(CLO) Trong số các món quà được Hà Nội cẩn trọng lựa chọn để tặng các phóng viên quốc tế tác nghiệp tại Hội nghị cấp cao Hoa Kỳ - Triều Tiên lần thứ 2 có một món quà đặc biệt: Mô hình trống đồng Việt Nam được chế tác bằng gốm Chu Đậu.
Trên mỗi sản phẩm đều có dòng chữ: "Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Đức Chung tặng". Ảnh: VH.
Với hình dáng cân đối, hài hòa cùng những hoa văn giàu ý nghĩa, đạt trình độ mỹ thuật cao, trống đồng Gốm Chu Đậu không chỉ là lời giới thiệu sống động về lịch sử dân tộc mà còn gửi gắm lời chúc tốt đẹp nhất tới các phóng viên quốc tế.
Quà tặng trống đồng gốm Chu Đậu sử dụng nhiều họa tiết hoa văn trên phiên bản trống đồng Đông Sơn (700 TCN-100) của người Việt cổ.
Đây là sản phẩm độc quyền của Hà Nội gắn liền với sự kiện Hà Nội đăng cai giải đua ô tô Công thức 1 và mong muốn khi giải đua diễn ra năm 2020, các phóng viên quốc tế sẽ quay lại Hà Nội tham gia sự kiện này. Ảnh: VH.
Vậy gốm Chu Đậu có lai lịch thế nào?
Câu chuyện bắt đầu từ lá thư của ông Makoto Anabuki - Bí thư Văn hóa Đại sứ quán Nhật Bản gửi cho ông Ngô Duy Đông - Bí thư Tỉnh ủy Hải Hưng (cũ) nhờ tìm xuất xứ một chiếc bình gốm.
Trong thư, ông Makoto có nói, năm 1980, khi công tác ở Thổ Nhĩ Kỳ, ông được chiêm ngưỡng một bình gốm được coi là quốc bảo tại Bảo tàng Topkapi Saray Istanbul. Chiếc bình được mua bảo hiểm 1 triệu USD. Trên lớp tráng xanh da trời và trắng của bình gốm tinh xảo đó có khắc 13 chữ Hán: “Thái Hòa bát niên, Nam Sách châu, tượng nhân Bùi Thị Hý bút” (Dịch là: Năm Thái Hòa thứ 8 (1450), tại châu Nam Sách, nghệ nhân Bùi Thị Hý viết/vẽ/tạo).
Sản phẩm độc đáo này ra mắt từ khi Hà Nội công bố chính thức đăng cai giải đua ô tô F1 vào tháng 11/2018. Ảnh: VH.
Ngày 18/4/2007, hậu duệ họ Bùi đã tìm được con nghê bằng đất nung tại khu là gốm cổ, nơi mà gia phả đã nói tới. Những con nghê như vậy đã từng được thấy nhiều trong hố khai quật đồ gốm Chu Đậu Nam Sách và những lò cùng thời ở hữu ngạn sông Kẻ Sặt (Bình Giang).
Những hiện vật có chữ, ghi những thông tin quan trọng về bà Bùi Thị Hý thì đây là lần đầu tiên. Đó là 2 dòng chữ Hán, viết trên một mặt phẳng phía đuôi con nghê trước khi nung: Quang Thuận nhất niên, Quang Ánh trang, Bùi Thị Hý tạo, có nghĩa là tác phẩm cho Bùi Thị Hý tạo, tại trang Quang Ánh, vào năm Quang Thuận thứ nhất (1460). Chỉ có 11 chữ mà cho ta thấy đầy đủ những thông tin quan trọng của một cổ vật: Tác giả, địa điểm và thời gian sản xuất. Di vật này có giá trị khẳng định tác giả bình gốm ở Thổ Nhĩ Kỳ. Chúng ta biết rằng, đồ gốm có niên đại, tác giả, địa điểm sản xuất ở thế kỷ XV là vô cùng hiếm, mà tác giả là một phụ nữ lại càng hiếm.
Phần thân được trang trí hình người cổ: Người có thể đang mặc váy dài, có hai vạt tỏa ra hai phía, vừa đi vừa múa, có người tay cầm rìu, người thổi kèn, người cầm giáo có trang trí lông chim, có đôi trai gái đang cầm chày giã vào một chiếc cối, đầu chày có trang trí lông chim... Hoa văn thể hiện cho sự đa dạng về văn hóa con người Việt xưa. Ảnh: VH.
Ông Tăng Bá Hoành đang phụ trách Ban Thông sử của UBND tỉnh Hải Hưng đã được Tỉnh ủy giao nhiệm vụ đi tìm xuất xứ. Khi đó làng Chu Đậu (Thái Tân, Nam Sách, Hải Dương) chỉ được biết đến với nghề dệt chiếu cói nên công việc tìm kiếm gặp muôn vàn khó khăn. Từ việc gạn lọc thông tin để xác định Bùi Thị Hý là ai, hàng chục năm tìm hiểu, nhiều cuộc khai quật xác định Chu Đậu là gốm cổ… nhờ sự tình cờ tìm được hậu duệ của dòng họ Bùi với cuốn gia phả, ông Tăng mới xác định được danh phận chính xác của bà Bùi Thị Hý.
Theo đó bà Bùi Thị Hý (1420 - 1499) là cháu ngoại của cụ Bùi Quốc Hưng, một công thần đời Lê. Bà Hý có biệt tài viết chữ và vẽ đồ gốm rất đẹp, từng giả nam đi thi đại khoa đến tam trường thì bị phát hiện. Về sau, bà lấy đại chủ Đặng Sỹ, là chủ lò gốm Chu Trang (tức là gốm Chu Đậu bây giờ).
Liên tiếp từ năm 1986 đến 1991, nhiều cuộc khai quật đã được tổ chức, từ đây phát lộ ra ngôi làng nhỏ ở xã Thái Tân chính là trung tâm chế tác của 13 lò gốm khác nhau ở ven bờ sông Thái Bình.
Năm 2014, một cuộc khai quật lớn được thực hiện ở Chu Đậu. Tại hai hố đào rộng 100m2, đoàn khai quật thu được gần 7.800 hiện vật. Lần này, các nhà khảo cổ đã phát hiện dấu tích lò nung gốm Chu Đậu chuyên sản xuất gốm gia dụng với ba dòng chính là gốm men ngọc, hoa lam và men trắng.
Đặc biệt, việc phát hiện những sản phẩm gốm men ngọc được nung riêng trong một bao nung vừa chứng minh trình độ sản xuất rất cao của gốm Chu Đậu, vừa phản ánh việc đầu tư sản xuất trên quy mô lớn để cung cấp cho thị trường các mặt hàng cao cấp.
Sản phẩm đã được đăng ký bản quyền về sở hữu trí tuệ. Ảnh: VH.
Có một điều thú vị là tại cuộc khai quật năm 2014, các nhà khảo cổ đã thu được hai sản phẩm gốm của lò quan Thăng Long tại một hố. Phát hiện này có giá trị chứng minh thợ gốm ở Chu Đậu đã có mối quan hệ với thợ gốm ở Thăng Long hoặc quà tặng từ Thăng Long đưa về Chu Đậu.
Lò này phát lộ rất nhiều sản phẩm gốm men ngọc, cũng được khẳng định cùng loại gốm từng được sử dụng trong hoàng cung ở Thăng Long đương thời.
Tất nhiên, câu chuyện còn rất dài, nhưng những phác thảo sơ bộ về lịch sử của loại gốm này đã cho thấy Hà Nội đã rất tinh tế khi chọn gốm Chu Đậu làm quà tặng cho các phóng viên quốc tế khi đến tác nghiệp tại sự kiện Hội nghị thượng đỉnh Hòa Kỳ - Triều Tiên lần thứ 2.
Trống đồng gốm Chu Đậu chắc chắn không chỉ là một món quà lưu niệm mà sẽ trở thành đại sứ văn hóa của Việt Nam ra khắp năm châu như lịch sử chói lọi của dòng gốm này trong quá khứ.
(CLO) Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương không để việc sắp xếp tổ chức, bộ máy tại địa phương ảnh hưởng đến công tác phòng, chống, kiểm soát dịch bệnh trên gia súc, gia cầm.
(CLO) Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà giao Bộ Nông nghiệp và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương tổ chức đoàn kiểm tra liên ngành các cụm công nghiệp, các làng nghề, cơ sở gây ô nhiễm cao tại thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và một số địa phương khác trên cả nước; hoàn thành trong tháng 7/2025.
(CLO) Cảnh báo sóng thần đã được ban hành ở Papua New Guinea sau trận động đất mạnh 6,9 độ richter vào sáng nay (5/4). Tuy nhiên, hiện cảnh báo sóng thần đã được dỡ bỏ.
(CLO) Công an xã Quỳnh Lập, thị xã Hoàng Mai (Nghệ An) vừa tiến hành xác minh, giúp chị Phan Thị Phong (sinh năm 1980) trú trên địa bàn nhận lại số tiền 100 triệu đồng do chuyển khoản nhầm.
(CLO) Ban quản lý dự án Thăng Long vừa đăng tải thông báo mời thầu cho gói thầu số 5-XL, nằm trong phương án điều chỉnh kế hoạch lựa chọn nhà thầu gói thầu số 5-XL, 6XL, 26, 27, 28 của cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây.
(CLO) Theo nhà báo Phùng Văn Hiệp: “Trí tuệ nhân tạo (AI) không có giới hạn tuổi tác, chỉ có giới hạn về tư duy và tinh thần sẵn sàng học hỏi… AI không thay thế người làm truyền hình mà giúp nâng tầm sự sáng tạo của người làm truyền hình”.
(CLO) Chiều 4/4, tại buổi đối thoại với các hộ kinh doanh dịch vụ ven biển Cửa Lò, ông Lê Sỹ Chiến – Phó Chủ tịch UBND thành phố Vinh (Nghệ An) – khẳng định thành phố sẽ chấm dứt hoàn toàn việc cho thuê bãi biển để kinh doanh các dịch vụ như ăn uống, tắm tráng, check-in… từ mùa du lịch năm 2025.
(CLO) Công an tỉnh Bạc Liêu vừa ra quyết định xử phạt hành chính đối với Võ Minh Trung (sinh năm 1990, trú tại xã Long Hòa, huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre) vì hành vi sử dụng mạng xã hội đăng tải thông tin sai sự thật, xúc phạm uy tín khu di tích lịch sử – văn hóa Nhà công tử Bạc Liêu.
(CLO) Ngày 4/4 tại Hà Nội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tổ chức Hội thảo lấy ý kiến góp ý cho Dự thảo Nghị định quy định về khuyến khích phát triển văn học Việt Nam.
(CLO) Liên minh Tự do Dân sự Mới (NCLA) - một nhóm luật sư bảo thủ tại Mỹ - đã đệ đơn kiện nhằm ngăn chặn việc Tổng thống Donald Trump áp thuế đối với hàng nhập khẩu, với lý do ông đã vượt quá thẩm quyền của mình.
(CLO) Taliban đang điều tra lời khẳng định của một cụ ông người Afghanistan rằng cụ đã… 140 tuổi. Nếu được xác minh, cụ sẽ trở thành người già nhất thế giới.
(CLO) Việt Nam vẫn chưa có chính sách bảo vệ người thuê nhà. Đa số các hợp đồng thuê ở Việt Nam đều có thời hạn ngắn (6-12 tháng) và không có ràng buộc về điều kiện và mức tăng giá.
(CLO) Dragon Capital cho rằng: Việc các mức thuế 46% có được duy trì hay không có thể phụ thuộc vào khả năng của Việt Nam trong việc giảm thiểu hiệu quả các vấn đề trung chuyển hàng hoá.
(CLO) Một YouTuber người Mỹ vừa bị bắt ở Ấn Độ vì cố tình đột nhập để quay video về nơi sinh sống của một trong những bộ tộc biệt lập nhất thế giới trên đảo Bắc Sentinel.
(CLO) Không phải một phiên tòa, cũng không chỉ là một cú ngã. Đó là khoảnh khắc một biểu tượng cộng đồng từng rực sáng đã tắt lịm, để lại một khoảng trống trong niềm tin và một bài học đáng giá cho cả một thế hệ KOL đang rực lửa danh vọng.
(CLO) Ngày 4/4 tại Hà Nội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tổ chức Hội thảo lấy ý kiến góp ý cho Dự thảo Nghị định quy định về khuyến khích phát triển văn học Việt Nam.
(CLO) Toạ lạc tại phố Hàng Mắm (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), một quán cà phê tên Hidden Gem Coffee với không gian ấn tượng khi đồ vật bên trong đa phần là đồ cũ được tái chế, thu hút nhiều các bạn trẻ và du khách quốc tế tới tham quan, thưởng thức đồ uống. Đặc biệt, nơi đây còn được ví như "ốc đảo biệt lập giữa thủ đô".
(CLO) Logo có gam màu đỏ làm chủ đạo thể hiện nhiệt huyết cách mạng, lòng dũng cảm, kiên cường, tinh thần đoàn kết; màu xanh dương thể hiện cho hòa bình, hạnh phúc…
(CLO) Nhân dịp kỷ niệm 75 năm Ngày sinh nhà văn Nguyễn Huy Thiệp (1950-2025), sáng 4/4 tại Hà Nội, không gian nghệ thuật mang tên ông (do gia đình vận hành) cùng Gallery 39 phối hợp tổ chức triển lãm mang tên “Gốm Thiệp”, nhằm giới thiệu đến công chúng Thủ đô hơn 200 tác phẩm tranh trên gốm, lấy cảm hứng từ con người và văn chương Nguyễn Huy Thiệp.
(CLO) Ngày 3/4 tại Hà Nội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) tổ chức Hội thảo quốc tế "Đẩy mạnh hội nhập quốc tế về văn hóa trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc", nhằm xin ý kiến chuyên gia về Đề án "Quốc tế hóa văn hóa Việt Nam và Việt Nam hóa văn hóa quốc tế".
(NB&CL) Với sự trọng thị thơ ca, với đức khiêm nhường và sự chân thành, Thuận Hữu luôn lảng tránh và không bao giờ nhận mình là nhà thơ khi bạn bè và các nhà thơ gọi ông là nhà thơ, cho dù ông có những bài thơ quá nhiều người thuộc như bài Những phút xao lòng.