chúng tôi muốn làm ... hoặc chúng tôi không muốn, đó là điều chúng tôi nên làm", cô nói. "Mọi người nên làm gì đó trong thời gian này. Chúng ta cần phải ở bên nhau".
Người ta thường nói, trong hoạn nạn mới biết tình cảm của nhau. Những người nhập cư đang thể hiện tấm lòng và tính cảm với nước Đức. Mỗi việc dù nhỏ nhưng rất đáng trận trọng, nó như một hành động trả lại món nợ cưu mang.
(CLO) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn, ngày 4/4, nhiệt độ cao nhất ở khu vực Nam Bộ là 33-36 độ, có nơi trên 36 độ với độ ẩm tương đối thấp. Nắng nóng ở Nam Bộ và TP HCM có khả năng kéo dài trong những ngày tới, nhiệt độ thực tế ngoài trời còn có thể cao hơn dự báo khoảng 2-4 độ.
(CLO) Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình nêu rõ yêu cầu đối với các bộ, cơ quan Trung ương và địa phương phải đẩy mạnh hơn nữa tiến độ giải ngân vốn đầu tư công. Giải ngân nhanh, nhưng phải bảo đảm chặt chẽ, đúng quy định, quy trình, không để phát sinh tiêu cực, lãng phí.
(CLO) Giới chức Hàn Quốc vừa lập kỷ lục về vụ bắt giữ ma túy lớn nhất nước này khi thu giữ khoảng 2 tấn cocain trên một tàu hàng nước ngoài neo đậu tại cảng Gangneung.
(CLO) Sáng 3/4 (theo giờ địa phương), tại Tòa nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Armenia Alen Simonyan đã chủ trì Lễ đón Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam thăm chính thức Armenia. Ngay sau lễ đón, hai Chủ tịch Quốc hội đã tiến hành hội đàm.
(CLO) Hàng trăm tư liệu, hiện vật đặc biệt trong những năm tháng chiến đấu được các cựu binh sưu tầm, trưng bày nhân dịp kỷ niệm 60 năm chiến thắng Hàm Rồng tại Khu tưởng niệm 64 giáo viên, học sinh hy sinh trên công trường đắp đê sông Mã.
(CLO) Công an TP HCM thống kê, hiện nay có hơn 119.000 học viên đang chờ sát hạch, trong đó có hơn 47.000 ô tô, hơn 71.000 mô tô. Công an TP HCM sẽ thực hiện công tác sát hạch ngay khi Cục Cảnh sát giao thông (CSGT) triển khai.
(CLO) Công an tỉnh Quảng Nam răn đe 01 trường hợp đăng tải tin bài sai sự thật liên quan cái chết của hai người con ruột trong một gia đình tại thị trấn Hà Lam.
(CLO) Nhiều chương trình biểu diễn nghệ thuật sẽ diễn ra tại trung tâm các quận huyện của Thủ đô trong dịp kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
(CLO) Ngày 3/4, được tin đồng chí Đại tướng Khamtai Siphandone, nguyên Chủ tịch Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, nguyên Chủ tịch nước, nguyên Thủ tướng nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào từ trần, Tổng Bí thư Tô Lâm đã dẫn đầu đoàn lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước Việt Nam sang viếng đồng chí Khamtai Siphandone.
(CLO) Lực lượng chức năng đang làm rõ nguyên nhân xảy ra vụ cháy xảy ra vào chiều nay tại nhà hàng Bò Tơ Quán Mộc trên đường Lưu Hữu Phước (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội).
(CLO) Việc bình chọn 50 sự kiện, hoạt động nổi bật từ năm 1975 đến 2025 của TP HCM thu hút hơn 9.000 lượt người dân tham gia. TP HCM dự kiến công bố 50 sự kiện, hoạt động nổi bật vào tháng 4/2025.
(CLO) Theo Cục Thống kê Nam Định, quý I/2025, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) của tỉnh ước đạt 11,86%, đứng thứ 3 cả nước, dẫn đầu vùng đồng bằng sông Hồng.
(NB&CL) Xúc động, biết ơn - đó là cảm xúc của người dân Myanmar cũng như giới chức nước này trước những nỗ lực chung tay cùng hỗ trợ trong thảm họa của Việt Nam. Trước đó, chiều ngày 30/3 - chưa đầy 2 ngày sau thảm họa tại Myanmar, đội cứu hộ của Bộ Quốc phòng và Bộ Công an Việt Nam gồm 106 người cùng hàng cứu trợ đã hạ cánh xuống sân bay Yangon.
(CLO) Chính phủ của tân Thủ tướng Canada Mark Carney đã có động thái đáp trả mạnh mẽ đối với chính sách thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Không chỉ gây ra khó khăn cho Mỹ, mà động thái còn cho thấy Canada sẽ không khuất phục trước sức ép của ông Trump.
(CLO) Tổng thống Mỹ Donald Trump đã “bật đèn xanh” cho chương trình tiêm kích F-47, chiếc máy bay mà ông mô tả rằng “đáng gờm nhất từng được chế tạo”. Vậy F-47 mạnh cỡ nào, nhất là khi so sánh với so với những máy bay tàng hình mà Nga và Trung Quốc đang phát triển?
(CLO) Ngày 24/3 vừa rồi, vòng đàm phán thứ hai giữa Nga và Mỹ đã diễn ra tại Riyadh (Ả Rập Xê Út), nơi chứng kiến vai trò ngoại giao con thoi của Mỹ nhằm tìm kiếm tiếng nói chung giữa Nga và Ukraine.
(CLO) “Ngừng bắn” có lẽ là từ khóa được truyền thông và giới chuyên gia nhắc đến nhiều nhất trong những ngày gần đây. Câu hỏi được đặt ra ở đây là các bên trong cuộc xung đột sẽ kiểm soát quá trình này như thế nào?
(CLO) Việc Trung Quốc ngày càng mở rộng ảnh hưởng và tăng cường đầu tư vào các mỏ tại châu Phi đang làm dấy lên lo ngại ở Mỹ về nguy cơ thất thế trong cuộc đua giành khoáng sản quan trọng ở châu lục này.
(CLO) Một cuộc chiến tranh hạt nhân do AI khởi xướng nghe có vẻ giống trong phim khoa học viễn tưởng. Nhưng nhiều nhà khoa học và chính trị gia hàng đầu thế giới cho rằng không phải vậy.
(CLO) Cộng đồng quốc tế đã kỳ vọng nhiều hơn vào cuộc điện đàm thứ hai giữa hai nhà lãnh đạo Mỹ và Nga so với cuộc điện đàm đầu tiên. Điều này được thúc đẩy bởi sự lạc quan trong mối quan hệ Mỹ-Nga và diễn biến các cuộc đàm phán giữa Mỹ và Ukraine tại Ả Rập Xê Út.
(CLO) Trung Quốc đang nỗ lực phát triển máy bay thân rộng để cạnh tranh với Airbus và Boeing, dù kế hoạch của Bắc Kinh có thể phụ thuộc vào sự hợp tác từ các nhà quản lý và nhà cung cấp phương Tây.
(CLO) Việc tăng cường chi tiêu quốc phòng ồ ạt trên khắp châu Âu có thể đạt được những gì mà các chính phủ không làm nổi trong nhiều năm: khởi động nền kinh tế trì trệ, gieo mầm cho những đổi mới và tạo ra các ngành công nghiệp mới.