Nguyễn Nhược Pháp – Không chỉ có “Chùa Hương”

Thứ sáu, 09/11/2018 14:37 PM - 0 Trả lời

(CLO) Sáng 9/11, tọa đàm “Đọc lại Nguyễn Nhược Pháp” đã diễn ra tại Hà Nội. Đây là một cơ hội hiếm hoi để những người yêu văn chương hiểu thêm về một nhà thơ tài hoa nhưng yểu mệnh, hiểu thêm Nguyễn Nhược Pháp không chỉ là một nhà thơ mà ông còn có một gia tài về truyện ngắn, phê bình và kịch.

Báo Công luận
 Tọa đàm về nhà thơ Nguyễn Nhược Pháp. Ảnh: Tử Hưng.

Nhân dịp này, Nhà xuất bản Phụ nữ cũng cho ra mắt cuốn “Hoa một mùa” – là tập hợp các tác phẩm của Nguyễn Nhược Pháp. “Hoa một mùa” gồm có 3 truyện ngắn (Tình trẻ thơ, Mẹ và con, Bức thư), 6 vở kịch (Một chiều chủ nhật, Khỏi nấc, Sầm Sơn, Bữa cơm, Người học vẽ, Người lao), 10 bài thơ (Chùa Hương, Sơn Tinh - Thủy Tinh, Mỵ Châu, Giếng Trọng Thủy, Tay ngà, Mỵ Ê, Một buổi chiều xuân, Nguyễn Thị Kim khóc Lê Chiêu Thống, Đi cống, Mây) và 10 bài phê bình bằng tiếng Pháp (về Thế Lữ, Nguyễn Công Hoan, truyện Vua Hàm Nghi, Đời mưa gió, Bài thơ Vần và điệu, Sân khấu kịch đương thời...).

Báo Công luận
 Hai cha con Nguyễn Văn Vĩnh - Nguyễn Nhược Pháp. Trang bìa báo Trung Bắc Chủ nhật - 1944. Ảnh chụp lại từ tư liệu.

Nhà thơ Vũ Quần Phương cho biết, tên của tập sách là “Hoa một mùa” nhưng thật ra, nhìn nhận về di sản của Nguyễn Nhược Pháp, nhất là thơ ca, thì có thể nói rằng nó là “Hoa tứ quý” – thứ hoa nở bốn mùa. Nhà thơ Vũ Quần Phương nói, ông được biết đến thơ Nguyễn Nhược Pháp từ thời mới đi học. Đặc sắc thơ của Nguyễn Nhược Pháp được tích tụ vào hai bài thơ “Chùa Hương” và “Sơn Tinh – Thủy Tinh”.

“Nguyễn Nhược Pháp là một tài năng chín sớm. Ông rất giỏi về tâm lý, dù là ở trong thơ, văn hay kịch. Phê bình văn học của ông cũng rất hiền hậu, dù có phê bình nhưng cũng là phê bình bằng cái cười ý nhị, đánh vào sự xấu hổ của người ta mà không cần nặng nề, căng thẳng”, nhà thơ Vũ Quần Phương chia sẻ.

Tập “Hoa một mùa” có 3 truyện ngắn đều đi sâu khai thác tâm lý nhân vật. 2 truyện in báo Tinh hoa năm 1937, 1 truyện khác là di cảo. Tuy vậy, sức hút trong truyện không đậm như kịch, phát hiện được những tinh tế trong tâm lý. Còn đối với mảng phê bình văn học, tôi cho chúng chỉ là những ghi chép trên đường văn chương. Vừa nhạy cảm, vừa thẳng thắn. Vừa tranh luận, vừa ôn tồn mà lại mỉa mai một cách rất “lễ phép”.

Báo Công luận
 Nguyễn Nhược Pháp năm 1924 tại số nhà 13 Thụy Khuê. Ảnh tư liệu.

Tiến sĩ Chu Văn Sơn giải thích cái tên của nhà thơ Nguyễn Nhược Pháp như sau: Ông Nguyễn Văn Vĩnh thường đặt tên con cái theo các sự kiện lớn của thời cuộc. Vào năm 1914, năm mà nước Pháp bị suy yếu trước nước Đức. Nhân việc ấy mà Nguyễn Văn Vĩnh đặt tên con mình là Nguyễn Nhược Pháp

Nguyễn Nhược Pháp sống trong thời kỳ mà nhiều văn nghệ sĩ tài hoa nhưng yểu mệnh. Nguyễn Nhược Pháp chết năm 24 tuổi. Thơ của Nguyễn Nhược Pháp có số lượng ít. Nhưng rất may quy luật nghệ thuật là quy luật về chất lượng”, Tiến sĩ Chu Văn Sơn nói.

Nói về thơ của Nguyễn Nhược Pháp, Tiến sĩ Chu Văn Sơn cho biết: Nguyễn Nhược Pháp có sở trường phục dựng các lễ hội vui tươi và ngộ nghĩnh. Nếu theo phân loại bây giờ thì có thể coi Nguyễn Nhược Pháp như một người mở màn cho dòng văn học thiếu nhi. Câu chuyện trong thơ của Nguyễn Nhược Pháp giống như cách dựng lại hoạt cảnh, mà nhà văn, nhà báo, nhà giáo Ngô Văn Giá có một từ rất hay để nói về Nguyễn Nhược Pháp là “anh nhi” – một người già dặn có tâm hồn trẻ thơ.

Tiến sĩ Đỗ Anh Vũ, một người đồng hành trong buổi tọa đàm nhận xét: “Chúng ta cũng bị ảnh hưởng bởi nhận xét của Hoài Thanh về Nguyễn Nhược Pháp là có giọng điệu tươi vui. Bài “Chùa Hương” là một cái bóng quá lớn. Nhưng ấn tượng của tôi về Nguyễn Nhược Pháp là một nỗi buồn, nỗi xót xa. Ông mất rất sớm, ra đi ở tuổi 24. Những cảm xúc não nùng và buồn thương xuất hiện xuyên suốt nhiều tác phẩm của ông và thật ra cũng cần đặt câu hỏi là: Cảm hứng vui tươi hay buồn bã là cảm hứng chính của Nguyễn Nhược Pháp?

Báo Công luận
 "Hoa một mùa" - tập hợp toàn bộ các sáng tác của Nguyễn Nhược Pháp. Ảnh: V.H.

Tại cuộc tọa đàm, nhiều người tham dự cũng đã có những nhận xét, bình luận cho thấy dù đã gần một thế kỷ trôi qua, Nguyễn Nhược Pháp vẫn có một sức hút đặc biệt với những người yêu văn chương, nghệ thuật.

Tập sách “Hoa một mùa” sẽ là một tư liệu quý cho những người yêu và muốn tìm hiểu về Nguyễn Nhược Pháp.

Tử Hưng

Tin khác

Về đất Tổ nghe Xoan làng cổ

Về đất Tổ nghe Xoan làng cổ

(CLO) Trải qua hàng ngàn năm, nghệ thuật hát Xoan (tỉnh Phú Thọ) vẫn trường tồn với thời gian, thu hút đông đảo du khách trong nước và quốc tế. Hát Xoan làng cổ trở thành một dấu ấn riêng biệt để du khách thập phương lại có thêm lý do tìm về nơi miền quê đất Tổ.

Đời sống văn hóa
Ninh Bình: Gần 1.000 thiết bị bay không người lái sẽ trình diễn 'đại tiệc ánh sáng' tại Lễ hội Hoa Lư 2024

Ninh Bình: Gần 1.000 thiết bị bay không người lái sẽ trình diễn "đại tiệc ánh sáng" tại Lễ hội Hoa Lư 2024

(CLO) Màn trình diễn ánh sáng hiện đại (Drone light) với gần 1 nghìn máy bay tự động trong chương trình nghệ thuật Kỷ niệm 1.100 năm ngày sinh Đinh Tiên Hoàng Đế và khai mạc Lễ hội Hoa Lư 2024 tại Ninh Bình hứa hẹn mang đến những cảm xúc lắng đọng và sự mãn nhãn cho người xem.

Đời sống văn hóa
Gần 200 nghệ sĩ sẽ biểu diễn nhạc Jazz tại Nha Trang

Gần 200 nghệ sĩ sẽ biểu diễn nhạc Jazz tại Nha Trang

(CLO) Gần 200 nghệ sĩ, ban nhạc Việt Nam và quốc tế sẽ đến Khánh Hoà để biểu diễn tại Chương trình Jazz Quốc tế lần thứ I - Nha Trang 2024.

Đời sống văn hóa
Màu Trường Sa

Màu Trường Sa

(CLO) Nhà báo, nhà thơ Nguyễn Hồng Vinh đã ba lần ra Trường Sa vào những năm đầu thập niên 90 của thế kỷ 20. Tháng 4 hằng năm, mùa sóng yên biển lặng, hàng trăm người ở mọi miền đất nước và cả người Việt ở nước ngoài, lại háo hức ra thăm Trường Sa, quần đảo thiêng liêng không tách rời Tổ quốc.

Đời sống văn hóa
Niềm tự hào văn hóa dân tộc lan tỏa trong ngày Hội đọc sách

Niềm tự hào văn hóa dân tộc lan tỏa trong ngày Hội đọc sách

(CLO) “Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam” diễn ra vào ngày 21/4 hàng năm từ lâu đã trở thành một sự kiện văn hóa quan trọng không chỉ đối với những người yêu sách mà đối với toàn xã hội.

Đời sống văn hóa