Nguyên tắc dân chủ trong bầu cử là như thế nào?

Thứ bảy, 08/05/2021 10:40 AM - 0 Trả lời

(CLO) Những nguyên tắc bầu cử được quy định trong Hiến pháp 2013 và Luật Bầu cử ĐBQH và đại biểu Hội đồng nhân dân năm 2015 khẳng định: Bầu cử ở nước ta gắn mật thiết dân chủ, thông qua cuộc bầu cử tự do và công bằng để đảm bảo cho việc tôn trọng các quyền tự do, dân chủ của người dân.

Theo Luật sư Nguyễn Thị Trâm, Đoàn Luật sư TP Hà Nội: 4 nguyên tắc cơ bản, đã được luật hóa thành những luật định quan trọng trong quá trình chuẩn bị bầu cử ở nước ta đó là: Phổ thông, bình đẳng, trực tiếp, bỏ phiếu kín.

Xét nguyên tắc đầu tiên, nguyên tắc phổ thông, đây là nguyên tắc rất quan trọng được khẳng định tại Điều 7 Hiến pháp năm 2013. Theo đó, công dân đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp. Nguyên tắc này nhằm đảm bảo cho tất cả công dân không bị phân biệt dựa trên căn cứ thành phần dân tộc, tín ngưỡng, địa vị xã hội, giới tính. Vậy nội dung nguyên tắc phổ thông đầu phiếu là gì? Đó là đòi hỏi mọi công dân cứ đến tuổi 18 được đi bầu cử và đến 21 tuổi được đi ứng cử. Và mọi công dân không phân biệt là nam hay nữ, là dân tộc hay tôn giáo nào, là địa vị xã hội như thế nào, ở miền xuôi hay miền ngược, là cư trú dài hạn hay ngắn hạn. Bất cứ người công dân nào đều có quyền bầu cử và ứng cử khi đến tuổi 18 và đến tuổi 21. Tất nhiên là trừ những công dân mất trí, hoặc tòa án tước quyền bầu cử.

Nguyên tắc phổ thông đầu phiếu này đòi hỏi Nhà nước hiện hành phải tổ chức cuộc bầu cử thành một ngày hội sinh hoạt chính trị toàn dân. Nhà nước phải có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi nhất để cho mọi công dân thực hiện quyền bầu cử của mình.

Mọi công dân cần hiểu đúng về nguyên tắc dân chủ trong bầu cử (ảnh minh họa)

Mọi công dân cần hiểu đúng về nguyên tắc dân chủ trong bầu cử (ảnh minh họa)

Về nguyên tắc bình đẳng: Bình đẳng có nghĩa là mỗi người, mỗi cử tri chỉ được một lá phiếu, tức là chỉ được bầu một nơi chứ không được bầu nhiều nơi. Và thứ hai là mọi lá phiếu đều có giá trị như nhau, không phân biệt lá phiếu của người giầu, người nghèo, người già, người trẻ, người có địa vị cao hay địa vị thấp.

Nguyên tắc trực tiếp: Nguyên tắc này nhằm đảm bảo cho người dân trực tiếp thể hiện ý chí của mình trong lựa chọn người đại biểu. Cụ thể, cử tri được trực tiếp bỏ phiếu vào thùng phiếu mà không qua người trung gian, cử tri cũng trực tiếp lựa chọn người mình bỏ phiếu, không được nhờ người khác bầu hộ, không bầu bằng cách thức gửi thư.

Thực tế, chúng ta biết rằng trong một số cuộc bầu cử trên thế giới thì vẫn tồn tại những cuộc bầu cử gián tiếp. Gián tiếp là thế nào, tức là cử tri bầu lên đại cử tri, rồi đại cử tri lại bầu ra những người lãnh đạo các cơ quan lập pháp, các cơ quan tư pháp, hành pháp của đất nước. Còn ở Việt Nam của chúng ta thì công dân trực tiếp đi bỏ lá phiếu bầu lên những người đại diện cho mình trên Quốc hội. Quyền trực tiếp này còn có ý nghĩa: Có những chiến sĩ còn đang chiến đấu tại chiến trường, như cuộc bầu cử Quốc hội khóa I, hay có những người đang phòng dịch, có những người đang ốm đau nằm tại phòng bệnh thì để đảm bảo nguyên tắc trực tiếp thì ngoài những điểm bỏ phiếu cố định thì chúng ta bố trí những hòm phiếu lưu động, thậm chí cả công dân ở nước ngoài cũng có thể có quyền bầu cử trực tiếp.

Nguyên tắc cuối cùng là bỏ phiếu kín: Nguyên tắc này nhằm đảm bảo tôn trọng quyền tự do thể hiện ý chí của cử tri, tạo điều kiện để quá trình lựa chọn của mỗi cử tri không bị tác động, ảnh hưởng của các cá nhân hoặc tổ chức khác. Bỏ phiếu giúp cho người bỏ phiếu là được hoàn toàn tự do bỏ phiếu mà không sợ ai biết mình bầu cho ai, cho nên tất cả các nước trên thế giới để thực hiện nguyên tắc bỏ phiếu kín thì đều phải ngăn và che chắn thành các ô để mọi người  hoàn toàn tự do khi bỏ phiếu. Và theo các nhà nghiên cứu về bầu cử: giữa bỏ phiếu công khai và bỏ phiếu kín thì kết quả nó khác nhau, bởi vì bỏ phiếu công khai thì thứ nhất là nó có tâm lí đám đông, hoặc là người ta sợ bị trù dập.

Phân tích rõ ràng từng nguyên tắc trong bầu cử ở nước ta thì có thể thấy, yếu tố tự do, dân chủ được lồng ghép trong tất cả các nguyên tắc và việc đảm bảo bốn nguyên tắc cử: Phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín trong bầu cử, cũng là thực hiện chế định dân chủ tiến bộ, văn minh - Luật sư Trâm phân tích.

PV

Tin khác

Chủ tịch Quốc hội: Kinh tế báo chí rất khó khăn khi quảng cáo trên nền tảng trực tuyến rất phát triển

Chủ tịch Quốc hội: Kinh tế báo chí rất khó khăn khi quảng cáo trên nền tảng trực tuyến rất phát triển

(CLO) Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết, kinh tế báo chí rất khó khăn trong điều kiện quảng cáo trên nền tảng trực tuyến rất phát triển như hiện nay. Do đó, Chủ tịch Quốc hội đề nghị các cơ quan nên nghiên cứu chính sách để đưa vào dự án Luật thuế giá trị gia tăng (sửa đổi).

Tin tức
Ủy ban Thường vụ Quốc hội bế mạc phiên họp thứ 32

Ủy ban Thường vụ Quốc hội bế mạc phiên họp thứ 32

(CLO) Chiều 23/4, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội bế mạc phiên họp thứ 32 sau 4,5 ngày làm việc.

Tin tức
Hà Nội thí điểm ứng dụng quản lý, cảnh báo cháy gắn với xác thực định danh số nhà và dữ liệu dân cư

Hà Nội thí điểm ứng dụng quản lý, cảnh báo cháy gắn với xác thực định danh số nhà và dữ liệu dân cư

(CLO) UBND Thành phố vừa ban hành Kế hoạch số 122/KH-UBND về triển khai thí điểm Ứng dụng quản lý, cảnh báo cháy gắn với xác thực định danh số nhà và dữ liệu dân cư trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Tin tức
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp Tổng Thư ký ASEAN Kao Kim Hourn

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp Tổng Thư ký ASEAN Kao Kim Hourn

(CLO) Ngày 23/4, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Tổng Thư ký ASEAN Kao Kim Hourn nhân chuyến thăm làm việc và tham dự Diễn đàn Tương lai ASEAN tại Việt Nam từ ngày 21-24/4.

Tin tức
ASEAN sẽ trở thành một hình mẫu trong chuyển đổi số toàn cầu từ 3 định hướng đột phá

ASEAN sẽ trở thành một hình mẫu trong chuyển đổi số toàn cầu từ 3 định hướng đột phá

(CLO) Tại tọa đàm với doanh nghiệp các nước ASEAN và các đối tác với chủ đề "Cộng đồng doanh nghiệp ASEAN gắn kết, tự cường và bền vững: Nắm bắt thời cơ trong thời đại số", Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đề xuất 3 định hướng đột phá nhằm đưa ASEAN trở thành một hình mẫu trong chuyển đổi số trên toàn cầu.

Tin tức