Nguyên nhân khiến lực lượng Mỹ và Nga liên tục đụng độ ở Syria

Thứ sáu, 18/09/2020 05:56 AM - 0 Trả lời

(CLO) Gần đây các lực lượng quân đội Nga và Mỹ liên tục xảy ra các cuộc đụng độ trực diện ở chiến trường Syria. Tuy chưa xảy ra nổ súng hay chết người, nhưng điều này cảnh báo sự gia tăng nguy hiểm, có thể dẫn đến mất kiểm soát giữa hai bên.

Những vụ đụng độ giữa lực lượng tuần tra của Nga và Mỹ gần đây xảy ra liên tục, báo hiệu những căng thẳng nguy hiểm - Ảnh: AP

Những vụ đụng độ giữa lực lượng tuần tra của Nga và Mỹ gần đây xảy ra liên tục, báo hiệu những căng thẳng nguy hiểm - Ảnh: AP

Bài liên quan

Những vụ đụng độ gia tăng

Các cuộc đụng độ giữa lực lượng Hoa Kỳ và Nga đã gia tăng sau quyết định của Tổng thống Donald Trump khi rút 1.000 nhân viên sau đó ông đổi ý, đồng ý giữ một lực lượng nhỏ hơn ở một khu vực hạn chế hơn để bảo vệ “dầu”.

Việc tái bố trí lực lượng của Mỹ sau đó đã khiến các lực lượng Nga mở rộng dấu chân của họ trên khắp đông bắc Syria, khiến hai phe va chạm thường xuyên.

Vào tháng 8, một cuộc giao tranh giữa các lực lượng tuần tra do Nga và Mỹ triển khai đã nổ ra ở đông bắc Syria. Theo người phát ngôn Hội đồng An ninh Quốc gia, vụ va chạm diễn ra gần Dayrick (Al-Malikiyah), trên biên giới Thổ Nhĩ Kỳ-Syria - khi các lực lượng tuần tra của Mỹ và Nga chạm trán nhau.

Tại thời điểm này, một chiếc xe của Nga đã bị tố cố tình đâm vào một chiếc xe địa hình có khả năng phục kích, chống mìn của Mỹ (M-ATV), khiến 4 binh sĩ Mỹ bị thương.

Ngày 16/9, lực lượng Mỹ bị cáo buộc không chỉ sử dụng các xe bọc thép chặn đầu một đoàn xe quân cảnh Nga đi tuần ở Bắc Syria, mà còn điều cả trực thăng tấn công AH-64 Apache quấy nhiễu. May mắn là không có vụ "đâm húc" nào xảy ra.

Trước đó hai ngày (14/9), một chiếc trực thăng tấn công AH-64 Apache của Mỹ phải hạ cánh khẩn cấp ở Đông Bắc Syria sau khi bị sự cố kỹ thuật. Vụ việc này được cho là đã xảy ra khi máy bay Mỹ áp sát đoàn xe quân sự Nga.

Những vụ va chạm gần đây là hàng động mới nhất trong một loạt các cuộc đụng độ liên quan đến quân đội trên bộ của Nga và Mỹ trong khu vực, sau khi Mỹ rút một phần khỏi phía đông bắc của Syria.

Trong khi vụ việc dẫn đến những tuyên bố trái ngược và mâu thuẫn có thể dự đoán được của các quan chức quốc phòng Mỹ và Bộ Quốc phòng Nga, vụ va chạm làm nổi bật sự hiện diện của các cuộc tuần tra an ninh chồng chéo.

Bên cạnh đó, theo một số đoạn video, máy bay trực thăng của Nga và Mỹ đã bay lượn ngay trên đầu các lực lượng tuần tra của nhau trong những vụ việc. Cả hai yếu tố này, cùng với thái độ khiêu khích của các lực lượng Nga và Mỹ, làm tăng rủi ro cho các cuộc đụng độ quân sự trực tiếp trong tương lai.

Đây không phải là một sự cố cá biệt mà là sự cố mới nhất trong rất nhiều các vụ va chạm lôi kéo quân đội Mỹ và Nga triển khai ở vùng đông bắc đầy biến động của đất nước Syria.

Theo một số nhà bình luận, những sự cố này có thể đại diện cho một chiến lược của Nga nhằm kiểm tra giới hạn của lực lượng Mỹ, trong nỗ lực khuyến khích Mỹ rút hoàn toàn khỏi khu vực và hoàn toàn khỏi miền Đông Syria.

Trái ngược với các cuộc đụng độ trước đó liên quan đến cuộc tuần tra chung của Lực lượng Dân chủ Syria (SDF) - Mỹ và lực lượng dân quân ủng hộ chính phủ Syria, hoặc cuộc tấn công nhằm vào đoàn xe quân sự Mỹ của lực lượng dân quân thân chính phủ Syria, lần gần đây nhất có sự tham gia trực tiếp của Nga và dường như có chủ ý.

Thật vậy, các cuộc đụng độ giữa lực lượng Mỹ và Nga đã gia tăng sau quyết định ngắn hạn của Tổng thống Donald Trump rút 1.000 nhân viên Mỹ - sau đó ông đổi ý, đồng ý giữ một lực lượng nhỏ hơn ở một khu vực hạn chế hơn để bảo vệ những giếng dầu.

Việc tái bố trí lực lượng của Mỹ chính là động lực thúc đẩy Nga triển khai quân đội để thế chỗ, đồng thời mở rộng vùng kiểm soát, đẩy lùi và ngăn chặn các lực lượng chống chính phủ Syria có cơ hội tái lập các khu vực an toàn mới.

Song điều này lại khiến các lực lượng quân cảnh Nga và Mỹ thường xuyên chạm mặt khi thực hiện các nhiệm vụ tuần tra, phối hợp tác chiến, hoặc hỗ trợ nhân đạo.

Tình huống nguy hiểm khi kực lượng tuần tra Mỹ và Nga xung đột với máy bay trực thăng tấn công yểm trợ - Ảnh: Rusvesna

Tình huống nguy hiểm khi kực lượng tuần tra Mỹ và Nga xung đột với máy bay trực thăng tấn công yểm trợ - Ảnh: Rusvesna

Lý do và nguy cơ gia tăng đụng độ

Trong khi cả hai bên đều cố gắng tránh đụng độ chết người, hay lặp lại một cuộc đối đầu bạo lực, cuộc đối đầu quân sự trực tiếp giữa lực lượng tuần tra của Nga và Hoa Kỳ như vậy, chứ không phải là cuộc đụng độ giữa một hoặc nhiều lực lượng ủy nhiệm hoặc đồng minh, có thể làm tăng cơ hội tính toán sai lầm và leo thang hơn nữa.

Sự căng thẳng ngày càng gia tăng giữa Hòa Kỳ và Nga cũng có thể liên quan đến việc ký kết thỏa thuận dầu mỏ gần đây giữa một công ty Hoa Kỳ - cụ thể là Delta Energy - và Cơ quan tự trị của người Kurd ở Syria.

Bằng cách đó, Hoa Kỳ đang điều chỉnh sự hiện diện hạn chế của mình bên ngoài nhiệm vụ chống ISIS ban đầu và báo hiệu ý định ở lại lâu dài tại khu vực giàu dầu mỏ - điều mà phe ủng hộ chế độ luôn lo ngại.

Điều này càng đúng hơn khi các báo cáo cho thấy, Nga gần đây đã cố gắng đạt được một thỏa thuận tương tự, để thăm dò và khai thác các mỏ dầu trong khu vực nhưng vấp phải sự từ chối rõ ràng từ Chính quyền tự trị.

Trong khi rút một phần binh sĩ Hoa Kỳ, ban đầu được triển khai để đánh bại Nhà nước Hồi giáo ở Syria, Washington đang cố gắng duy trì sự hiện diện quân sự của mình để bảo vệ các mỏ dầu nằm ở phía đông bắc của Syria.

Ở mức độ này, thỏa thuận được ký kết gần đây sẽ đảm bảo sự hiện diện của Hoa Kỳ trong 25 năm, nhằm mục đích phát triển cơ sở hạ tầng dầu mỏ ở các khu vực do SDF kiểm soát, để hỗ trợ tiêu dùng địa phương trong các vùng lãnh thổ của Cơ quan tự trị, và có khả năng xuất khẩu dầu qua Thổ Nhĩ Kỳ và Iraq.

Càng như vậy, trước áp lực ngày càng tăng đối với các lực lượng Hoa Kỳ trong việc duy trì sự hiện diện ở phía đông bắc của Syria và việc Nga nỗ lực mở rộng sự hiện diện của mình để quấy rối và đẩy quân đội Hoa Kỳ ra khỏi Syria, nguy cơ xung đột là điều có thể được báo trước.

Ngoài ra, căng thẳng Mỹ-Nga bùng lên vào thời điểm khi Chính quyền Tự trị rút khỏi các cuộc thương lượng nhằm bình thường hóa các cuộc đàm phán với chính phủ Damascus, khẳng định rằng các cuộc thảo luận của chính phru Syria với Lực lượng Tự trị do người Kurd lãnh đạo đang “gặp nhiều vấn đề”, trong đó Nga bị chỉ trích không tạo điều kiện cho các cuộc đàm phán.

Các chuyên gia nhận định, những “sự cố” gần đây không phải là ngẫu nhiên mà bắt nguồn từ cuộc đối đầu rộng lớn hơn giữa Mỹ và Nga, nhấn mạnh khả năng những “cuộc chạm trán” tiếp theo có thể lại tái diễn.

Vị thế của Mỹ và Nga tại Syria lúc này khác nhau. Nói đúng hơn, Nga đang là bên nắm quyền chủ động. Khi chính quyền Trump thay đổi suy nghĩ, ngoại trừ một chiến lược rõ ràng đối với đông bắc Syria, họ sẽ phải kết hợp với ý chí của Nga để mở cánh cửa cho sự hiện diện quân đội Mỹ trong khu vực.

Nga đã chi phí tốn kém cho cuộc chơi tại Damascus, vì thế họ sẽ không chấp nhận ngồi yên nhìn đối thủ ngồi ngoài ‘hưởng lợi’. Một khi miếng bánh vẫn đang bị chia năm xẻ bảy, Nga sẽ làm mọi cách để có được thứ xứng đáng thuộc về mình.

Phan Nguyên

Tin khác

Hiện tượng tẩy trắng san hô toàn cầu lần thứ tư: Ảnh hưởng là gì?

Hiện tượng tẩy trắng san hô toàn cầu lần thứ tư: Ảnh hưởng là gì?

(CLO) Các rạn san hô trên khắp thế giới đang trải qua hiện tượng tẩy trắng hàng loạt lần thứ tư được ghi nhận trong lịch sử do khủng hoảng khí hậu khiến nhiệt độ đại dương tăng kỷ lục.

Thế giới 24h
Cháy lớn ở sàn giao dịch chứng khoán lịch sử của Đan Mạch

Cháy lớn ở sàn giao dịch chứng khoán lịch sử của Đan Mạch

(CLO) Hỏa hoạn nghiêm trọng đã xảy ra ở Sở giao dịch chứng khoán cũ của Copenhagen, một trong những tòa nhà nổi tiếng nhất thủ đô Đan Mạch, vào thứ Ba (16/4).

Thế giới 24h
Nhà tù nữ ở California phải đóng cửa vì lạm dụng tình dục

Nhà tù nữ ở California phải đóng cửa vì lạm dụng tình dục

(CLO) Cục Nhà tù Liên bang của Mỹ thông báo vào ngày 15/4 rằng họ sẽ đóng cửa nhà tù nữ FCI Dublin ở California, sau hãng tin AP điều tra và phát hiện nhân viên và quản giáo nhà tù đã lạm dụng tình dục tù nhân.

Thế giới 24h
Israel có thể tấn công đáp trả Iran như thế nào?

Israel có thể tấn công đáp trả Iran như thế nào?

(CLO) Hôm 15/4, nội các chiến tranh Israel đã thể hiện sự quyết tâm đáp trả cuộc tấn công của Iran. Bất chấp áp lực từ các đồng minh, họ hiện đang tranh luận về thời điểm và phạm vi phản ứng.

Thế giới 24h
Hàng không thế giới rối loạn vì căng thẳng tại Trung Đông

Hàng không thế giới rối loạn vì căng thẳng tại Trung Đông

(CLO) Cuộc tấn công bằng tên lửa và máy bay không người lái của Iran vào Israel hôm 13/4 đã ngành hàng không thế giới hỗn loạn.

Thế giới 24h