Nguy cơ tai nạn pháo ở trẻ em: Đừng để mất bò mới lo làm chuồng!

Thứ năm, 14/01/2021 10:58 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Nếu không quản lý chặt việc mua bán trái phép pháo thì trẻ em là đối tượng bị tổn thương nhiều nhất do tai nạn về pháo gây ra.

Theo các chuyên gia, cần thiết phải tuyên truyền cho học sinh các cấp hiểu tác hại của pháo nổ, cách phân biệt pháo hoa và pháo hoa nổ để các em không bị lợi dụng, lôi kéo sử dụng pháo trái phép. Nếu không quản lý chặt việc mua bán trái phép pháo thì trẻ em là đối tượng bị tổn thương nhiều nhất do tai nạn về pháo gây ra.

Tai nạn do pháo đang gia tăng

Hằng năm, cứ gần dịp Tết, tình trạng buôn lậu, sử dụng pháo trái phép lại gia tăng. Năm nay, Nghị định 137 của Chính phủ quy định quản lý, sử dụng pháo có hiệu lực từ ngày 11/1 đã mở rộng cho phép sử dụng pháo hoa không nổ. Điều này khiến nhiều người lo lắng tình trạng quản lý pháo trong thời gian tới đây không quyết liệt dễ dẫn đến vỡ trận. Một trong những hệ luy nguy hại của thực trạng này là gia tăng về các vụ tai nạn do pháo gây ra.

Tai nạn về pháo nạn nhân chủ yếu là trẻ em.

Tai nạn về pháo nạn nhân chủ yếu là trẻ em.

Tình trạng buôn bán pháo, tiền chất sản xuất pháo rất phức tạp

Thời gian qua, lực lượng chức năng đã tiến hành bắt giữ nhiều đối tượng buôn, bán sản xuất pháo trái phép. Đơn cử, ngày 30/12/2020, tại Điện Biên cơ quan chức năng đã bắt quả tang ba đối tượng có hành vi mua bán, vận chuyển trái phép pháo; tang vật thu giữ 12 thùng carton, bên trong chứa 202kg pháo (loại pháo hoa nổ). Trước đó, vào hồi 16 giờ 55 phút ngày 23/12, Thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh cơ quan chức năng đã bắt Lê Hoàng, SN 1980, trú tại tổ 4, khu Bí Trung điều khiển có chở theo một bao dứa chứa 27kg pháo nổ. Cũng trong thời gian qua, tình trạng nhiều đối tượng lên mạng đặt mua tiền chất sản xuất pháo bán trôi nổi rồi về chế tạo pháo cho thấy sự phức tạp trong quản lý pháo hiện nay.

Các bác sĩ tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cũng vừa đưa ra cảnh báo về tình trạng chế tạo pháo xảy ra nhiều, nhất là ở lứa tuổi học sinh. Do đó, các cơ quan chức năng cần khuyến cáo các bậc phụ huynh, nhà trường nên phối hợp tuyên truyền, giáo dục, có các biện pháp để phòng ngừa hậu quả đáng tiếc xảy ra cho các em khi chế tạo, nổ pháo.

Cảnh báo của các bác sĩ từ Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức xuất phát từ thực trạng bệnh nhân bị tai nạn pháo nhập viện đang tăng lên. Mới đây nhất là trường hợp bệnh nhân T. (15 tuổi, Hà Nội) ngày 8/1 được chuyển đến Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức trong tình trạng hàm mặt sưng nề, giảm thị lực mắt phải, chấn thương đụng dập nhãn cầu và tổ chức hốc mắt phải, tay trái dập nát ngón 1 đến xương bàn, dập nát ngón 2,3 đến đốt 1, dập nát ngón 4 đến đốt 2, lóc da phức tạp gan tay và mu tay, gãy phức tạp nhiều xương bàn tay trái. Nguyên nhân là do T. sử dụng pháo tự chế.

Trước đó, ngày 5/1, bệnh viện cũng tiếp nhận bệnh nhân H (nam, 15 tuổi, ở Hải Dương) đa chấn thương. T cùng bạn mua bột về chế tạo pháo, trong lúc chế tạo thì đột nhiên phát nổ. Bệnh nhân vào viện trong tình trạng đa chấn thương, vết thương bàn tay phải dập nát đốt 1 ngón III, đốt 3 ngón II, I; vết thương bàn tay trái: dập nát ngón V.

Chị Nguyễn Thu Phương ở Hà Đông, Hà Nội cho rằng, những cảnh báo trên là không thừa. Bởi, thông tin cho phép người dân sử dụng pháo hoa không nổ khi đi vào thực tế sẽ phát sinh nhiều hệ lụy nếu như không được tuyên truyền, giải thích. “Dân gian có câu nổ như pháo, vậy pháo không nổ cũng là khái niệm gây khó hiểu. Ở lứa tuổi học sinh các cháu làm sao phân biệt được pháo nổ hay pháo không nổ. Trong khi đó, với bản tính tò mò nên nếu không được giáo dục tốt sẽ khó lường trước tai nạn khi chơi pháo, nghịch pháo” – chị Nguyễn Thu Phương nói.

Ám ảnh nỗi lo an toàn trường học

Trao đổi với phóng viên Báo Nhà báo & Công luận (NB&CL), tiến sĩ tâm lý Nguyễn Tùng Lâm - Chủ tịch Hội Tâm lý giáo dục Hà Nội, Hiệu trưởng Trường THPT Đinh Tiên Hoàng, Hà Nội cho rằng, việc các bác sĩ Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cảnh báo là rất cần thiết. Ông cho rằng, lực lượng bên an ninh cần phải tuyên truyền được cho học sinh phân biệt được pháo nổ và pháo không nổ. Hiện nay, học sinh đang nhầm lẫn việc này. Mặc dù, trong Nghị định quy định chỉ dùng pháo do quân đội sản xuất nhưng pháo trôi nổi, pháo tự chế rất khó để kiểm soát. Do đó, cần sớm giáo dục học sinh phân biệt và tác hại của từng loại pháo, chứ không thể nói một cách đơn giản cho phép dùng pháo hoa không nổ.

Buôn lậu pháo.

Buôn lậu pháo.

Thầy Nguyễn Tùng Lâm lo lắng: “Trên thực tế, người ta có thể làm giả để ngụy trang pháo hoa không nổ nhưng khi sử dụng lại thành pháo nổ. Ai kiểm soát được việc này? Trẻ em thì thấy được đốt là đốt. Trong khi tai nạn ở pháo trước đây rất nhiều nên mới cấm.  Tôi cho rằng, tất cả các loại pháo phải cấm trẻ em sử dụng”. Do đó theo thầy giáo Lâm, trước mắt Bộ Giáo dục & Đào tạo phải có chỉ đạo, phải lo được việc tuyên truyền, cảnh báo tới học sinh. Thực tế tai nạn về pháo đang nhiều hơn trong khi pháo nổ, pháo hoa, các pháo khác lẫn lộn không thể biết. Trẻ em là đối tượng dễ tai nạn nhất và các cơ quan an ninh phải có trách nhiệm cùng với Bộ GD&ĐT chỉ đạo các nhà trường làm tốt các việc này. “Nếu không làm sớm thì chắc chắn tai nạn sẽ xảy ra” – thầy Nguyễn Tùng Lâm nhấn mạnh.

Tiến sĩ Nguyễn Văn Hòa - Chủ tịch Hội đồng quản trị trường Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng cho rằng, tự nhiên Nhà nước lại cho dùng pháo không nổ, điều này dễ xảy ra tình trạng “lập lờ đánh lận con đen”. Thầy Nguyễn Văn Hòa chia sẻ: “Mấy chục năm nay việc cấm pháo là rất tốt nhưng bây giờ đổi mới lại cho phép pháo không nổ. Trong khi trẻ em không thể phân biệt được pháo nổ và không nổ nên các em sẽ bị lợi dụng. Các nhà bán hàng sẽ lợi dụng nhập khẩu từ Trung Quốc về bán cho trẻ em. Hậu quả của việc này rất lớn, các nhà trường sẽ phải gánh chịu. Nếu gia tăng việc trẻ dùng pháo thì không biết phải làm thế nào ngăn chặn”.

Khái niệm pháo hoa đang gây khó hiểu, dễ sai phạm

Một trong những vấn đề gây khó hiểu trong Nghị định số 137/2020/NĐ-CP quản lý sử dụng pháo là khái niệm pháo hoa. Theo đó, khái niệm pháo hoa của Nghị định này để chỉ pháo hoa không nổ. Còn pháo hoa được bắn dịp lễ, Tết hằng năm sẽ được xếp vào pháo nổ.

Để hiểu hơn về vấn đề này, phóng viên Báo NB&CL đã trao đổi với Luật sư Diệp Năng Bình và được ông cho biết người dân cần hiểu đúng quy định tránh việc hiểu sai dẫn đến sai phạm. Theo đó, Khoản 1, Điều 3, Nghị định số 137/2020/NĐ-CP định nghĩa chung về pháo, phân loại pháo thì Nghị định cho rằng các loại pháo hoa được hiểu như sau: Pháo hoa là sản phẩm được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện tạo ra các hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian, không gây ra tiếng nổ. Vì thế, quy định cho phép sử dụng pháo hoa, có nghĩa chỉ cho phép sử dụng pháo hoa không nổ. Đồng thời Nghị định yêu cầu chỉ được mua pháo hoa không nổ tại các tổ chức, doanh nghiệp được phép sản xuất kinh doanh pháo hoa.

Trinh Phúc

Tin khác

Hưng Yên: Phát động Tháng công nhân và Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động năm 2024

Hưng Yên: Phát động Tháng công nhân và Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động năm 2024

(CLO) Liên đoàn Lao động tỉnh Hưng Yên vừa tổ chức lễ phát động Tháng công nhân và hưởng ứng Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động năm 2024.

Đời sống
Quảng Ninh: Giông lốc đánh chìm tàu, 4 người mất tích

Quảng Ninh: Giông lốc đánh chìm tàu, 4 người mất tích

(CLO) Trong khi đang di chuyển bằng thuyền để đánh bắt thuỷ sản trên luồng sông Chanh (Quảng Ninh), chiếc thuyền nan chở 6 người gặp giông dốc và bị lật khiến 4 người trên thuyền mất tích.

Đời sống
Hưng Yên: Tập trung giải phóng mặt bằng để triển khai các dự án trọng điểm

Hưng Yên: Tập trung giải phóng mặt bằng để triển khai các dự án trọng điểm

(CLO) Ngày 24/4, Ban Chỉ đạo các dự án trọng điểm tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2021- 2025 (Ban Chỉ đạo tỉnh) họp đánh giá tình hình triển khai thực hiện một số dự án trọng điểm trên địa bàn tỉnh, xem xét bổ sung một số dự án vào danh mục dự án trọng điểm của tỉnh. Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Hữu Nghĩa, Trưởng Ban Chỉ đạo tỉnh chủ trì cuộc họp.

Đời sống
Vụ chìm sà lan khiến 5 người chết và mất tích: Tìm thấy thêm 1 thi thể

Vụ chìm sà lan khiến 5 người chết và mất tích: Tìm thấy thêm 1 thi thể

(CLO) Tính đến tối 24/4, lực lượng chức năng đã tìm thấy thi thể của 4 trong số 5 người chết và mất tích trong vụ chìm tàu kéo sà lan gần đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi).

Đời sống
Lô Lô Chải - Ngôi làng cổ nơi địa đầu Tổ quốc và cách làm du lịch thông minh

Lô Lô Chải - Ngôi làng cổ nơi địa đầu Tổ quốc và cách làm du lịch thông minh

(CLO) Từ một ngôi làng nhỏ, là nơi sinh sống của đồng bào dân tộc ít người Lô Lô, quanh năm sống nhờ vào nương rẫy, ấy vậy mà chỉ trong vài năm qua, Lô Lô Chải đã khoác lên mình một diện mạo thật khác. Lô Lô Chải phát triển vượt bậc về du lịch, đem lại cuộc sống tốt đẹp hơn cho bà con nơi đây.

Đời sống