Nguồn gốc và ý nghĩa của Tết Nguyên đán

Thứ sáu, 05/02/2021 15:15 PM - 0 Trả lời

(CLO) Tết Nguyên đán theo chữ Hán nôm, Nguyên có nghĩa là bắt đầu, Đán là buổi sớm mai. Tết Nguyên đán tức là Tết bắt đầu của năm, mở đầu cho mọi công ăn việc làm với tất cả mọi cảnh vật đều mới mẻ đón xuân sang.

Tết Nguyên Đán hay còn gọi là Tết Cả, Tết Ta, Tết Âm lịch, Tết Cổ truyền dịp lễ quan trọng nhất của Việt Nam, theo ảnh hưởng văn hóa của Tết Âm lịch Trung Hoa và Vòng văn hóa Đông Á. Trước ngày Tết, thường có những ngày khác để sửa soạn như "Tết Táo Quân" (23 tháng chạp âm lịch) và "Tất Niên" (29 hoặc 30 tháng chạp âm lịch).

Tết Nguyên đán được tính như thế nào?

Vì Tết tính theo Âm lịch là lịch theo chu kỳ vận hành của Mặt Trăng nên Tết Nguyên Đán của Việt Nam muộn hơn Tết Dương lịch (còn gọi nôm na là Tết Tây).

Do quy luật 3 năm nhuận một tháng của Âm lịch nên ngày đầu năm của dịp Tết Nguyên đán không bao giờ trước ngày 21 tháng 1 Dương lịch và sau ngày 19 tháng 2 Dương lịch mà thường rơi vào khoảng cuối tháng 1 đến giữa tháng 2 Dương lịch.

Toàn bộ dịp Tết Nguyên đán kéo dài trong khoảng 7 đến 8 ngày cuối năm cũ và 7 ngày đầu năm mới (23 tháng Chạp đến hết ngày 7 tháng Giêng). Hàng năm, Tết được tổ chức vào ngày mồng 1 tháng 1 theo âm lịch trên đất nước Việt Nam và ở một vài nước khác có cộng đồng người Việt sinh sống.

(Ảnh minh họa)

(Ảnh minh họa)

Nguồn gốc của Tết nguyên đán

Do chịu ảnh hưởng khá sâu của văn hóa Trung Quốc trong hơn 1000 năm Bắc thuộc, Tết Nguyên đán cũng là một trong những nét văn hóa bị du nhập trong thời điểm đó. Theo lịch sử Trung Quốc, nguồn gốc Tết Nguyên Đán có từ đời Tam Hoàng Ngũ Đế và thay đổi theo từng thời kỳ. 

Đời Tam Vương, nhà Hạ chuộng màu đen nên chọn tháng giêng, tức tháng Dần. Nhà Thương thích màu trắng nên lấy tháng Sửu, tức tháng Chạp, làm tháng đầu năm. Nhà Chu ưa sắc đỏ nên chọn tháng Tý, tức tháng mười Một, làm tháng Tết.

Các vua chúa nói trên quan niệm về ngày giờ "tạo thiên lập địa" như sau: giờ Tý thì có trời, giờ Sửu thì có đất, giờ Dần sinh loài người nên đặt ra ngày Tết khác nhau. 

Đến thời Đông Chu, Khổng Tử đã đổi ngày Tết vào một tháng nhất định là tháng Dần.

Vào đời Nhà Tần (thế kỷ thứ 3 TCN), Tần Thủy Hoàng đã đổi qua tháng Hợi, tức tháng mười. Nhà Hán, Hán Vũ Đế (140 TCN) lại đặt ngày Tết vào tháng Dần, tức tháng giêng. Từ đó về sau, không còn triều đại nào thay đổi về tháng Tết nữa.

Ở đời Đông Phương Sóc, chuyện tạo thiên lập địa có thêm giống gà, ngày thứ hai có thêm chó, ngày thứ ba có thêm lợn, ngày thứ tư sinh dê, ngày thứ năm sinh trâu, ngày thứ sáu sinh ngựa, ngày thứ bảy sinh loài người và ngày thứ tám mới sinh ra ngũ cốc.

Vì vậy, ngày Tết thường được tính từ ngày Mồng 1 cho đến hết ngày Mồng 7.

Ý nghĩa của Tết 

Thời điểm Tết Nguyên đán không những thể hiện sự giao thoa giữa trời đất và con người với thần linh trong quan niệm của người phương Đông mà đây cũng chính là thời điểm đoàn viên của mọi gia đình.

Mỗi dịp Tết đến xuân về, mặc dù làm bất cứ nghề nghiệp nào, bất cứ nơi đâu, mọi người đều mong muốn được trở về sum họp dưới mái ấm gia đình trong những ngày Tết. "Về quê ăn Tết" không còn là khái niệm gì xa xôi với những người đi làm ăn xa, đây còn là cuộc hành hương để tìm về với nguồn cội, nơi mà mình đã chôn rau cắt rốn.

(Ảnh: fb nguyencuong)

(Ảnh: fb nguyencuong)

Tết Nguyên đán với ý nghĩa xâu xa và mang tính thiêng liêng trang trọng, nhằm tiễn đưa năm cũ, chào đón năm mới, với những lời cầu chúc về một năm mạnh khỏe, sinh sôi, mưa thuận gió hòa... là sự khởi đầu về ý thức hệ nông nghiệp và lan rộng trong đời sống tâm linh người Việt.

Theo quan niệm của người Việt, Tết Nguyên đán là cơ hội để thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn, trân trọng những giá trị về nguồn cội. Trong đời sống tâm linh người Việt, có niềm tin bất diệt rằng vào dịp Tết Nguyên đán, tổ tiên cũng sẽ hiện diện trên bàn thờ gia tiên, ở nhà thờ họ nhằm chứng kiến lòng thành của con cháu, từ đó phù hộ cho con cháu được khỏe mạnh, làm ăn ổn định và an khang trong một năm.

Trong những ngày Tết, họ kiêng cữ không nóng giận, cãi cọ cho nên con người trở nên gần gũi với nhau hơn, ai cũng muốn vui vẻ, gửi đến nhau những lời chúc tốt đẹp nhất cho năm mới.

Trẻ em đi chúc Tết được người lớn lì xì một phong bì đỏ thắm có đựng ít tiền dành cho chúng tiêu xài ngày Tết. Tết ở 3 miền Bắc, Trung, Nam ở Việt Nam cũng có những điều khác nhau.

Khánh Ngọc

Tin khác

Phố sách Hà Nội 19/2: Không gian văn hóa dành cho các 'tín đồ' mê đọc sách

Phố sách Hà Nội 19/2: Không gian văn hóa dành cho các 'tín đồ' mê đọc sách

(CLO) Hưởng ứng Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 3 - 2024, trong những ngày này, Phố Sách Hà Nội luôn nườm nượp du khách và người dân Thủ đô tới trải nghiệm, khám phá và tìm cho mình những đầu sách ưng ý để thỏa mãn đam mê đọc sách.

Đời sống văn hóa
Hoa hậu Lương Thùy Linh trở thành Đại sứ văn hóa đọc

Hoa hậu Lương Thùy Linh trở thành Đại sứ văn hóa đọc

(CLO) Hoa hậu Lương Thùy Linh xuất hiện tại sự kiện lễ khai mạc Ngày Sách và Văn Hóa đọc Việt Nam lần 3 năm 2024 với vai trò Đại sứ văn hóa đọc TP.HCM.

Đời sống văn hóa
Công bố tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu NSND, NSƯT nghề thủ công mỹ nghệ

Công bố tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu NSND, NSƯT nghề thủ công mỹ nghệ

(CLO) Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 43/2024/NĐ-CP ngày 19/4/2024 quy định chi tiết về xét tặng danh hiệu Nghệ nhân nhân dân (NSND), Nghệ nhân ưu tú (NSƯT) trong lĩnh vực nghề thủ công mỹ nghệ.

Đời sống văn hóa
Kỷ niệm 1.085 năm Ngô Quyền xưng vương và định đô ở Cổ Loa

Kỷ niệm 1.085 năm Ngô Quyền xưng vương và định đô ở Cổ Loa

(CLO) Tối 19/4, tại Đình Ngự Triều Di Quy - Khu di tích Quốc gia đặc biệt Cổ Loa Huyện ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Đông Anh long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 1085 năm Đức vua Ngô Quyền xưng vương và định đô ở Cổ Loa (939-2024).

Đời sống văn hóa
Khai mạc Hoạt động văn hóa năm 2024 với chủ đề 'Giữ nghề xưa trên phố'

Khai mạc Hoạt động văn hóa năm 2024 với chủ đề "Giữ nghề xưa trên phố"

(CLO) Chiều 19/4 tại Trung tâm Giao lưu Văn hóa Phố cổ Hà Nội, số 50 phố Đào Duy Từ, phường Hàng Buồm, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội đã diễn ra chương trình khai mạc Hoạt động văn hóa năm 2024 với chủ đề "Giữ nghề xưa trên phố".

Đời sống văn hóa