Từ vụ cấp bằng giả tại Đại học Đông Đô:

Người Việt “sính” bằng cấp hay xã hội Việt “trọng” bằng cấp?

Thứ năm, 03/12/2020 10:33 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Người Việt nổi tiếng “sính” bằng cấp, mà nguyên nhân là do quá chú trọng về “thể diện”. Nhưng, chính trong xã hội Việt, bằng cấp vẫn đang là tiêu chí quan trọng bậc nhất để các cá nhân có việc làm, được quy hoạch, đề bạt,… Đó là rào cản cho sự phát triển đất nước ở cả quá khứ và hiện tại.

1. Từ giữa năm 2020, dư luận xã hội đã một phen hốt hoảng khi Cơ quan an ninh điều tra (Bộ Công an) vào cuộc điều tra vụ “bằng giả” tại Đại học Đông Đô. Tới 23/11, cơ quan điều tra đã có kết luận điều tra vụ án.

Theo đó, Đại học Đông Đô dù chưa được Bộ GD&ĐT cho phép đào tạo văn bằng 2, trong đó có văn bằng 2 ngành ngôn ngữ tiếng Anh. Tuy nhiên, từ tháng 4/2017, ông Trần Khắc Hùng (Chủ tịch HĐQT nhà trường) đã chỉ đạo cấp dưới ký thông báo tuyển sinh văn bằng 2 tiếng Anh; ký hợp đồng hỗ trợ tuyển sinh, đào tạo văn bằng 2 tiếng Anh với 15 cơ sở đào tạo, đã tuyển sinh hơn 3.500 học viên, thu về hơn 24,2 tỷ đồng.

Đáng chú ý, cơ quan điều tra xác định Đại học Đông Đô đã cấp 193 bằng cử nhân tiếng Anh giả cho các cá nhân không qua tuyển sinh, đào tạo hoặc chưa đủ điều kiện cấp bằng; hợp thức hồ sơ, tài liệu để cấp bằng giả cho 118 cá nhân.

Đặc biệt nghiêm trọng, theo cơ quan điều tra, nhiều trường hợp sử dụng văn bằng giả lại đang giữ vị trí chủ chốt trong các cơ quan, ban, ngành; phần lớn đang làm thạc sĩ, nghiên cứu sinh, thi nâng ngạch thanh tra viên,… tức là những “người có uy tín”. Và số lượng “người có uy tín” lên tới 55.

Bộ GD&ĐT mới đây đã nêu rõ quan điểm kiên quyết xử lý những trường hợp sử dụng văn bằng được cấp sai quy định; thu hồi và hủy bỏ những văn bằng này. Nhưng điều mà dư luận mong chờ là phải công khai việc xử lý các cá nhân có quyền có chức, bất chấp đạo đức, pháp luật, sử dụng bằng cấp giả để tiến thân.

Bởi, nếu có những lãnh đạo, cán bộ tiến thân bằng bằng giả - biểu hiện của sự hủ bại văn hóa, thiếu hụt lương tri, tự trọng, thì không xứng đáng làm công bộc của dân, chứ chưa nói tới việc đưa đất nước tiến lên hay thụt lùi.

Theo các điều tra xã hội học, người châu Á trọng bằng cấp hơn người châu Âu.

Theo các điều tra xã hội học, người châu Á trọng bằng cấp hơn người châu Âu.

2. Người Việt từ quá khứ cũng như hiện tại, bằng cấp vẫn được coi là “hành trang vào đời”, ai cũng muốn bản thân, con em có bằng cử nhân, kỹ sư, thạc sĩ, tiến sĩ, bất kể có sử dụng trong công tác hay không.

Theo các chuyên gia, thái độ trọng bằng cấp bản thân nó không phải là xấu nếu được song hành với một cơ chế đánh giá bằng cấp đúng mức, năng lực mỗi người được phản ánh chân thực thông qua bằng cấp. Thực tế cho thấy, người Nhật Bản đã từng đánh giá người lao động dựa nhiều vào bằng cấp họ có được, tạo ra một sự cạnh tranh mạnh mẽ trong học tập, lao động, sáng tạo.

Nhưng ở xã hội Việt Nam, bằng cấp được xem là điều kiện cần và hàng đầu, nhưng nhiều trường hợp bằng cấp không tương xứng với năng lực thật sự của người sở hữu, lại thiếu (hay không có) cơ chế đánh giá chất lượng bằng cấp, tiềm năng và khả năng phát triển của chủ thể. Từ đó, đã nảy sinh hàng loạt vấn nạn về sử dụng bằng giả, bằng thạc sĩ, tiến sĩ chất lượng kém, mà đáng buồn nhất là bằng tiến sĩ của cựu Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh.

Nghiêm trọng hơn, nó gây ra những hệ lụy lâu dài: Người có nhiều bằng cấp có cơ hội ngồi vào những vị trí quan trọng mà năng lực chưa đủ; Người không có hoặc ít bằng cấp bị tước đi cơ hội dù có khả năng, tiềm năng phát triển.

Về “nhìn người”, đánh giá con người, chính Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng cũng phải thừa nhận đó là việc cực kỳ khó khăn, phức tạp. Ông lưu ý rằng “đừng chỉ thấy cái mã bên ngoài nó che đậy cái sơ sài bên trong”.

Bằng cấp trong xã hội Việt đang là “cái mã bên ngoài”, mà để không “nhìn gà hóa cuốc” trong tổ chức, bố trí, đề bạt nhân sự, các cơ quan quản lý nhà nước trước hết phải thay đổi cơ chế đánh giá, quan tâm đến năng lực, kinh nghiệm, tiềm năng phát triển, thay vì chăm chăm vào các văn bằng, chứng chỉ thật giả lẫn lộn.

3. Khi mà xã hội đang “lạm phát bằng cấp”, nhiều tiêu cực về bằng giả, chứng chỉ giả, kém chất lượng bị phanh phui, thì ngày 9/11 vừa qua, Bộ trưởng Nội vụ Lê Vĩnh Tân đã hé mở về những kế hoạch về đơn giản hóa văn bằng chứng chỉ...

Theo Bộ trưởng Nội vụ, để tiến tới bỏ các quy định về chứng chỉ ngoại ngữ, tin học, Bộ Nội vụ đang phối hợp với các bộ, ngành sửa đổi các tiêu chí về chuyển ngạch của công chức và hạng viên chức. “Sẽ không yêu cầu chứng chỉ ngoại ngữ, tin học nữa, mà chỉ quy định về năng lực sử dụng ngoại ngữ và tin học, thể hiện trong các kỳ thi kiểm tra trên máy tính…”, ông Lê Vĩnh Tân nói.

Tiếp đó, về các loại văn bằng chứng chỉ, Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân cho biết, trong quá trình triển khai Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Công chức và Viên chức, các nghị định của Chính phủ cũng tập trung xem xét giảm bớt các thủ tục trong việc tuyển dụng, quản lý, thi nâng ngạch, thăng hạng viên chức, kể cả quá trình bổ nhiệm cán bộ. “Trước đây khi đề bạt, bổ nhiệm cán bộ phải có 7 văn bằng, chứng chỉ thì bây giờ tập trung chủ yếu vào trình độ về chuyên môn, lý luận về chính trị, trình độ quản lý Nhà nước…”, ông Tân cho hay.

Trước động thái “mở cửa” này, đầu tháng 12/2020, Bộ GD&ĐT thông tin đã làm việc, trao đổi và đi đến thống nhất với Bộ Nội vụ về việc bỏ quy định chứng chỉ ngoại ngữ và tin học cho giáo viên. Đây là một tin vui, bởi nhiều chục năm qua, hàng triệu giáo viên đã gặp rất nhiều khó khăn, áp lực khi phải đi học để có chứng chỉ ngoại ngữ, tin học – những thứ họ vốn đã được dạy khi còn ngồi ở giảng đường đại học, cao đẳng.

Đó còn là tin vui, tin tích cực cho cả xã hội, khi các văn bằng, chứng chỉ vốn thật giả lẫn lộn sẽ không còn nhiều giá trị, mà năng lực, kinh nghiệm, tiềm năng phát triển, khát vọng cống hiến,… của nhân sự mới là điều tiên quyết.

Kiên Giang

Tin khác

Kỳ 1: Vì sao Điện Biên Phủ hay “Đường tới điểm hẹn lịch sử”

Kỳ 1: Vì sao Điện Biên Phủ hay “Đường tới điểm hẹn lịch sử”

(NB&CL) Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), bắt đầu từ số báo này, chuyên trang Tư liệu Báo Nhà báo và Công luận có chuyên đề mang tên: “Điện Biên Phủ - Khúc tráng ca vang mãi”, cùng nhìn lại những dấu ấn không thể quên của chiến thắng vĩ đại này.

Góc nhìn
Giải pháp căn cơ cho thị trường vàng

Giải pháp căn cơ cho thị trường vàng

(NB&CL) Có thể nói, chưa bao giờ, NHNN lại chịu nhiều sức ép trong quản lý thị trường vàng như hiện nay. Đó là sức ép từ nhiệm vụ ổn định kinh tế vĩ mô và thị trường tiền tệ, sức ép từ người dân và sức ép từ nhóm lợi ích doanh nghiệp kinh doanh vàng.

Góc nhìn
Vẫn còn những “khoảng trống” nhất định trong ngoại giao văn hóa

Vẫn còn những “khoảng trống” nhất định trong ngoại giao văn hóa

(NB&CL) Tuần qua, nội dung chất vấn và trả lời chất vấn tại Phiên họp thứ 31 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (Phiên họp tháng 3/2024) đã được dư luận quan tâm, đánh giá cao sự công khai, dân chủ, trách nhiệm trong hoạt động của Quốc hội và ngày càng gần dân hơn.

Góc nhìn
Xây dựng, bảo hộ thương hiệu nông sản Việt: Muộn còn hơn không!

Xây dựng, bảo hộ thương hiệu nông sản Việt: Muộn còn hơn không!

(NB&CL) Trước những tổn thất tiềm ẩn đối với tổng giá trị xuất khẩu nông sản, chuyên gia cho rằng, việc xây dựng thương hiệu quốc gia cho nông sản Việt Nam là việc làm cấp thiết trong bối cảnh hiện nay. Xây dựng thương hiệu quốc gia cho nông sản Việt lúc này là muộn, nhưng vẫn còn hơn không.

Góc nhìn
Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam 2024: Thời cơ đã đến!

Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam 2024: Thời cơ đã đến!

(NB&CL) Nhiều chuyên gia cho rằng, Việt Nam đang ở vị trí thuận lợi để hưởng lợi từ những làn sóng đầu tư mới của các công ty chip đang nỗ lực xây dựng chuỗi cung ứng mạnh hơn, tốt hơn trên toàn thế giới.

Góc nhìn